Cùng với sự phát triển của xã hội, du lịch đang dần trở thành một nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm rõ một số thủ tục khi đi du lịch nước ngoài như Visa và Passport. Vậy Visa là gì? Passport là gì? Thủ tục để xin Visa và làm Passport như thế nào? Bài viết này sẽ giải đáp cho bạn!
Visa là thị thực nhập cảnh, tức là giấy chứng nhận của cơ quan nhập cư thuộc một quốc gia để xác minh bạn (hoặc một người nào đó) được cấp phép nhập cảnh vào quốc gia đó trong một khoảng thời gian quy định tùy trường hợp như nhập cảnh 1 lần hay nhiều lần.
Các loại Visa:
Visa di dân: Dùng để nhập cảnh và định cư tại một nước theo các diện như Cha mẹ bảo lãnh con cái, diện vợ chồng...
Visa không di dân: Dùng nhập cảnh một nước trong 1 khoảng thời gian cho phép, tạm thời gồm các loại sau:
- Công tác, làm việc.
- Kinh doanh.
- Điều trị, chữa bệnh.
- Lao động thời vụ.
- Học tập.
- Các chương trình trao đổi.
- Ngoại giao, chính trị.
Tại Việt nam, visa nhập cảnh được cấp cho người nước ngoài có thể phân biệt các loại:
1. Visa du lịch: có giá trị 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh, thường được cấp cho khách du lịch, được quyền nhập xuất cảnh một lần qua các cửa khẩu quốc tế. Có thể được gia hạn nếu có lý do chính đáng.
2. Visa thương mại: có giá trị từ 90 ngày đến 180 ngày kể từ ngày nhập cảnh, thường được cấp cho người nước ngoài đến kinh doanh hoặc tìm kiếm cơ hội đầu tư, được quyền nhập xuất cảnh nhiều lần qua các cửa khẩu quốc tế. Có thể được gia hạn nếu có lý do chính đáng.
3. Giấy phép tạm trú: có giá trị từ một năm kể từ ngày nhập cảnh, thường được cấp cho người nước ngoài đến làm việc thường xuyên hoặc đầu tư, được quyền nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế. Có thể được gia hạn nếu có lý do chính đáng.
Trừ các nước Đông Nam Á và một số quốc gia đặc biệt có chính sách miễn trừ visa nhập cảnh thì tất cả công dân Việt nam muốn nhập cảnh các nước phải liên hệ với văn phòng đại diện (Ðại Sứ Quán hoặc Tổng Lãnh Sự) của nước đó tại nơi gần nhất để xin visa nhập cảnh vào nước đó.
Nhưng trước tiên, bạn phải có hộ chiếu do chính phủ Việt Nam cấp trước khi xin visa này.
Passport là hộ chiếu, tức là giấy chứng nhận do chính phủ một nước cấp (ở đây là Việt Nam) để công dân nước đó có quyền xuất cảnh đi nước khác và nhập cảnh trở về nước mình.
Hiện tại có 3 loại passport thông dụng:
- Loại phổ thông (Popular Passport) : Được cấp cho công dân Việt Nam có thời hạn là 10 năm kể từ ngày cấp. Bạn sẽ phải xuất trình khi nhập cảnh vào một quốc gia khác. Du học sinh và công dân định cư cũng được dùng loại này.
- Hộ chiếu công vụ (Official Passport): Được cấp phép cho cá nhân trong cơ quan, chính phủ nhà nước đi công vụ ở nước ngoài.
- Hộ chiếu ngoại giao (Diplomatic Passport): Được cấp cho quan chức ngoại giao của chính phủ công tác ở nước ngoài.
3. PHÂN BIỆT VISA VÀ PASSPORT
Hai khái niệm này thường dễ bị nhầm lẫn. Nói một cách đơn giản, Passport (hộ chiếu) là loại giấy tờ (thường được đóng thành quyển) được Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của quốc gia mà người được cấp là công dân. Trong khi đó visa là loại giấy tờ mà một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác nơi người xin cấp không phải là công dân cấp với mục đích nhập cảnh và lưu trú trong khoảng thời gian nhất định. Passport có trước, visa có sau, nếu không có passport bạn sẽ không thể xin được visa.
Ví dụ bạn muốn nhập cảnh sang Pháp để du lịch trong thời gian là 1 tháng thì cần phải có 2 loại giấy tờ :
- Passport do chính phủ Việt Nam cấp xác nhận bạn là công dân Việt Nam hợp pháp và muốn xuất ngoại.
- Visa do chính phủ Pháp cấp xác nhận cho phép bạn nhập cảnh vào nước họ để đi du lịch.
4. THỦ TỤC XIN VISA VÀ LÀM PASSPORT
Thủ tục xin visa:
Hiện nay, mỗi quốc gia có qui định thủ tục cấp visa riêng. Đầu tiên, bạn phải liên hệ với Đại Sứ Quán của quốc gia đó để biết thủ tục xin cấp visa cụ thể và chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết. Việc xét duyệt xem bạn có đủ khả năng xin visa hay không còn tùy thuộc vào hồ sơ của bạn và sự thể hiện của bạn trong buổi phỏng vấn.
Do đó, bạn hãy luyện tập và chuẩn bị mọi thứ thật đầy đủ khi chuẩn bị vào phỏng vấn. Lưu ý là trong suốt quá trình xin cấp visa, bạn phải cung cấp thông tin một cách chính xá, nếu không Đại Sứ Quán sẽ hủy hồ sơ của bạn hoặc nặng hơn bạn sẽ bị cấm đến quốc gia đó vĩnh viễn.
Nếu bạn không rõ về quy trình làm visa, bạn nên liên hệ với trung gian uy tín nhằm tránh mất thời gian và hạn chế các sai sót về mặt giấy tờ.
Thủ tục làm passport:
1. Mẫu tờ khai xin cấp hộ chiếu phổ thông
Lưu ý: Mẫu đơn xin cấp hộ chiếu (Passport) không phải xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nếu người xin cấp hộ chiếu có hộ khẩu thường trú tại địa phương, trừ trường hợp trẻ em dưới 14 tuổi
Lưu ý : Thủ tục cấp hộ chiếu cho trẻ em dưới 14 tuổi.
- Trường hợp có trẻ em dưới 14 tuổi đi kèm thì Tờ khai xin cấp hộ chiếu lần đầu yêu cầu phải có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn nên phần xác nhận ở cuối trang và đóng dấu giáp lai lên ảnh của từng người.
- Trường hợp đề nghị cấp chung hộ chiếu với mẹ hoặc cha thì nộp 01 bản sao giấy khai sinh (mang theo bản chính để đối chiếu) và 04 ảnh cỡ 3x4 cm.
- Trường hợp đề nghị cấp riêng hộ chiếu thì nộp 01 tờ khai xin cấp hộ chiếu như trên (mẹ, cha khai và ký tên vào tờ khai); 01 bản sao giấy khai sinh và 4 ảnh cỡ 4x6 cm.
- Trường hợp không còn mẹ, cha thì mẹ, cha nuôi hoặc người đỡ đầu (có giấy tờ chứng minh là người đỡ đầu hoặc mẹ, cha nuôi hợp pháp) khai và ký tên vào tờ khai.
2. Ảnh làm hộ chiếu: 4 chiếc, kích thước 4cmx6cm, mắt nhìn thẳng, đầu để trần, phông nền màu trắng
3. Sổ hộ khẩu của người xin cấp hộ chiếu: Trong trường hợp cần thiết người làm hộ chiếu phổ thông cần phải mang sổ hộ khẩu bản gốc hoặc có chứng thực để để đối chiếu. (Đây là tài liệu không bắt buộc theo quy định)
4. Sổ tạm trú dài hạn KT3 đối với trường hợp người làm hộ chiếu là người ngoại tỉnh (Không có hộ khẩu thường trú tại địa phương đó nhưng lại nộp hồ sơ xin cấp hộ chiếu lần đầu tại Phòng quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố nơi đăng ký tạm trú).
5. Bản gốc Chứng minh nhân đân của người làm thủ tục xin cấp hộ chiếu, CMND bản gốc được coi là hợp lệ khi còn thời hạn (cấp không quá 15 năm), không rách nát, số CMND rõ số, không ép dẻo, ép lụa.
Xem thêm: