Blog CÂY THÔNG CÔ ĐƠN – ĐÀ LẠT

CÂY THÔNG CÔ ĐƠN – ĐÀ LẠT

avatar
Phạm Quang Đạt dot Thứ 3, 10/11/2020
Theo dõi Gody.vn trên Google news
Chỉ là 1 cây thông thôi, có gì mà “hớp hồn” giới trẻ đến vậy ??
CÂY THÔNG CÔ ĐƠN – ĐÀ LẠT
Được biết đến nhiều sau 1 MV của ca sỹ Hà Anh Tuấn, đến nay, Cây Thông Cô Đơn đã trở thành một cái tên hoặc một ĐIỂM PHẢI ĐẾN cho các bạn trẻ tìm kiếm sự khác lạ khi đến Đà Lạt.

Tuy nhiên, để có thể có những tấm ảnh ĐẸP và ĐỘC, chúng ta luôn phải trải qua những thử thách. Trước hết, nếu đi theo chị Google, bạn sẽ đi đến được BỜ BÊN KIA của Cây Thông Cô Đơn. Rất may tôi đã có cậu em chơi cùng trong hội Vespa -. tạm gọi là thổ địa dẫn đi. Và đương nhiên, như mọi khi, chúng tôi đi đến đó bằng Vespa.

Từ trung tâm Đà Lạt, tôi đi thẳng theo đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, đến đường tỉnh lộ 722, đi về phía hướng Suối Vàng rồi chạy thẳng vào hướng làng Cù Lần mất khoảng 45 phút. Đường đèo tuyệt đẹp gần như suốt cả đoạn đường to này. Nếu bạn đam mê xe cộ, đam mê tốc độ, đam mê ôm cua…thì quãng đường này thực sự là quá đẹp, đặc biệt những hôm trời nắng. Rừng thông bạt ngàn hai bên đường, không khí tuyệt đối trong lành, mùi nhựa thông hòa trong không khí khiến cho tôi mở kính mũ bảo hiểm ra suốt cả quãng đường, tôi đặc biệt thích mùi hăng hắc của nhựa thông. Có lẽ đó cũng là một trong những điểm khiến tôi “yêu Đà Lạt đến điên đảo”.

Tiếp tục di chuyển từ đường lớn theo đường mòn, đoạn đường này cực kỳ khó đi. Đầu tiên là đoạn đường lên quả đồi thứ nhất, không nguy hiểm nhưng rất khó đi vì rất nhiều sỏi đá, và rất nhiều rễ thông như những con trăn, rắn vắt chằng chịt trên mặt đường. Để lên được đỉnh quả đồi thứ nhất cũng không quá khó, chỉ cần thật vững tay lái là ok vì đoạn này và đoạn tiếp theo không chênh vênh và quá nhỏ hẹp như đường ra Sống lưng khủng long Tà Xùa.

Chặng thứ 2 là một đoạn đường mòn ven núi. Đoạn này thì nguy hiểm, thực sự nguy hiểm vì đường chỉ rộng khoảng 60-80-90cm, quá nhiều rãnh sống trâu bị nước xói mòn trong mùa mưa, rất rất nhiều ổ trâu, ổ voi, ổ gà và rễ thông to nhỏ bằng cả bắp tay vắt ngang đường. Điều duy nhất chúng tôi phải làm là thật chắc tay lái, giữ tốc độ vừa phải…rồi chúng tôi cũng vượt qua được đoạn này và lên được đỉnh đồi thứ 2. Đà Lạt mà, tuyệt đẹp vào lúc 3-4h chiều khi có nắng. Ánh nắng vàng như mật ong xuyên qua các khe lá thông…đẹp không từ nào tả nổi.

Chặng thứ 3 tương tự như chặng thứ nhất nhưng dốc hơn nhiều. Đây là đỉnh cao nhất trong số các quả đồi xung quanh chúng tôi và cũng là cao nhất trên đường mòn xuống để “gặp” Cây Thông. Dựng vững xe, hít một hơi thật sâu, nạp ga…và chúng tôi đã vất vả mới lần lượt đưa được “khối sắt” Vespa gần 200kg lên được đỉnh. Dựng xe trên đỉnh và chụp ảnh thì không có gì tả nổi được là nó đẹp đến mức nào, đặc biệt khi bạn là người yêu xe…nhìn con “ghệ”, thấy nó thật quá oai hùng, quá mạnh mẽ và quá lì lơm. Lên được đỉnh là tôi đã đi được khoảng hơn 2km tính từ đường
Từ đỉnh này ra đến Cây Thông Cô Đơn khoảng hơn 1km nữa, và là xuống đồi thì mới ra đến mép nước chỗ CTCĐ “ở”. Đoạn này “đường” rất nguy hiểm – tạm gọi là đường vì thực tế nó trên sườn đồi đầy đất đá. Trượt hoặc mất lái là cả xe và người sẽ trượt xuống sườn đồi. Chúng tôi đứng trên đỉnh, đang tính toán cách đi thì gặp 1 bạn đi xe mô tô PKL ngược lên (chắc đã xuống được CTCĐ rồi)…bạn đã không thể lên được đỉnh nếu chúng tôi không xuống hỗ trợ đẩy bạn ấy lên. Khi tăng ga, xe mô tô của bạn lên được một đoạn thì trượt bánh văng sát vào gốc thông, rất may mà có gốc thông. Tôi nói ae xuống hỗ trợ đẩy bạn ấy lên…Chúng tôi đi từ từ đổ dốc xuống và rồi cuối cùng cũng ra và nhìn thấy Cây thông đang đứng lẻ loi bên bờ nước. CHIẾN ĐẤU VÌ CÁI ĐẸP luôn luôn không bao giờ đơn giản….

Dựng xe đó, chúng tôi đi ra và thỏa sức sống ảo…Cả một khoảng đất trống bạt ngàn cỏ bao la. Nếu ai có “duyên” gặp được đúng đồi cỏ này ra hoa hoặc đổi màu (màu hồng hoặc màu tuyết trắng), không thể tưởng tượng ra cảnh sẽ “mê hoặc” đến mức nào.

À, có một thông tin như này, bạn có thể chọn cách đơn giản hơn, vì có nhiều bạn chỉ cần ra và gặp được Cây thông cũng đã là ao ước của bao người. Đi đường DT722, gần đến đường rẽ vào CTCĐ, bạn sẽ nhìn thấy bên tay phải có một đường xuống, không khó đi lắm. Khoảng 300-500m là xuống đến sát mép nước, ở đó có 1 bên đò và sẽ có đò máy chở bạn ra CTCĐ, giá hình như là 400k/chuyến cho 4-5 người, hoặc khoảng 100k/người thì phải (minh không nhớ rõ lắm). Đi đò trên hồ nước xanh mênh mông, 2 bên là đồi thông bạt ngàn…cũng không kém thú vị đâu.

Còn nếu bạn cần có “thổ dân” hướng dẫn thì đây, số ĐT của chú PIT: 01659422511. Chú chăn bò ở quanh khu này, chú ấy chỉ đường hoặc dẫn đường cho bạn đi. Chú không lấy tiền đâu, đưa bao nhiêu tùy bạn.
Lưu ý:
Nếu đi bằng xe máy:
?Tuyệt đối không xuống CTCĐ sau 4h vì để vượt được chặng đường đồi 3-4km cũng mất khoảng 1h, nếu bạn ham chụp ảnh thì sẽ còn mất lâu hơn. ĐL tối rất nhanh, sau 5h mà bạn còn đang ở chỗ CTCĐ thì xác định ngủ lại. Trời sập tối là bạn sẽ không thể qua được quãng đường vượt đồi để lên đường DDT722 đâu
?Nếu trời mưa, hoặc trời mới mưa xong thì cũng không đi được. Bạn biết đấy, đường đồi là kết hợp của sỏi, đá và đất sét. Sẽ cực kỳ trơn trượt và nguy hiểm.
?Do tính chất nguy hiểm của cung đường này nên có rất nhiều thời điểm trong năm, người ta cấm không cho xe máy đi vào. Khi đó, lựa chọn duy nhất là đi bằng đò/xuồng máy.
Đà Lạt, tháng 6/2019

Cây Thông Cô Đơn (Hồ suối Vàng) Cây thông cô đơn lâm Đồng Đà lạt

Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.

Viết blog ngay
Đã cập nhật vào ngày 29/12/2022
Love
7 Bình luận
avatar
Phạm Quang Đạt travel blogger
13 Quốc gia
63 Tỉnh thành
4 Người theo dõi
0 Đang theo dõi
icon Theo dõi
Kiếm tiền cùng Gody icon My Travel Map
Bình luận
*Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để bình luận và chia sẻ nhanh hơn
Bài viết liên quan
Bài viết cùng tác giả
Đèo KHƯƠNG HẢI - 1 trong năm cung đường biển đẹp nhất VN Nhiều người biết đến những cái tên như Vĩnh Hy hay Mũi Dinh nhưng khi nói đến cái tên Đèo Khương Hải thì nó quá lạ lẫm, bao gồm cả với cá nhân tôi (dù tôi đã qua đây ít nhất là 6-7 lần mà trong đầu chỉ nghĩ nó là Mũi Dinh hoặc Vĩnh Hy).
A Pa Chải một bản thuộc xã Sín Thầu huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên. Trước đây bản A Pa Chải là bản ở cực tây trên đất liền của miền bắc Việt Nam. Tên "A Pa Chải" được dùng đặt cho tên đồn biên phòng và cho cửa khẩu A Pa Chải. “Mốc ngã ba biên giới A Pa Chải" được lưu truyền trong các giới thiệu về điểm mốc nói trên là một điểm du lịch hấp dẫn
ĐỊNH QUÁN - ĐÁ BA CHỒNG Có gì mà ai đi qua Định Quán (thuộc tỉnh Đồng Nai) cũng đều phải dừng lại 1 lúc ? Ai lỡ đi qua đều thấy 1 chút nuối tiếc...
ĐỈNH BÌNH HƯƠNG mùa cỏ cháy Mới nổi lên được khoảng mấy tháng trở lại đây, đỉnh Bình Hương có gì mà hấp dẫn đến vậy ? Và tôi lại “vác xe lên và đ
Con đường đi đến cái đẹp, thiêng liêng luôn có vô vàn thử thách.
Đèo Ô Quý Hồ hay Ô Quy Hồ (người ta hay bỏ dấu SẮC ở chữ Quy vì rõ ràng Quy Hồ hay Quy Đầu.. nghe có vẻ nhẹ nhàng thanh thoát hơn hihi) hay đèo Hoàng Liên Sơn là đèo trên QL 4D, giáp ranh hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu, Việt Nam, thuộc phường Ô Quy Hồ, thị xã Sapa.
Tên "Sa Pả" là tên vốn có theo tiếng H'Mông ở vùng này, có nghĩa là "bãi cát", người Pháp viết tên khu là "Chapa", vì âm "S" phát âm cứng gần như "Ch" trong tiếng Pháp và "S" trong tiếng Việt chuẩn. Dấu tích còn lại của tên vùng là phường Sa Pả ngày nay.
Đơn giản, đó chỉ là 1 cái hồ, vâng, 1 cái hồ đẹp mê mẩn nằm trên QL32, ngay chân đèo Khau Cọ, huyện Than Uyên, Lai Châu
Dốc Pha Đin chị gánh anh thồ Đèo Lũng Lô anh hò chị hát Dù bom đạn xương tan thịt nát Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh (Trích Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Tố Hữu)
CƯỠI “KHỦNG LONG” chưa bao giờ là dễ dàng. Chiến đấu vì cái đẹp chưa bao giờ khó hơn thế !!!