Blog ĐÀ NẴNG – Thành phố của những cây cầu.

ĐÀ NẴNG – Thành phố của những cây cầu.

avatar
Somchai Nguyen dot Thứ 7, 25/09/2021
Theo dõi Gody.vn trên Google news
Đà Nẵng, nơi có 3 núi, 4 chùa, 5 cầu và 6 biển (Núi Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Bà Nà – Chùa Linh ứng Sơn Trà, chùa Linh ứng Bà Nà, chùa Linh ứng Ngũ Hành Sơn, chùa Tam Thai Ngũ Hành Sơn - Cầu quay sông Hàn, cầu Thuận Phước, cầu Trần Thị Lý, cầu Rồng, cầu Tình yêu. - Biển Mỹ Khê, Biển Sơn Trà, Rạn Nam Ô, bãi Xuân Thiều, bãi Bắc Mỹ An, bãi Non Nước)
Nhắc đến Phật giáo tại Đà Nẵng phải nhớ đến 3 ngôi chùa mang tên Linh Ứng được xem là thế “kiềng ba chân” thiêng liêng, bảo vệ thành phố khỏi mọi tai ương và duy trì cuộc sống sung túc. Theo chia sẻ từ người dân địa phương, nếu muốn cầu nguyện cho cuộc sống bình an thì bạn hãy chiêm bái chùa Linh Ứng ở Bà Nà; cần may mắn trên đường tình duyên thì thẳng tiến Ngũ Hành Sơn; còn muốn sự nghiệp thăng tiến thì cứ đến Bán Đảo Sơn Trà. Ngôi chùa đầu tiên tôi viếng - Chùa LINH ỨNG - Bán đảo Sơn Trà (01) - chùa được xem là cõi Phật giữa chốn trần gian. Chùa nằm trên đỉnh núi thuộc Bãi Bụt, bán đảo Sơn Trà hướng nhìn ra biển Đông, một bên là đảo Cù lao Chàm, phía bên kia là ngọn Hải Vân phía còn lại là dòng sông Hàn yên ả đang đổ về cửa biển. Điều làm nên ấn tượng đó chính là tượng Phật Quan Âm cao nhất tại nước ta hiện nay. Đây là ngôi tượng được đặt trên ngọn đồi cao hơn 100m, đường kính tòa sen rộng tới 35m, đường kính lòng tượng rộng 17m và chiều cao tương đương 17 tầng. Mỗi tầng đều có bệ thờ tượng “Phật trung hữu Phật” với tổng cộng có khoảng 21 bức tượng. Chiều cao tổng thể của bức tượng này lên tới 67m.
Đổ dốc từ bán đảo ven theo đường biến là Chùa MỸ KHÊ (02), chùa được xây dựng năm 1902 tại Phường Phước Mỹ - Quận Sơn Trà. Do Hòa Thượng Thích Trí Quang khai sơn. Năm 1988 sư cô Thích Nữ Thông Đạo trụ trì đến nay. Tọa lạc sau lưng Bảo tàng điêu khắc Chăm Pa, bên bờ sông Hàn, thuộc phường Bình Hiên là Chùa AN LONG (03). Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Chùa do nhân dân trong vùng xây dựng vào năm 1657, có tên chùa Long Thủ. Ngôi chùa hiện nay được xây lại vào năm 1961, đổi tên là chùa An Long. Chùa còn giữ tấm bia cổ rất quý có từ thời vua Lê Thần Tông (1658). Bia hình khối đá tam giác, đỉnh tròn, cao 1,25m, rộng 1,20m. Mặt bia đóng khung bằng những đường viền mô típ hoa lá, toàn văn khắc 368 chữ Hán, nội dung nói đến việc xây chùa, tạo tác tượng Phật, đúc chuông, xây tháp chuông, lầu trống để phụng Phật của dân làng Nại Hiên, huyện Tân Phúc, phủ Điện Bàn.
Cùng trên con đường Phan Châu Trinh là Chùa TƯỜNG QUANG (04) được thành lập năm 1898 do Hòa Thượng Trừng Phước khai sơn và Chùa TAM BẢO (05) do Cố Hòa thượng Giới Nghiêm sáng lập năm 1953 và được khánh thành năm 1963 (Chùa Nam Tông duy nhất tại Đà Nẵng). Được biết, đây là ngôi chùa có mặt đầu tiên tại Đà Nẵng – Quảng Nam. Cũng vì lẽ đó mà nó được coi là tổ đình của Phật giáo Nam tông Việt ở khu vực miền Trung nước ta. Được thiết kế và xây dựng theo lối kiến trúc Đông Nam Á những vẫn tôn lên được những nét rất riêng có của kiến trúc Việt. Chùa PHƯỚC NINH (06) tọa lạc tại Đường Lê Đại Hành thuộc Quận Hải Châu được xây dựng từ năm 1962. Lễ đặt đá xây dựng được nhị vị Đại Lão HT Thích Tôn Thắng và Thích Tôn Bảo chứng minh.. Tâm nguyện xây dựng cuối cùng của Thầy Thích Tâm Hậu là xây dựng ngôi Bảo Tháp trên nóc chùa và cho đến hôm nay vẫn còn dở dang... Ngay phía nam chùa Pháp Lâm trên đường Ông Ích Khiêm là Chùa BÁT NHÃ (07). Ngôi chùa duy nhất có ngoại thất cổng chùa được trang trí màu trắng. Chùa là một trong những ngôi chùa linh thiêng của Đà Nẵng. Người dân nơi đây thường xem chùa như là một chỗ dựa tâm linh. Những buổi cầu an cho chính bản thân và mọi người được xem là đặc điểm riêng biệt của chùa Bát Nhã. Chùa Bát Nhã tọa lạc giữa phố thị. Tuy chùa không ở vị trí đắc địa giữa chốn núi rừng và sông suối, nhưng chùa vẫn giữ được sự uy nghiêm và tĩnh lặng cần có. Cạnh bên, Chùa PHÁP LÂM (08) hiện lên uy nghiêm, cổ kính. Được xây dựng vào năm 1934, chùa mang kiến trúc đặc trưng của Phật giáo Việt Nam, mang phong cách Á Đông với vẻ thanh tịnh, oai nghiêm và rất uy nghi. Bước vào cổng chùa các bạn sẽ cảm nhận được quang cảnh mát mẻ thoáng đãng, không khí trong lành, bình yên. Chùa Pháp Lâm được xếp hạng lớn nhất Đà Nẵng và là trụ sở của Thành hội Phật giáo thành phố.
Đường ven biển trãi dài từ Đà Nẵng đến Hội An là một con đường tuyệt đẹp, nhưng để khám phá điều mới tôi đã chọn đường trong nội ô thành phố để đến Hội An. Qua quận Thanh Khê ghé Chùa THẠCH QUANG (09) - thành lập năm 1964. Do Đạo hữu Trần Hoàn và một số đạo hữu xây dựng – đến Huyện Hoà Vang ghé Chùa HÒA PHƯỚC (10) – Chùa trước đây là một tổ đình được cố HT. Thích Trí Hửu xây dựng năm 1950, trải qua chiến tranh đã bị bom đạn tàn phá hư hại nặng nề được khởi công xây dựng lại vào ngày 02/02/2009.
Đến Hội An, Chùa PHÁP BẢO (11) là ngôi chùa đầu tiên tôi ghé chùa nằm ở vị trí trung tâm đô thị cổ Hội An – Di sản Văn hóa Thế giới. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Pháp Bảo là đạo hiệu của tổ Minh Hải, thiền phái Lâm Tế Chánh tông đời thứ 34. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Chính giữa tôn trí tượng đức Phật Thích Ca thuyết pháp, phía trước đặt tượng đức Phật A Di Đà và tượng Bồ tát Di Lặc. Án thờ hai bên đặt tượng Bồ tát Quan Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí. Chùa được Thượng tọa Thích Hạnh Niệm tổ chức đại trùng tu vào năm 2000. Chùa hiện đặt văn phòng Ban đại diện Phật giáo thị xã Hội An. Nằm trên trục đường chính của phố cổ, Chùa PHƯỚC KIẾN (12) còn được gọi là Hội Quán Phúc Kiến, là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu đây. Hội quán Phúc Kiến được xây dựng từ năm 1697, với mục đích là để thờ thần sông nước, con cái, tiền của, cầu mong mưa thuận gó hòa, tiền thân của Hội quán là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu (bà chúa phù hộ cho thương nhân vượt sóng gió đại dương) vớt được tại bờ biển Hội An vào năm 1697. Cổng Tam Quan là một trong những công trình không thể không kể tới khi nhắc đến Hội Quán, cổng được trùng tu năm 1975, toàn bộ được khảm bằng sành sứ, phía trên được lợp ngói âm dương với mái cong vút. Cổng có 3 lối đi vào theo kiểu “nam tả, nữ hữu”, và còn ý nghĩa khác là “Thiên, Địa, Nhân”. Cánh cửa ở giữa rất ít khi được mở ra, chỉ những ngày lễ lớn, ma chay, cưới hỏi mới được mở. Theo quan niệm người xưa, khi cổng giữa mở ra sẽ mang theo nhiều sinh khí xấu vào bên trong. Qua nhiều lần trùng tu, với sự đóng góp chủ yếu của Hoa Kiều bang Phúc Kiến, hội quán càng trở nên rực rỡ, khang trang. Đến nay, hội quán trở thành nơi hội hop của những người Phúc Kiến, đến vùng đất Hội An để sinh sống, lập nghiệp.
Cầu bắc ngang con lạch chảy ra sông Thu Bồn là Chùa CẦU (13) một trong những di tích có kiến trúc khá đặc biệt và cũng là biểu tượng giao lưu văn hóa Nhật - Hoa - Việt ở Hội An. Chùa dài khoảng 18m, được xây dựng với mái chùa lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu. Tuy nhiên có một điều đặc biệt là bên trong chùa lại không có tượng Phật. Phần gian chính giữa (gọi là chùa) thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ – vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho con người. Đây là ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng vẫn được nhiều người thành kính chiêm bái. Chùa không chỉ là biểu tượng du lịch của phố cổ mà nơi đây như kết tinh cả linh hồn của đất và người Hội An. Chùa Cầu như một mảnh ghép nối liền giữa quá khứ với hiện tại và tương lai, cây cầu vắt qua 400 năm lịch sử đã đi vào tiềm thức của mỗi người con được sinh ra, lớn lên trên mảnh đất Hội An ngàn năm hoài cổ ấy. Ngày nay, chùa vẫn ở đó, uy nghi mà trầm mặc như nhân chứng cho lịch sử một thời vang bóng nhưng vẫn sáng mãi nơi phố Hội.
Trên đường trờ lại Đà Nẵng để về Sài Gòn, như vô tình tôi thấy được một ngôi chùa đang trùng tu. Chùa BÀ ĐA (14) tọa lạc tai phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn. Chùa được xây dựng từ năm 1957. Tòa phạm vũ khang trang, mỹ lệ ngày nay được đại trùng tu và khánh thành vào ngày 01-01-2010. Chùa có tượng đức Phật A Di Đà cao 22m được an vi vào ngày 25-12-2015.
11/05/2013

việt nam Chùa Linh Ứng Sông Hàn và 4 cây cầu kỉ lục Cầu Rồng Đà nẵng

Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.

Viết blog ngay
Đã cập nhật vào ngày 26/12/2022
Love
2 Bình luận
avatar
Somchai Nguyen

Khi thời gian trôi đi, mọi thứ đều thay đổi. Nhưng thứ duy nhất còn lại là ký ức của chúng ta

10 Quốc gia
31 Tỉnh thành
28 Người theo dõi
2 Đang theo dõi
icon Theo dõi
Kiếm tiền cùng Gody icon My Travel Map
Bình luận
*Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để bình luận và chia sẻ nhanh hơn
avatar
An Tran cảm ơn bạn về bà viết và thông tin rất hữu ích về Đà Nẵng
Trả lời
Chia sẻ
avatar
Somchai Nguyen Uhm. Cảm ơn.
Bài viết liên quan
Bài viết cùng tác giả
Không như tác giả An Thuyên, trở lại Huế xưa để tìm bài thơ khắc trong chiếc nón mà tôi tìm lại lịch sử của những ngôi chùa.
Trải qua hàng trăm năm, dù kiến trúc bên ngoài có thay đổi nhưng nội thất vẫn giữ nét cổ kính của một ngôi chùa xưa.
Trở lại Đà Nẵng sau hơn 1 năm ghé với mục tiêu là viếng cảnh Chùa.
Hà Nội trải qua hơn ngàn năm lịch sử, Hà Nội đã “thay da đổi thịt” không biết bao lần. Bóng hình của Thăng Long – Hà Nội xưa vẫn tồn tại qua những vết tích là các công trình lịch sử nổi tiếng đã gắn liền với những thăng trầm của mảnh đất này.
Lần trở lại này vẫn là viếng cảnh Chùa nơi đất võ
Tôi đã nhiều lần đến Huế, nhưng chưa có chuyến đi nào có chủ đích. Và lần này là chuyến đi nhằm khám phá những Ngôi chùa nơi kinh kỳ.