Blog Tham quan Chùa Âng và Ao Bà Om tại Trà Vinh - Tập 5 | Miền Tây Phiêu lưu ký
cover

Tham quan Chùa Âng và Ao Bà Om tại Trà Vinh - Tập 5 | Miền Tây Phiêu lưu ký

avatar
Jay Nguyen dot Thứ 3, 23/07/2019
Theo dõi Gody.vn trên Google news
Trong tập này, tôi tới tham quan một địa điểm rất nổi tiếng là Chùa Âng - ngôi chùa Khmer cổ nhất tại Trà Vinh

Ao Bà Om và Chùa Âng

Cộng đồng dân tộc người Khmer chính là một phần không thể thiếu của Miền Tây Nam Bộ. Do đó trong hành trình khám phá này, tôi muốn tìm hiểu thêm về các nét văn hóa của dân tộc người Khmer, một trong số đó là những ngôi chùa Khmer.
Chùa Âng (tên Khmer là Angkorajaborey) được mệnh danh là ngôi chùa cổ nhất trong hệ thống chùa Khmer của tỉnh Trà Vinh. Chùa Âng nằm cách trung tâm thành phố Trà Vinh khoảng 5 đến 6 km trong khuôn viên thắng cảnh Ao Bà Om, và đối diện với Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer của tỉnh. Đây đều là những địa điểm tham quan độc đáo khi tới Trà Vinh. Do đó, ngày thứ 3 trong hành trình, tôi đã tới tham quan các địa danh trên, cách xa lộ trình dọc theo sông Mekong.

Trở lại lộ trình đi ven theo sông Mekong

Sau một buổi sáng tham quan Chùa Âng và Ao Bà Om, tôi trở lại với lộ trình dự kiến là đi dọc sông Mekong, hướng tới thành phố Vĩnh Long. Để tới kịp điểm đến tiếp theo là thị trấn Vũng Liêm trong ngày, tôi dự định sẽ tìm thuê ghe trên đường đi và tiếp tục di chuyển trên sông. Tuy nhiên, tất cả đều nằm ngoài dự tính, việc thuê ghe khó hơn tôi nghĩ. Do hiện nay, rất nhiều con đường và cây cầu mới đã đang được xây dựng. Giao thông đường bộ thuận tiện hơn rất nhiều nên người dân địa phương không còn sử dụng ghe thuyền cho việc di chuyển như trước nữa.
Tôi tiếp tục đi bộ dọc theo con đường men bờ sông Cổ Chiên và khi tới Cầu Cổ Chiên, cũng là nút giao và trạm thu phí trên Quốc lộ 60 thì trời cũng đã tối. Tôi quyết định ngủ lại một quán cafe võng ven QL 60 do không có nhà nghỉ nào xung quanh...

Thông tin về Chùa Âng

Chùa Âng là một trong những ngôi chùa tiêu biểu trong hệ thống 141 ngôi chùa Khmer ở Trà Vinh. Theo Bảng Di tích lịch sử chùa Âng, thì chùa có từ năm 990… Đến năm 1695, ngôi chính điện được xây dựng lại bằng tre lá. Năm 1842, chùa được xây dựng lại bằng gỗ quý (rui, mè và 60 cây cột), lợp ngói và tường xây. Sau đó, chùa còn được trùng tu vài lần nữa.
Chùa nằm trong khuôn viên có diện tích khoảng 4 ha, có hào nước sâu bao bọc, và được xây dựng theo lối kiến trúc-trang trí chùa Khmer Nam Bộ. Cổng chùa được xây dựng với ba ngọn tháp ở trên, có đắp hình chằn. Hai bên trụ cổng là hình vũ nữ Kẽn naarr và tượng người đầu chim (Krũd).
hình ảnh
Tượng đầu thần bốn mặt Bayon (Click tại đây để xem ảnh chất lượng cao)
Chánh điện quay về hướng Đông, tọa lạc nên một nền cao 2m. Mái của chính điện được cấu tạo gồm ba cấp, hai mái trên cùng thì dốc và cao hơn mái còn lại. Các gò mái có thần rắn Naga, đuôi cong vút, tượng trưng cho sự dũng mãnh vĩnh cửu. Ở các đầu cột là những tượng vũ nữ Kẽn naarr và tượng người đầu chim (Krũd) với hai tay chống đỡ mái. Quanh chính điện có trụ cột, hàng rào với đầu thần Bayon bốn mặt. Ngoài ra ở đây còn có tượng chằn Yeak mặc áo giáp với khuôn mặt dữ dằn….
Ngoài ra, trong khuôn viên chùa còn có các hạng mục công trình khác như: trai đường, giảng đường, các Tăng xá và các tháp chứa di cốt…

Thông tin về Ao Bà Om

Ao Bà Om, hay còn gọi là Ao Vuông. Ao có hình chữ nhật, rộng 300 m, dài 500 m (vì gần với hình vuông nên còn được gọi là Ao Vuông). Mặt nước ao trong xanh và phẳng lặng được phủ bởi hoa sen, hoa súng. Ao được bao bọc xung quanh bởi các gò cát mấp mô với các hàng cây sao, cây dầu cổ thụ hàng trăm năm tuổi có rễ nổi lên khỏi mặt đất tạo nên những hình thù kì lạ.
Theo truyền thuyết, để có hồ nước ngọt dùng trong mùa khô, dân làng người Khmer tổ chức cuộc thi đào ao giữa hai nhóm phái nam và nữ đồng thời cũng để quyết định phái nào thua sẽ phải đi cưới hỏi phái kia. Bên phái nam ỷ sức mạnh, vừa làm vừa chơi. Bên phái nữ dưới sự lãnh đạo của người tên Om, dùng nhiều mưu mẹo để trì hoãn nhóm nam. Khi đào gần xong, họ còn cho thả đèn lồng ở phía đông làm cho nhóm nam tưởng là sao Mai đã mọc nên nghỉ sớm. Sau cuộc thi, nhóm nam thua cuộc và ao của họ hiện vẫn còn dấu tích tuy đã cạn nước. Ao của nhóm nữ được đặt tên theo tên của bà Om.
Năm 1994, quần thể chùa Âng và ao Bà Om đã được Bộ Văn hóa - Du lịch công nhận là di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia.

Review Check-in trà vinh trà vinh Chùa Âng (Angkorajaborey) Thắng cảnh ao Bà Om

Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.

Viết blog ngay
Đã cập nhật vào ngày 5/01/2023
Love
12 Bình luận
avatar
Jay Nguyen

A Sennin with his diGital buddies explore the world 📷 🎥 🌍

3 Quốc gia
46 Tỉnh thành
79 Người theo dõi
201 Đang theo dõi
icon Theo dõi
Kiếm tiền cùng Gody icon My Travel Map
Bình luận
*Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để bình luận và chia sẻ nhanh hơn
avatar
Ngọc Anh Nguyen Lâu lắm mới thấy ý
Trả lời
Chia sẻ
avatar
Jay Nguyen Cám ơn bạn đã quan tâm . Đợt vừa rồi mình có việc bận nên không viết bài được
Trả lời
Chia sẻ
Bài viết liên quan
Bài viết cùng tác giả
Sau khi kết thúc hành trình ngược sông Tiền, tôi nghỉ tại cửa khẩu Vĩnh Xương An Giang một đêm. Đây cũng là điểm hẹn của tôi với bạn Tuấn Anh, một người bạn và cũng là phụ tá của tôi trong hành trình tiếp theo tại Châu Đốc – An Giang.
Vậy là cuối cùng sau 8 ngày di chuyển, xuất phát từ cù lao Hòa Minh và cũng là cửa biển Cổ Chiển, tôi đã đến được đích đến cuối cùng – cửa khẩu Thường Phước. Và ở phía bên kia sông là cửa khẩu Vĩnh Xương. Thường Phước thuộc xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp còn Vĩnh Xương thuộc xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.
Trong tập 16 này, cùng là tập cuối trong hành trình, tôi đã đến được đích, tìm đến được nơi mà con sông Mekong chảy vào Đất Việt.
Trong tập 15 này, tôi đi xuyên qua vùng rốn lũ, nơi chịu ảnh hưởng nhất của "mùa nước nổi" tại Đồng Bằng Sông Cửu Long...
Trong tập 14 này, trên đường đi qua xã An Bình tại Hồng Ngự, tôi tình cờ gặp bữa đãi khách khánh thành mộ và được gia chủ mời vào dự...
Trong tập 13 này, tôi có dịp đi qua hai bến phà rất lớn tại miền Tây là Thuận Giang và Chợ Vàm, qua sông Vàm Nao và Sông Tiền.
Trong tập 12 này, rời thành phố Cao Lãnh tôi tiếp tục hành trình của mình và ghé thăm cù lao Giêng nằm giữa dòng sông Tiền.
Trong tập 11 này, mặc dù tới Cao Lãnh từ sớm nhưng trời lại mưa nên tôi chỉ có một buổi chiều tối để đi khám phá thành phố: ăn bánh xèo miền Tây, tới công viên Văn Miếu, đi dạo quanh hồ Khổng Tử,...
Trong tập 10 này, tôi di chuyển từ Sa Đéc tới Cao Lãnh, gặp được hai người bạn mới trên đường và có dịp đi qua bến phà Cao Lãnh. Bến phà 100 năm tuổi này như thế nào sau khi cầu Cao Lãnh đã được thông tuyến vào tháng 05/2018!?
Trong tập 09 này, tôi đã tới thăm quan làng hoa Sa Đéc, vựa hoa kiểng lớn nhất Đồng Bằng Sông Cửu Long và dạo quanh một vòng thành phố Sa Đéc về đêm