Blog ĐÀ NẴNG – Thành phố của những cây cầu. (phần 2)

ĐÀ NẴNG – Thành phố của những cây cầu. (phần 2)

avatar
Somchai Nguyen dot Thứ 7, 09/10/2021
Theo dõi Gody.vn trên Google news
Trở lại Đà Nẵng sau hơn 1 năm ghé với mục tiêu là viếng cảnh Chùa.
Ngôi chùa đầu tiên - Chùa PHỔ ĐÀ (01) được xây dựng vào năm 1932 trên một vùng đất hoang vu thuộc xã Bình Thuận với kiến trúc hình chữ Khẩu, đầu tiên là Chi nhánh Phật học viện Trung phần. Chùa mang tên Phổ Đà từ năm 1961. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm, ở giữa có tôn trí bộ tượng Phật Di Đà Tam Tôn (đức Phật A Di Đà, Bồ tát Quan Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí) bằng đồng đúc năm 1947. Trường Trung cấp Phật học TP. Đà Nẵng hiện đặt tại chùa. Toạ lạc tại phường Bình Thuận do do Hòa Thượng Thích Tôn Thắng Khai sơn năm 1940 Chùa DIỆU PHÁP (02) được trùng tu vào năm 1980, 1993. Chùa VIÊN QUANG (03) do các Phật tử và đồng bào địa phương thành lập. Trước đây là chùa Trung Lập được xây dựng vào năm 1960. Chùa HẢI HỘI (04) được thành lập năm 1957 do Hòa Thượng Thích Bửu Toàn sáng lập. Chùa đã trãi qua 6 đời trụ trì, hiên toạ lạc tại quận Sơn Trà. Chùa THÁI BÌNH (05) toạ lạc tại Phường Hòa Hải vùng đất linh khí Ngũ Hành Sơn, được thành lập vào giữa thế kỷ thứ 16 v trùng tu nhiều lần do chiến tranh hủy hoại. Lần trùng tu gần nhất là năm 2010.
Quay lại Hội An, nhằm ghé Chùa ÔNG (06) đã bỏ sót trong lần trước, Chùa còn gọi là Quan Công Miếu tọa lạc tại trung tâm Phố cổ Hội An, chùa được xây dựng vào thế kỷ 17, thời kỳ buôn bán phát đạt nhất của thương cảng Hội An. Đã có rất nhiều thương nhân người Hoa đến đây buôn bán và lựa chọn Hội An làm quê hương thứ hai của mình, chính vì vậy, họ đã xây dựng nên những công trình kiến trúc phục vụ đời sống tâm linh và chùa Ông là một trong số đó. Kiến trúc của ngôi chùa được xem là tiêu biểu nhất trong số những công trình chùa, miếu ở Hội An. Trên đường về lại Đà Nẵng, ghé Ngũ Hành Sơn thì không thể bỏ qua Chùa LINH ỨNG - Ngũ Hành Sơn (07) xuất hiện sớm nhất trong 3 ngôi chùa Linh Ứng, được xây dựng năm Minh Mạng thứ 6 (1825). Ngôi cổ tự nằm trên ngọn Thủy Sơn, ngọn núi lớn nhất của Ngũ Hành Sơn. Chùa được trùng tu nhiều lần, trải qua thời gian từ am Dưỡng Chân được dựng vào khoảng năm 1740-1786 (vào thời Vua Lê Hiển Tông) đến Dưỡng Chân đường, rồi chùa Ứng Chân từ tranh tre thành gạch ngói đến sau này khi đổi tên là Linh Ứng. Nằm trên ngọn Thủy Sơn là Chùa TAM THAI (08) một ngôi chùa cổ (xây dựng năm 1930), được xem là quốc tự và di tích Phật giáo. Chùa nằm trên đỉnh Hòn Thuỷ - nơi có khối đá dựng đứng nằm trên một dãy đất hình thuẫn ở về phía Bắc nhóm nũi Ngũ Hành, trên đỉnh Hòn Thuỷ có ba ngọn nằm ở thế ba tầng giống như sao Tam Thai nên chùa có tên chùa Tam Thai. Chùa Tam Thai có 3 tầng: Tầng thứ nhất ở về phía Bắc gọi là Thượng Thai. Tầng thứ hai ở về phía Nam gọi là Trung Thai. Tầng thứ ba ở về phía Đông gọi là Hạ Thai. Tổng thể chùa được xây dựng theo hình chữ "Vương" (Hán tự) với nhiều đường nét mang tính thẩm mỹ cao. Đây là di sản hiếm quý đặc trưng cho kiến trúc đình chùa thời nhà Nguyễn. Phía Bắc sân chùa trước kia là hành cung có tên Đông Thiên Phước, nơi vua ngồi nghỉ mỗi khi viếng cảnh chùa. Cạnh chùa còn có tháp Phổ Đông, chùa Từ Lâm, Vọng Giang Đài (đài ngắm sông). Và để kết thúc cho chuyến đi này là Chùa LONG THƠ (09) do Đạo hữu xây dựng năm 1949 tạo lạc trên con đường Trần Phú thuộc quận Hải Châu.
25/08/2014

Cầu Rồng Sông Hàn và 4 cây cầu kỉ lục Đà nẵng

Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.

Viết blog ngay
Đã cập nhật vào ngày 26/12/2022
Love
2 Bình luận
avatar
Somchai Nguyen

Khi thời gian trôi đi, mọi thứ đều thay đổi. Nhưng thứ duy nhất còn lại là ký ức của chúng ta

10 Quốc gia
38 Tỉnh thành
28 Người theo dõi
2 Đang theo dõi
icon Theo dõi
Kiếm tiền cùng Gody icon My Travel Map
Bình luận
*Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để bình luận và chia sẻ nhanh hơn
avatar
Nguyễn Khánh đúng là thành phố của những cây cầu thật. đặc biệt là cầu nào cũng đẹp
Trả lời
Chia sẻ
Bài viết liên quan
Bài viết cùng tác giả
Không như tác giả An Thuyên, trở lại Huế xưa để tìm bài thơ khắc trong chiếc nón mà tôi tìm lại lịch sử của những ngôi chùa.
Trải qua hàng trăm năm, dù kiến trúc bên ngoài có thay đổi nhưng nội thất vẫn giữ nét cổ kính của một ngôi chùa xưa.
Hà Nội trải qua hơn ngàn năm lịch sử, Hà Nội đã “thay da đổi thịt” không biết bao lần. Bóng hình của Thăng Long – Hà Nội xưa vẫn tồn tại qua những vết tích là các công trình lịch sử nổi tiếng đã gắn liền với những thăng trầm của mảnh đất này.
Đà Nẵng, nơi có 3 núi, 4 chùa, 5 cầu và 6 biển (Núi Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Bà Nà – Chùa Linh ứng Sơn Trà, chùa Linh ứng Bà Nà, chùa Linh ứng Ngũ Hành Sơn, chùa Tam Thai Ngũ Hành Sơn - Cầu quay sông Hàn, cầu Thuận Phước, cầu Trần Thị Lý, cầu Rồng, cầu Tình yêu. - Biển Mỹ Khê, Biển Sơn Trà, Rạn Nam Ô, bãi Xuân Thiều, bãi Bắc Mỹ An, bãi Non Nước)
Lần trở lại này vẫn là viếng cảnh Chùa nơi đất võ
Tôi đã nhiều lần đến Huế, nhưng chưa có chuyến đi nào có chủ đích. Và lần này là chuyến đi nhằm khám phá những Ngôi chùa nơi kinh kỳ.