Đến Sài Gòn chúng ta không thể bỏ qua những địa điểm tham quan tín ngưỡng nổi tiếng. Trong số đó phải kể đến Phù Châu Miếu. Đây là một trong những công trình tín ngưỡng độc đáo bậc nhất ở Sài Gòn hiện nay. Ngôi miếu được xây dựng trên một cồn cát nhỏ của sông Vàm Thuật nên được gọi là Miếu Nổi.
Cùng theo chân mình khám phá ngôi Miếu độc đáo này qua bài viết dưới đây nhé!
Địa chỉ Miếu Nổi Gò Vấp ở đâu?
Miếu Nổi Gò Vấp hay còn được biết tới với cái tên Miếu Phù Châu có địa chỉ nằm trên đường Trần Bá Giao, phường 5, quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh. Ngôi miếu này đã được xây dựng cách đây hơn 300 năm vào thời vua Gia Long.
Miếu Nổi cách trung tâm TP Hồ Chí Minh khoảng 10km. Đường đi đến đây khá dễ, các bạn hãy di chuyển tới chợ Gò Vấp. Từ đây bạn chạy xe dọc theo đường Nguyễn Thái Sơn, đi hết đường thì rẽ vào Trần Báo Giao, đi thẳng thêm khoảng 100m là tới bãi gửi xe của miếu. Vé giữ xe là 5000đ/xe. Miếu Nổi mở cửa cho du khách tam quan miễn phí. Nhưng vì Miếu Nổi Gò Vấp nằm ngay giữa sông nên bạn cần phải đi đò. Giá đò: 15.000 VNĐ/người/2 chiều. Thời gian di chuyển khoàn 5 phút là tới Miếu.
Miểu Nổi mở cửa hàng ngày từ 08:00 đến 18:00. Vào các dịp Tết Nguyên Đán, rằm tháng Bảy, mùng 1 hay những dịp đặc biệt Miếu sẽ mở mở đến khoảng 20:00.
Miếu Nổi Gò Vấp là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng với khung cảnh đẹp nên thơ, sông nước hữu tình. Miếu Phù Châu gây ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên vì ngôi Miếu nằm trên một hòn đảo nhỏ giữa sông. Bất kể ai đi qua cũng không thể không để ý đến ngôi Miếu này.
Chính vì nằm trên một hòn đảo nhỏ nên khung cảnh bốn bề là sông nước. Phía bờ Tây của miếu là một khu dân cư khá đông đúc và sầm uất, có địa chỉ thuộc phường 5, quận Gò Vấp. Bờ Đông hiện nay là vung đất thuộc phường An Phú Đông, quận 12.
Sự tích Miếu Nổi
Miếu Phù Châu tọa lạc trên phần đất 2000m2, nằm giữa sông Vàm Thuật là nhánh của sông Sài Gòn. Theo tương truyền vùng đất này đã có từ lâu đời nay, người dân đi ghe thuyền buôn bán trên sông một hôm ghé lại ngủ qua đếm thấy 5 vị Ngũ Thần đó là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ độ cho buôn may bán đắt. Qua vài ngày sau, đoàn đi ghe buôn ghé lại dựng lên ngôi miếu nhỏ để thờ cúng 5 bà Ngũ Hành phù hộ độ trì cho người đi thuyền bè qua lại trên sông, cùng độ cho người dân địa phương nơi đây.
Theo lịch sử quận Gò Vấp, Miếu đã có từ trước năm 1800. Năm 1945 Miếu được lớp ngói âm dương và cây cột cây với diện tích nhỏ. Trước 30/4/1975 là nơi sinh hoạt chi bộ Đảng và cũng là nơi làm bàn đạp để bộ đội đặc công ở An Phú Đông qua sông đánh kho đạn, kho xăng dầu của địch. Sau giải phóng Miếu cũng bị hư hỏng nặng và bị bỏ hoang không người trông coi nhang khói. Là người tín người không ai không khỏi xót xa.
Năm 1990 thành lập Ban Trị sự, ông Lục Câu làm Trưởng ban và ông Lê Hữu Phước làm phó ban, ông Lạc Bồi Đăng là Ủy viên thư kí nghi lễ, cùng được các cấp chính quyền công nhận rồi tiến hành xin phép trùng tu lại Miếu. Ngày 22/12/1991 được UBND quận Gò Vấp cấp phép xây dựng cồn việc trùng tu lại Miếu. Việc khởi xướng bắt đầu trùng tu do ông Lục Câu đứng ra đảm nhiểm.
Theo một truyền khác, ngày trước có một người đàn ông làng chài đã vớt phải một xác người phụ nữ ở khúc sông này. Ông đã mang chôn ở cù lao và lập một ngôi miếu nhỏ để thờ oan hồn. Ban đầu, ngôi miếu khá đơn sơ, chỉ được dựng bằng tre để cầu bình an mỗi khi ra biển đánh bắt. Một thời gian sau đó, miếu Phù Châu bị bỏ hoang. Tới năm 1992, một người dân đã đứng ra cải tạo và tu sửa miếu để thờ Ngũ Hành, Long Mẫu. Sau nhiều lần trùng tu, ngày nay Miếu Nổi Gò Vấp đã khang trang hơn, sở hữu nét kiến trúc vô cùng độc đáo, trở thành địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Sài Gòn.
Lối kiến trúc độc đáo của Miếu Nổi
Chùa miếu Nổi có kiến trúc pha lẫn giữa Trung Hoa và Việt Nam. Nhiều hình rồng được cẩn bằng sứ tinh xảo. Bên trong chia làm hai gian: chánh điện phía trước và nơi thờ năm Mẹ phía sau, ngoài sân thờ các vị bồ tát.
Khi bước xuống thuyền, các bạn sẽ thấy cổng lớn gồm 5 cửa vào rất ấn tượng có lợp mái âm dương, được ốp bằng rất nhiều mảnh sành sứ rất công phu. Trên mái của mỗi ngôi nhà đều có những hình rồng chầu, được điêu khắc một cách tỉ mỉ, tinh tế.
Đi vào bên trong các bạn sẽ đến tòa nhà Chánh điện. Chánh điện được trang trí khá ấn tượng. Các cột phía bên trong miếu đều được đắp rồng uốn lượn vô cùng tinh xảo. Các mái vòm cũng được ghép hình tỉ mỉ đến từng chi tiết. Hai bên tường rào miếu được điêu khắc các hình tượng tín ngưỡng xưa.
Hàng trăm tượng rồng lớn nhỏ được chạm khắc vô cùng tỉ mỉ. Các pho tượng rồng cũng được ốp bằng mảnh sành sứ nhiều màu sắc, sống động và tuyệt đẹp. Miếu cũng có hàng trăm bức phù điêu trên cột, tường, trần nhà. Các bức tượng ở phía trong khuôn viên miếu đều được sơn màu hồng đậm, tông sáng, cửa sơn màu đỏ.
Đặc biệt, ở khuôn viên miếu còn có một cây cổ thụ hơn 100 năm tuổi. Cây có lá to, vươn rộng, ngả bóng xuống sân, tạo một khu vực mát mẻ để người dân ghé thăm có thể nghỉ ngơi.
Miếu Nổi Gò Vấp thờ ai?
Khu nhà Chánh điện được chia ra nhiều khi nhỏ khác như tiền điện, trung điện và Chánh điện.
Tiền điện: ở trung tâm thờ Phật Di Lặc, hai bên thờ Phật Tổ Như Lai và Địa Mẫu. Phía trước tiền điện có tượng Quan Âm Chuẩn Đề tọa trên đài sen, tay cầm pháp khí. Dọc hai bên tường là những bức phù điêu Thập Bát La Hán.
Trung điện: ở chính giữa thờ tượng Tề Thiên Đại Thánh và Ngọc Hoàng.
Chính điện: ở chính giữa là thờ tượng Ngũ Hành Thánh Mẫu, bên trong chính điện có đặt năm lọ tượng gỗ thờ các mệnh Kim, Thủy, Hỏa, Thổ, Mộc. Trước điện có bàn hương án thờ Bà Chúa Xứ Châu Đốc và Cửu Huyền. Di chuyển về phía bên phải, ta có thể thấy đền thờ Quan Công và Bao Công. Đối diện là điện thờ bà Kim Mẫu, Địa Mẫu, Long Thần, Hộ Pháp với phần tường trang trí hình tùng hạc và Phật Di Lặc.
Những hoạt động đặc sắc tại Miếu Nổi
Chính vì sự linh thiêng tại ngôi Miếu mà nhiều người dân, khách du lịch đã mang theo dừa, trầu cau và hoa cúc đến Miếu Nổi Gò Vấp cầu duyên, cầu tài lộc. Những ngày đầu năm, người dân ở đây sẽ mang nhang vòng, lễ chay để cầu bình an, tiền tài, may mắn và xem bói ở Miếu Nổi Gò Vấp. Đồng thời, vào cuối năm họ cũng trở lại để trả lễ và thông báo công việc trong một năm của mình. Tại miếu còn có hoạt động phóng sinh cá, chim, rùa,... sau khi dâng lễ.
Trước đây, ở miếu sẽ thường xuyên tổ chức các lễ hội vào mùng một, ngày rằm, ngày vía Thần tài. Tuy nhiên, các lễ hội đó ngày nay đã được lược giản một phần và chỉ tổ chức vào rằm tháng Giêng, tháng Hai và tháng Bảy.
Ở trong khuôn viên có một khu vực viết thư pháp do một cậu bé được gọi là thư pháp nhí. Cậu bé sẽ cho chữ và tranh thư pháp nếu ai có nhu cầu. Điều đặc biệt là cậu bé không lấy tiền, mà du khách bỏ công đức bao nhiều thì tùy long hảo tâm.
Chính vì sự linh thiêng mà vào cuối tuần hay những ngày lễ, Miếu Nổi thu hút rất nhiều du khách đến đây tham quan và chiêm bái. Nếu bạn đến du lịch Sài Gòn thì không nên bỏ qua ngôi Miếu đặc biệt này nhé!
hồ chí minh
Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.
Tôi có một ước mơ, ước mơ được xê dịch. Tôi cố gắng để đi được nhiều nơi nhất có thể để được tìm hiểu, khám phá và học hỏi nhiều điều tuyệt vời trong cuộc sống và những giá trị mà những chuyến đi mang lại. Tôi là một người lang thang, kẻ độc hành ôm mộng mơ đi muôn nơi để tìm câu trả lời : Rốt cuộc ta là ai trên cuộc đời này?
Nhà thờ Cái Bè thuộc thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Nhà thờ Cái Bè được biết đến là nhà thờ với kiến trúc đẹp, có tháp chuông cao nhất và có địa thế đẹp nhất trong tất cả các nhà thờ ở đồng bằng sông Cửu Long.
Nằm giữa Đăk Lăk đại ngàn đầy nắng và gió có một nơi được ví như "Đà Lạt thu nhỏ" vì nơi đây được trồng rất nhiều thông cho nên rất trong lành và mát mẻ. Đó chính là Thiền Viện Trúc Lâm Từ Giác nằm tại thôn Ea Wi, xã Ea Yông, huyện Krông Pắc, tỉnh Đăk Lăk.
Hẻm 206 đường Trần Hưng Đạo B (quận 5, TP.HCM) còn được biết đến với tên gọi hẻm Hào Sĩ Phường. Hơn 100 năm tồn tại giữa lòng đô thị, hẻm Hào Sĩ Phường vẫn giữ nguyên được kiến trúc độc đáo từ thuở ban đầu.
Chùa Ngọc Hoàng là một ngôi chùa nổi tiếng nằm ngay tại Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh. Chùa Ngọc Hoàng sở hữu vẻ đẹp kiến trúc Trung Hoa mỹ lệ, cổ kính và đây còn là địa điểm cầu duyên, cầu con linh thiêng thu hút nhiều khách du lịch và người dân bản địa đến hành hương.
Nhắc đến Nghệ An, ngoài vẻ đẹp hấp dẫn của bãi biển Cửa Lò quanh năm xanh mát thì không thể không nhắc đến Bãi Lữ. Bãi Lữ hút hồn khách du lịch không chỉ ở vẻ đẹp hoang sơ, tĩnh lặng, mà còn là nơi nghĩ dưỡng, thư giãn sang trọng, tiện nghi không kém bất kì khu du lịch cao cấp nào.
Trong con hẻm tấp nập trên đường Nguyễn Đình Chiểu, TP.HCM có một "địa chỉ đỏ" rất đặc biệt. Đó là căn nhà số 287/70. Nơi đây có căn hầm bí mật từng là nơi cất giấu gần 2 tấn vũ khí của Biệt động Sài Gòn tấn công Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân 1968, được công nhận là Di tích lịch sử- văn hóa Quốc gia.
Cầu Long Biên là cây cầu được gọi với danh xưng “chứng nhân lịch sử” của nước ta. Trải qua bao thăng trầm của thời gian cùng biến cố lịch sử, cây cầu vẫn hiên ngang và trở thành một trong những biểu tượng của Hà Nội. Giờ hãy cùng mình tìm hiểu về cây cầu nổi tiếng này nhé!
Trải qua hơn 100 năm tồn tại và phát triển, chợ Bến Thành không chỉ là nơi giao thương của thị dân mà còn trở thành điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến . Từ kiến trúc độc đáo của ngôi chợ, những người bán hàng thân thiện, đến sự đa dạng của hàng hóa, khiến ai cũng muốn một lần ghé đến tham quan.
Tín ngưỡng thờ Quan Công là một trong những nét đặc sắc nhất, tiêu biểu cho văn hóa tinh thần người Hoa. Tại Sài Gòn, tinh thần đó được thể hiện rõ nét nhất ở nhiều công trình văn hóa, tính ngưỡng. Nổi bật trong số đó phải kể đến Hội quán Nghĩa An.