Blog NGƯỢC DÒNG SÔNG ĐÀ - CHIÊM NGƯỠNG NƠI SƠN CÙNG THUỶ TẬN CỦA TỔ QUỐC...
cover

NGƯỢC DÒNG SÔNG ĐÀ - CHIÊM NGƯỠNG NƠI SƠN CÙNG THUỶ TẬN CỦA TỔ QUỐC...

avatar
Huỳnh Quốc Huy dot Thứ 5, 21/09/2023
Theo dõi Gody.vn trên Google news
Hành trình đi tìm thượng nguồn sông Đà, là một hành trình gian nan, thách thức ý chí của người muốn tìm hiểu khám phá. Nhưng vượt qua được những khó khăn để đến được đây thì thiên nhiên sẽ đền đáp cho bạn một cách xứng đáng....
Sông Đà còn gọi là sông Bờ hay Đà Giang là phụ lưu lớn nhất của sông Hồng. Sông bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc chảy qua mốc giới số 17 theo hướng Tây Bắc – Đông Nam để rồi nhập với sông Hồng ở Phú Thọ. Sông Đà dài trên 910 km, diện tích lưu vực là 52.900 km². Điểm đầu là biên giới Việt Nam - Trung Quốc tại huyện Mường Tè (Lai Châu). Sông Đà chảy vào Việt Nam tại mốc 17 - Nơi con suối Nậm Náp chảy vào Sông Đà.
Cách trung tâm tỉnh Lai Châu khoảng gần 300 cây số nhưng phải mất gần 2 ngày đường chúng tôi mới lên được Kẻng Mỏ, nơi con sông Đà chảy vào đất Việt, điểm cuối trời Tây Bắc và của cả biên giới lãnh thổ quốc gia. Đó là hành trình vượt núi sương giăng vượt đèo mây phủ, vượt những cung đường vắt qua vách núi, những cung đường luồn dưới tán rừng già Hoàng Liên Sơn.
Nếu như con sông Đà từ đỉnh núi Vô Lượng bên Vân Nam Trung Quốc chảy vào Việt Nam rồi làm một cuộc hành trình “độc Bắc lưu” hơn 500 cây số để trở thành con sông hung dữ nhất Đông Dương thì đôi bờ của nó cũng chứng kiến một cuộc hành trình khác vất vả gian lao không kém, hành trình của con người.

Lần đầu tiên trong cuộc đời chạy xe 25km mà sợ ma kinh khủng đến vậy 1h30p cho 25km. Đủ thứ tưởng tượng hoàn cảnh có thể xảy ra trong đầu.
- 25km chạy được 9km đồ nặng quá làm liều tấp vào bên đường giấu hết hành lý bao gồm đồ sửa xe, dao và các vật dụng khác, trong người còn được 1 cái bật lửa, 1 con dao mèo mini, điện thoại và sạc dự phòng 20000mAh còn khoảng 60% pin.
- Xe thì cà tàn không biết sẽ hư lúc nào, mà 25km không có 1 bóng người ngoài điểm cuối là đồn biên phòng Kẻng Mỏ, điểm đầu mới có người dân sinh sống. 1 bên thì rừng già, 1 bên là sông Đà, bên kia sông Đà cũng vách đá thăm thẳm. Xe mà hư chỉ có 2 cách 1 là quăng xe đi tìm cứu viện, 2 là sinh tồn qua đêm trong cái lạnh của rừng đảm bảo về đêm xuống tầm 5°C.
- Sợ đang chạy mà thấy ai bên đường vẩy quá giang...
- Sợ về đến nơi để đồ lại bị mờ mắt không thấy đồ đâu...
Đủ thứ sợ suốt 9km từ khi lấy được đồ về đến Pắc Ma là 9km dài nhất trong lịch sử, không dám nói 1 lời nào chỉ tập trung vào đường chạy phía trước, cũng không dám nhìn ở đâu khác ngoài trước mặt mình...
Tự dưng nhìn cảnh vật, cái không khí âm u đến lạ cái hèn đến vậy, thấy mình quá nhỏ bé giữa thiên nhiên...


hòa bình

Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.

Viết blog ngay
Đã cập nhật vào ngày 21/09/2023
Love
3 Bình luận
avatar
Huỳnh Quốc Huy

Chàng trai xử nữ, thích lang thang, chụp ảnh - cũng là một chàng trai làm du lịch

7 Quốc gia
63 Tỉnh thành
6 Người theo dõi
2 Đang theo dõi
icon Theo dõi
Kiếm tiền cùng Gody icon My Travel Map
Bình luận
*Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để bình luận và chia sẻ nhanh hơn
avatar
Ngoc Chau Thế là bản lĩnh rồi chú
Trả lời
Chia sẻ
avatar
Cẩm Tú bạn đi hồi tháng mấy mà Sông Đà đẹp vậy ạ
Trả lời
Chia sẻ
avatar
Phuong Anh quá đẹp, xuất sắc bạn ơi
Trả lời
Chia sẻ
Bài viết liên quan
Bài viết cùng tác giả
Ba-La-Nại và vườn Nai đã từng là thánh địa của Phật Giáo trong một thời gian dài. Đến cuối thế kỉ 12, khi quân Hồi giáo tấn công Ấn Độ, Phật Giáo ở vùng này nói riêng, và trên khắp lãnh thổ Ấn nói chung đã bị tàn phá và hủy diệt. Trong thời kì cận đại, thành phố này được gọi là Benares, và hiện nay thì đổi tên lại là Varanasi như cũ, Phật Giáo và Ấn Độ Giáo hiện tại cùng được thịnh hành ở nới này...
Varanasi được coi là nơi ở của Nữ Thần Hindu và hàng triệu vị thần. Đây cũng là điểm duy nhất trên toàn bộ chiều dài của nó con sông chảy về hướng bắc, về hướng khởi nguồn của con sông.
Mỗi nhà thường có vài ba chiếc bếp với kích cỡ khác nhau, nhưng đều được đặt gọn gàng trên khuôn bếp cao. Khuôn bếp có thể được làm bằng đất sét, xi măng, nhưng loại đóng bằng cừ tràm được ưa chuộng nhất vì càng dùng lâu, gỗ càng lên nước, có màu đen bóng.
Sarnath còn gọi là vườn nai nơi Đức Phật giảng pháp lần đầu tiên cho anh em Kiều Trần Như, và cũng là nơi Tăng Già Phật Giáo ra đời, ị đệ tử cao niên nhất trong năm vị, thấu triệt Giáo Pháp và đắc Quả Tu Đà Hườn.
Đức Phật Thích Ca đã an cư ở Tịnh xá này 24 mùa. Đây cũng là nơi Đức Phật đã lưu trú lâu nhất và phần lớn kinh điển đều được Đức Phật thuyết giảng ở đây, trong đó có Kinh A Di Đà, một bản Kinh rất phổ biến được truyền tụng ở nhiều quốc gia Phật giáo.