Blog BẾP MIỀN TÂY...
cover

BẾP MIỀN TÂY...

avatar
Huỳnh Quốc Huy dot Thứ 6, 22/09/2023
Theo dõi Gody.vn trên Google news
Mỗi nhà thường có vài ba chiếc bếp với kích cỡ khác nhau, nhưng đều được đặt gọn gàng trên khuôn bếp cao. Khuôn bếp có thể được làm bằng đất sét, xi măng, nhưng loại đóng bằng cừ tràm được ưa chuộng nhất vì càng dùng lâu, gỗ càng lên nước, có màu đen bóng.
Mỗi nhà thường có vài ba chiếc bếp với kích cỡ khác nhau, nhưng đều được đặt gọn gàng trên khuôn bếp cao. Khuôn bếp có thể được làm bằng đất sét, xi măng, nhưng loại đóng bằng cừ tràm được ưa chuộng nhất vì càng dùng lâu, gỗ càng lên nước, có màu đen bóng. Những khuôn bếp cao làm cho không gian bếp trở nên rộng rãi, sạch sẽ và ngăn nắp hơn - một trong những yếu tố để đánh giá sự vén khéo của người phụ nữ trong gia đình. Nếu như việc thờ phượng, cúng kiếng ở nhà trên (nhà trước) thể hiện vai trò của người đàn ông thì việc nấu những bữa cơm nóng sốt ở nhà dưới (nhà sau) đã có bàn tay của người phụ nữ.
Tiếp khách trong nhà bếp
Một điều lạ là nhiều căn nhà của người Việt ở vùng Nam bộ ít khi mở cửa cái (cửa trước), dù là nhà tranh vách nứa đầu thế kỷ XX hay nhà đúc hiện tại. Chỉ những dịp giỗ chạp, tiệc tùng thì gia chủ mới mở cửa nhà trên. Ngày thường, bà con hàng xóm đến chơi nhà được tiếp ở ngay nhà bếp (còn gọi là nhà sau), chủ nhà vừa nhanh tay chuẩn bị các món ăn đãi khách, vừa chuyện trò với khách ngồi uống tách trà trên phản.
Giải thích về thói quen tiếp khách trong nhà bếp của người Nam bộ, nhiều người cho rằng điều này xuất phát từ lối sống giản dị của họ. Gian nhà sau luôn mở rộng cửa để mỗi khi gia chủ đi làm đồng về, chỉ việc múc gàu nước mát lạnh rửa chân rồi đi thẳng vào nhà chuẩn bị cơm nước buổi chiều.
Không gian nhà bếp của người Việt vùng Nam bộ luôn mở, mà thường mở ra phía sau nhà, nơi có những lu nước ngọt trong veo, đầy ắp và ao rau muống xanh rờn.
Ngày nay, khi đời sống của người nông dân Nam bộ đã được cải thiện, những góc bếp ám khói, đầy tro than ngày xưa đã thuộc về dĩ vãng. Thế nhưng, mỗi khi nhắc đến những góc bếp thân thương ấy, nhiều người vẫn thầm tiếc nuối vì với những chiếc bếp hiện đại ngày nay, họ không thể mượn cớ canh lửa, cời than để tâm tình cùng người mình thầm thương trộm nhớ…
hình ảnh
Nhà mình vẫn còn giữ lại được một gian bếp thế này - dù đã có bếp điện bếp gas nhưng mẹ vẫn thích dùng bếp này để nấu ăn.
Miền Tây

Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.

Viết blog ngay
Đã cập nhật vào ngày 22/09/2023
Love
5 Bình luận
avatar
Huỳnh Quốc Huy

Chàng trai xử nữ, thích lang thang, chụp ảnh - cũng là một chàng trai làm du lịch

7 Quốc gia
64 Tỉnh thành
6 Người theo dõi
2 Đang theo dõi
icon Theo dõi
Kiếm tiền cùng Gody icon My Travel Map
Bình luận
*Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để bình luận và chia sẻ nhanh hơn
avatar
Knight.Gody cái bếp nhìn nhớ tuổi thơ ghê ta ơi
Trả lời
Chia sẻ
avatar
Huỳnh Quốc Huy này là bếp nhà mình luôn đó, dù có 1 nhà bếp hiện đại hơn nhưng mẹ và bà vẫn thích nấu bếp này.
avatar
Johny Phung Vinh nhà mình dùng bếp gas, nhưng vẫn giử lại 1 bếp củi, vẫn nấu thường xuyên
Trả lời
Chia sẻ
avatar
Hoàng Nam rất thích ngửi muì gỗ khi bị đốt cháy, mùi của cơm bếp.... tuổi thơ ùa về
Trả lời
Chia sẻ
avatar
Ngọc Vy rất thích ăn cơm nấu từ bếp củi, có mùi rất thơm, rất đặc biệt
Trả lời
Chia sẻ
Bài viết liên quan
Bài viết cùng tác giả
Ba-La-Nại và vườn Nai đã từng là thánh địa của Phật Giáo trong một thời gian dài. Đến cuối thế kỉ 12, khi quân Hồi giáo tấn công Ấn Độ, Phật Giáo ở vùng này nói riêng, và trên khắp lãnh thổ Ấn nói chung đã bị tàn phá và hủy diệt. Trong thời kì cận đại, thành phố này được gọi là Benares, và hiện nay thì đổi tên lại là Varanasi như cũ, Phật Giáo và Ấn Độ Giáo hiện tại cùng được thịnh hành ở nới này...
Varanasi được coi là nơi ở của Nữ Thần Hindu và hàng triệu vị thần. Đây cũng là điểm duy nhất trên toàn bộ chiều dài của nó con sông chảy về hướng bắc, về hướng khởi nguồn của con sông.
Hành trình đi tìm thượng nguồn sông Đà, là một hành trình gian nan, thách thức ý chí của người muốn tìm hiểu khám phá. Nhưng vượt qua được những khó khăn để đến được đây thì thiên nhiên sẽ đền đáp cho bạn một cách xứng đáng....
Sarnath còn gọi là vườn nai nơi Đức Phật giảng pháp lần đầu tiên cho anh em Kiều Trần Như, và cũng là nơi Tăng Già Phật Giáo ra đời, ị đệ tử cao niên nhất trong năm vị, thấu triệt Giáo Pháp và đắc Quả Tu Đà Hườn.
Đức Phật Thích Ca đã an cư ở Tịnh xá này 24 mùa. Đây cũng là nơi Đức Phật đã lưu trú lâu nhất và phần lớn kinh điển đều được Đức Phật thuyết giảng ở đây, trong đó có Kinh A Di Đà, một bản Kinh rất phổ biến được truyền tụng ở nhiều quốc gia Phật giáo.