Blog HUẾ - Cổ kính & Trầm mặc. (phần 2)

HUẾ - Cổ kính & Trầm mặc. (phần 2)

avatar
Somchai Nguyen dot Thứ 6, 05/11/2021
Theo dõi Gody.vn trên Google news
Không như tác giả An Thuyên, trở lại Huế xưa để tìm bài thơ khắc trong chiếc nón mà tôi tìm lại lịch sử của những ngôi chùa.
Giếng Hàm Long có tên chữ Hán là Hàm Long Tĩnh. Đáy giếng có đá như hàm rồng, nước trong đá tuôn ra mát lạnh có vị ngọt nên ngạn ngữ có câu:
Giếng Hàm Long trong lại ngọt
Anh thương em rày có Bụt chứng tri
Theo Đại Nam Nhất Thống Chí: “Buổi đầu khai quốc, các quan lại triều đình thường lấy nước giếng này để Vua dùng nên lại có tên là Giếng Cấm”. Giếng xuất hiện cùng thời với việc khai sơn Chùa BÁO QUỐC (01) - Ngôi chùa có khuôn viên rất rộng. nhìn từ phía ngoài vào chùa là cổng Tam Quan, với những vài chục bậc thang cao, ấn tượng với cổng Tam Quan của chùa với những nét rêu phong cổ kính có từ lâu đời, quy mô đồ sộ. Ngay sau Cổng Tam Quan là sân rộng với những tán cây xanh rợp bóng, đi vào cuối sân là khu vực chính điện. Khu vực Chính điện được xây thành ba gian hai chái, với những nét trang trí rất công phu, các trụ cột, bên vách tường đều có hoa văn bằng mảnh sành hay những họa tiết hình rồng, bên trong khu Chính Điện, là nơi thờ cúng trang nghiêm. Chùa được xây dựng theo hình chữ Khẩu, do Hòa Thượng Giác Phong (người Quảng Đông, Trung Quốc) khai sơn vào thế kỷ 17, vào thời kỳ vua Lê Dụ Tông và có tên là Hàm Long Tự. Đến năm 1747, Chúa Nguyễn Phúc Khoát cho trùng tu chùa và ban cho chùa tấm biển chữ Hán “Sắc Tứ Báo Quốc Tự”, bên trái có ghi hàng chữ Quốc Vương Từ Tế đạo nhân ngự đề, bên phải có dòng lạc khoản Cảnh Hưng bát niên hạ ngũ nguyệt cát nhật. Ngoài ra, chùa còn là trung tâm tu học quan trọng ở Huế. Với bề dày lịch sử từ thời xa xưa, cho đến ngày nay chùa Báo Quốc vẫn giữ được mọi người biết đến là chốn thanh tịnh, yên bình. Thường lạc có nghĩa là Biết đủ là vui, hoặc là Tâm biết đủ là hạnh phúc. Tức là, biết sống giản dị, chỉ cần đủ đầy, không cần xa hoa, quý giá và đó là tên của một ngôi chùa - Chùa THƯỜNG LẠC (02) – toạ lạc tại Phú Hội. Khác với mọi ngôi chùa ở Huế thường thoảng hương hoa, Chùa PHÁP LUÂN (03) ngào ngạt mùi đông dược. Tăng sĩ Phật giáo Nam Tông thường đắp tấm y màu vàng, nhưng ông mặc áo blouse trắng. Là nhà sư, nhưng công việc mỗi ngày của ông là khám bệnh, bốc thuốc, truyền dạy đông y cứu người, và khẳng định người bệnh cần thuốc hơn là nghe thuyết pháp, ông là Thượng toạ Thích Tuệ Tâm với tâm nguyện "Đời tu hành, mỗi người có một hạnh nguyện. Người thuyết giảng, người viết kinh sách. Tôi thì chọn chữa bệnh cứu người".
Tọa lạc ở thôn Hạ I, xã Thủy Xuân, thành phố Huế - Chùa TƯỜNG VÂN (04) – trước là một thảo am do Thiền sư Huệ Cảnh dựng vào năm 1850 (trước chùa Từ Hiếu). Năm 1881, Đại sư Linh Cơ đã dời thảo am về hợp nhất với chùa Từ Quang ở vị trí chùa hiện nay và đặt tên là chùa Tường Vân. Toàn bộ hệ thống kiến trúc chùa theo hình chữ khẩu, kiểu kiến trúc của chùa Huế truyền thống gồm chùa, hậu tổ, tăng đường và trai đường. Tiền đường xây dựng trên nền cao, bảy bậc tầng cấp lên tiền đường kéo dài suốt ba gian, hai đầu có hai con nghê chầu, có những vế đối bằng chữ Hán rực rỡ. Mặt tường hai chái đắp hình nổi diễn tả tích Ngài Đường Huyền Trang đi thỉnh kinh, sát góc ngoài có dựng hai tấm bia ngày xưa nói về những lần trùng tu chùa. Trong chánh điện thờ tượng Phật A Di Đà; tượng Tam Thế; Địa Tạng Vương; Chuẩn Đề nhiều tay. Cùng là một ngôi chùa rất trang nghiêm và là Tổ Đình của Giáo Hội Phật Giáo Thừa Thiên – Huế - Chùa HƯƠNG SƠN (05) toạ lạc tại Trường An, Huế.
Chùa ở Huế thường có bề sâu văn hóa và kiến trúc độc đáo in đậm trong từng nét rất riêng của các công trình nơi đây. Khi đến với tâm linh nơi đất kinh kỳ chúng ta như đang lạc bước vào cửa thiền.
08/11/2014

thừa thiên huế thừa thiên huế

Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.

Viết blog ngay
Đã cập nhật vào ngày 26/12/2022
Love
2 Bình luận
avatar
Somchai Nguyen

Khi thời gian trôi đi, mọi thứ đều thay đổi. Nhưng thứ duy nhất còn lại là ký ức của chúng ta

10 Quốc gia
38 Tỉnh thành
28 Người theo dõi
2 Đang theo dõi
icon Theo dõi
Kiếm tiền cùng Gody icon My Travel Map
Bình luận
*Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để bình luận và chia sẻ nhanh hơn
avatar
Mei Mei Nhìn hình có vẻ hơi buồn buồn nhỉ. mình thì thấy mấy TP sối động hơn xíu xí
Trả lời
Chia sẻ
Bài viết liên quan
Bài viết cùng tác giả
Trải qua hàng trăm năm, dù kiến trúc bên ngoài có thay đổi nhưng nội thất vẫn giữ nét cổ kính của một ngôi chùa xưa.
Trở lại Đà Nẵng sau hơn 1 năm ghé với mục tiêu là viếng cảnh Chùa.
Hà Nội trải qua hơn ngàn năm lịch sử, Hà Nội đã “thay da đổi thịt” không biết bao lần. Bóng hình của Thăng Long – Hà Nội xưa vẫn tồn tại qua những vết tích là các công trình lịch sử nổi tiếng đã gắn liền với những thăng trầm của mảnh đất này.
Đà Nẵng, nơi có 3 núi, 4 chùa, 5 cầu và 6 biển (Núi Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Bà Nà – Chùa Linh ứng Sơn Trà, chùa Linh ứng Bà Nà, chùa Linh ứng Ngũ Hành Sơn, chùa Tam Thai Ngũ Hành Sơn - Cầu quay sông Hàn, cầu Thuận Phước, cầu Trần Thị Lý, cầu Rồng, cầu Tình yêu. - Biển Mỹ Khê, Biển Sơn Trà, Rạn Nam Ô, bãi Xuân Thiều, bãi Bắc Mỹ An, bãi Non Nước)
Lần trở lại này vẫn là viếng cảnh Chùa nơi đất võ
Tôi đã nhiều lần đến Huế, nhưng chưa có chuyến đi nào có chủ đích. Và lần này là chuyến đi nhằm khám phá những Ngôi chùa nơi kinh kỳ.