Ba-La-Nại và vườn Nai đã từng là thánh địa của Phật Giáo trong một thời gian dài. Đến cuối thế kỉ 12, khi quân Hồi giáo tấn công Ấn Độ, Phật Giáo ở vùng này nói riêng, và trên khắp lãnh thổ Ấn nói chung đã bị tàn phá và hủy diệt. Trong thời kì cận đại, thành phố này được gọi là Benares, và hiện nay thì đổi tên lại là Varanasi như cũ, Phật Giáo và Ấn Độ Giáo hiện tại cùng được thịnh hành ở nới này...
NGẮM BÌNH MINH TRÊN SÔNG HẰNG
Trong truyền thống văn hoá – tâm linh của Ấn Độ, dãy Himalaya và sông Hằng được xem là hai hình ảnh thiêng liêng tìm ẩn một sức mạnh nội tại, một khả năng siêu việt và một nguồn cảm xúc vô tận mà con người thường mơ ước đến.
Nếu như dãy Himalaya là một biểu tượng cho sự vĩ đại oai hùng thì sông Hằng là một nữ thần nhân ai luôn chở che, bao bộc, nuôi dưỡng và bồi đấp cho nền văn minh xứ Ấn suốt bao thiên niên kỷ qua.
Dạo thuyền trên sông Hằng là cách thu vị nhất để bạn có thể tìm hiểu và cảm nhận được trọn vẹn khung cảnh, không khí trong trẻo, thanh bình trên sông. Hình ảnh bình minh trên sông Hằng được xem là diễm lệ và thiêng liêng nhất ở nơi đây.
Quá trình tìm đạo, thành đạo và truyền đạo của Đức Phật cũng luôn gắn liền với dòng sông Hằng lịch sử. Thái tử Tất Đạt Đa từ kinh thành Ca Tỳ La Vệ nơi miền núi tuyết tim đến vương quốc Ma Kiệt Đà nơi miền đồng bằng sông Hằng để tìm và học đạo với nhiều vị thầy tâm linh đức độ. Cuối cùng người đã chứng ngộ giải thoát bên bờ Sông Ni Liêng Thiềng – Một nhánh của dòng sông Hằng. Bài kinh chuyển pháp luân đầu tiên mà Đức Phật đã thuyết giảng để luân chuyển bánh xe pháp luân khai sinh ra truyền thống Phật Giáo cũng diễn ra tại Vườn Lộc Uyển (Sharnat) thuộc đồng bằng sông Hằng.
Gần 50 năm thuyết pháp độ sanh của Đức Phật dòng sông đã gắn liền với sự nghiệp hoằng pháp của ngài cũng chính là sông Hằng thiêng liêng này. Vô số các bật tu si, thánh nhân các nhà hiền triết đã dành trọn đời mình để chiêm nghiệm, hành trì và truyền bá những tinh hoa tư tưởng, dấu ấn về hành trang và sự nghiệp của họ vẫn còn lưu lại bên những dòng nước khi cuồn cuộn, khi êm đềm, những bãi cát mênh mông, những ngôi đền cổ kính và rực sáng dưới những ánh lửa bên bờ sông Hằng lịch sử.
THÁP HẠNH NGỘ
Trước khi vào Vườn Lộc Uyển thì các bạn nên ghé thăm Tháp Hạnh Ngộ (Chaukhandi Stupa). Đây là một trong nhưng tháp quan trọng của Phật Giáo ở khu Vườn Lộc Uyển (Sarnath) tháp được xây trong khoảng thế kỷ thứ IV – VI - bằng gạch – hình vuông bao xung quanh một tháp một tháp hình bát giác.
Đây là nơi kỷ niệm Đức Phật đã gặp lại năm anh em Kiều Trần Như, năm người bạn đồng tu với Đức Phật trước khi ngài thành đạo.
VƯỜN LỘC UYỂN
Sau khi thành đạo ở cội bồ đề tại Bồ Đề Đạo Tràng, Đức Phật đã đi bộ về đây với mong muốn hoằng pháp cho những người bạn đồng tu với mình là năm tôn giả Kiểu Trần Như, Đức Phật đã băng rừng vượt suối hàng trăm km đến Vườn Lộc Uyển để chuyển pháp luân lần đầu tiên tại đây. Tam bảo Phật – Pháp – Tăng đã hình thành và cũng từ đó sự giác ngộ của đức thế tôn được truyền cho đến tận ngày nay.
Bước vào thánh tích Vườn Lộc Uyển hành ảnh uy nghiêm và to lớn của tháp Dhamekh công trình ghi dấu nơi Đức Phật thuyết bài pháp đầu tiên được vua A Dục xây dựng vào năm 300 TCN chiều cao hiện tại của tháp là 31,1m với đường kính chân tháp 28,3m được xây dựng trên một nền đất cao làm ngôi bảo tháp trở nên hùng vĩ và trang nghiêm. Hai bài kinh mà Đức Phật đã thuyết giảng ở nơi đây là Chuyển Pháp Luân và Vô Ngã Tướng. Chuyển Pháp Luân có nội dung bao gồm Tứ Diệu Đế - Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Lúc đầu tiên chỉ có ngài Tôn giả Kiều Trần Như đắc quả Tu Đà Hoàn, bốn vị còn lại họ chỉ nghiệm được lời Phật nói. Ba ngày sau Đức Phật mới thuyết bài kinh Vô Ngã Tướng và lúc này năm anh em Kiều Trần Như đã đắc quả A La Hán. Từ lúc này Đức Phật là Phật Bảo – Giáo pháp của Đức Phật là Pháp Bảo – Và năm Thầy Tì kheo là Tăng Bảo. Chính Vườn Lộc Uyển là nơi hình thành nên tam bảo Phật – Pháp – Tăng.
Vườn Lộc Uyển hiện tại là một công viên rất rộng, bao quanh là hàng rào xây bằng đá, ở đây ngoài tháp Dhamekh và nền tháp ramabachika do vua A Dục xây để thờ xá lợi Đức Phật, ngày nay Vườn Lộc Uyển không còn nguyên trạng, uy nghi như thời huy hoàng của Phật Giáo, các công trình kiến trúc đã bị tàn phá bởi các phần tử hồi giáo cực đoan. Tuy nhiên những di tích còn sót lại vẫn cho Phật tử khắp nơi trên thế giới có dịp về với đất Phật thấy được sự uy nghi của chốn thánh địa.
(Có dùng lại một số ảnh trong bài viết cũ mong các bạn thông cảm.)