Blog HUẾ - Cổ kính và Trầm mặc
cover

HUẾ - Cổ kính và Trầm mặc

avatar
Somchai Nguyen dot Thứ 7, 18/09/2021
Theo dõi Gody.vn trên Google news
Tôi đã nhiều lần đến Huế, nhưng chưa có chuyến đi nào có chủ đích. Và lần này là chuyến đi nhằm khám phá những Ngôi chùa nơi kinh kỳ.
Nhắc đến Cố đô chúng ta nghỉ ngay đến nơi có 9 Chúa 13 Vua và là nơi có nhiều di sản kiến trúc cổ tiêu biểu như: Kinh thành, Hoàng thành và Tử Cấm thành, hệ thống lăng tẩm của các vua Nguyễn… Bỏ qua hết, nơi tôi tới lần này là những ngôi chùa linh thiêng, không gian thanh tịnh.
Ngôi chùa tôi viếng đầu tiên là Chùa HUYỀN KHÔNG (01) nằm cách chùa Thiên Mụ khoảng 3km về hướng Tây. Chùa là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Nhật Bản và Ấn Độ. Trong khuôn viên chùa có Bảo tháp Đại Giác, được xây dựng mô phỏng theo đại tháp Mahā Bodhi Gāya nổi tiếng ở Ấn Độ. Chạy qua khỏi thôn Nham Biền, xã Hương Hồ, huyện Hương Trà là Làng Lữu Bảo nơi taọ lạc Chùa KIM SƠN (02) - là hậu thân của chùa Bảo Sơn, được khai sơn ở đất Thuận Hóa vào đời chúa Nguyễn Phúc Tần - Chùa xây mái kiểu trùng thiềm điệp ốc, giữa hai tầng mái có các bức phù điêu về sự tích đức Phật Thích Ca, trên nóc trang trí lưỡng long chầu pháp luân. Điện Phật bài trí tôn nghiêm, chính giữa thờ đức Phật Thích Ca, hai bên có tượng Bồ tát Quan Âm, Bồ tát Địa Tạng; phía trước có thờ tượng Tiêu Diện và Hộ Pháp.
Quay ngược dòng sông Hương là đệ nhất Cổ tự đất Cố đô: Chùa THIÊN MỤ (03) vớ kiến trúc đồ sộ nhất và cũng là ngôi chùa đẹp nhất của xứ Huế. Vua Thiệu Trị liệt cảnh chùa Thiên Mụ vào một trong số 20 thắng cảnh của đất thần kinh trong bài thơ đề là Thiên Mụ Chung Thanh. Chùa còn là một chứng nhân lịch sử diễn ra trên đôi bờ sông Hương. Ngôi chùa vẫn luôn tồn tại trong tâm thức người dân Huế nói riêng và đời sống văn hóa người Việt Nam. Khuôn viên chùa như một cung điện, dinh thự của các bậc vua chúa, quan lại xứ Huế ngày xưa. Ngược lại, Chùa BA LA MẬT (04) lại là một ngôi Chùa độc đáo trên đất Cố đô, Chùa do Bố Chánh Nguyễn Khoa Luận lập ra ở thôn Nam Phổ, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang sau khi đã treo ấn từ quan.
Ngay tại trung tâm thành phố Huế, không thể nào không nhắc đến Chùa TỪ ĐÀM (05), một trong những ngôi chùa độc đáo, cổ kính và phối hợp giữa đường nét nghệ thuật kiến trúc mới và cũ. Bên cạnh đó, ngôi chùa này lưu giữ nhiều biến cố lịch sử Phật Giáo. Năm 1825, Chùa THIÊN HƯNG (06) được khai sơn đến năm 1893 được trùng tu tại thôn Dương Xuân Hạ. Hiện nay chùa còn giữ được nhiều pho tượng và các công trình chạm gỗ tinh xảo. Cũng có nhiều pho tượng thờ quý của thế kỷ 19 như bộ tượng Thập Điện Minh Vương, mỗi tượng cao 0,44m làm bằng nan tre và đất sét, phủ sơn, thếp vàng là Chùa QUẢNG TẾ (07) được lập vào cuối đời vua Gia Long toạ lạc ở triền núi Hoàng Long. Cùng giai đoạn này Chùa TỪ LÂM (08) được trùng tu và sau này còn trùng tu nhiều lần, Chùa còn giữ được bộ tượng cổ bằng gỗ mít có giá trị nghệ thuật, đó là tượng đức Phật Thích Ca, tượng Ca Diếp và tượng A Nan.
Giữ một vai trò trọng yếu trong công cuộc chấn hưng Phật giáo tại miền Trung, góp phần đánh thức nhiều thế hệ Tăng, tín đồ Phật giáo Việt Nam đó là Chùa TÂY THIÊN (09), nơi đây xuất hiện 9 vị cao tăng kỷ vĩ (Trừng Văn Giác Nguyên, Trừng Thủy Giác Nhiên, Trừng Thành Giác Tiên, Trừng Huệ Giác Viên, Trừng Nhã Giác Hải, Trừng Thanh Giác Bổn, Trừng Ba Giác Ngạn, Tâm Cảnh Giác Hạnh và Trừng Nguyên Giác Thanh). Dọc theo Đàn Nam Giao xuống đường Tam Thai là nơi toạ lạc Chùa PHỔ TẾ (10), chùa được khai sơn từ đời Vua Thành Thái. Trên con đường này, vây quanh những thảm cỏ xanh rì là Chùa BA ĐỒN (11) cũng là nơi cải táng chôn cất các mộ phần không có thân chủ khi vua Gia Long xây dựng kinh thành năm 1803, xây đàn Nam Giao năm 1806 và quan quân, dân chúng tử nạn khi kinh đô thất thủ vào ngày 23/05/1885.
Dưới thời vua Khải Định, Chùa QUY THIỆN (12) được khai sơn do Đông Các Đại học sĩ, Nam tước, thượng thư Thái Văn Toản, cùng phu nhân là bà Công Tôn Nữ Lương Cầm, tạo lập. Chùa xây dựng trước là để phụng thờ Phật Tổ và sau là thờ ông bà tổ tiên của dòng họ Thái và hương linh ký tự. Chùa xây theo kiểu chữ khẩu, với nhiều đường nét cổ kính, kiến trúc hài hòa núp mình dưới những rặng tre xanh ngát, chánh điện thờ Tam Thế Phật. Đặc biệt hai bên có thờ Thập Điện Minh Vương, tiền đường có tượng Quan Âm bằng đồng. Và kết thúc chuyến hành trình này là Ngôi chùa nhở trên đường Lê Ngô Cát – Chùa TỪ AN (13) – Một ngôi chùa Ni giữa thành phố Huế.
11/10/2013
hình ảnh
hình ảnh
hình ảnh
hình ảnh
thừa thiên huế

Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.

Viết blog ngay
Đã cập nhật vào ngày 26/12/2022
Love
2 Bình luận
avatar
Somchai Nguyen

Khi thời gian trôi đi, mọi thứ đều thay đổi. Nhưng thứ duy nhất còn lại là ký ức của chúng ta

10 Quốc gia
31 Tỉnh thành
28 Người theo dõi
2 Đang theo dõi
icon Theo dõi
Kiếm tiền cùng Gody icon My Travel Map
Bình luận
*Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để bình luận và chia sẻ nhanh hơn
avatar
Hoàng Nam mình rất thích Huê, đẹp nhưng ko bị xô bồ bởi du lịch, cảm giác mỗi lần đến đều rất nhẹ nhàng
Trả lời
Chia sẻ
Bài viết liên quan
Bài viết cùng tác giả
Không như tác giả An Thuyên, trở lại Huế xưa để tìm bài thơ khắc trong chiếc nón mà tôi tìm lại lịch sử của những ngôi chùa.
Trải qua hàng trăm năm, dù kiến trúc bên ngoài có thay đổi nhưng nội thất vẫn giữ nét cổ kính của một ngôi chùa xưa.
Trở lại Đà Nẵng sau hơn 1 năm ghé với mục tiêu là viếng cảnh Chùa.
Hà Nội trải qua hơn ngàn năm lịch sử, Hà Nội đã “thay da đổi thịt” không biết bao lần. Bóng hình của Thăng Long – Hà Nội xưa vẫn tồn tại qua những vết tích là các công trình lịch sử nổi tiếng đã gắn liền với những thăng trầm của mảnh đất này.
Đà Nẵng, nơi có 3 núi, 4 chùa, 5 cầu và 6 biển (Núi Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Bà Nà – Chùa Linh ứng Sơn Trà, chùa Linh ứng Bà Nà, chùa Linh ứng Ngũ Hành Sơn, chùa Tam Thai Ngũ Hành Sơn - Cầu quay sông Hàn, cầu Thuận Phước, cầu Trần Thị Lý, cầu Rồng, cầu Tình yêu. - Biển Mỹ Khê, Biển Sơn Trà, Rạn Nam Ô, bãi Xuân Thiều, bãi Bắc Mỹ An, bãi Non Nước)
Lần trở lại này vẫn là viếng cảnh Chùa nơi đất võ