Cố đô Hoa Lư (Hoa Lu monument)
Hoa Lư được chọn là kinh đô đầu tiên của Nhà nước phong kiến tập quyền khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế năm 968…. Ngày nay dấu tích của Cố Đô Hoa Lư thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, cách thủ đô Hà Nội gần 100 km về phía Nam. Tuy chỉ được chọn làm kinh đô của nước Đại Cồ Việt trong thời gian ngắn ngủi ( 42 năm ) nhưng tại nơi đây đã diễn ra rất nhiều sự kiện có liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc như: gắn với sự nghiệp của ba triều đại liên tiếp là nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý với các dấu ấn lịch sử: thống nhất giang sơn, đánh Tống – dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô Hà Nội.
1. GIỚI THIỆU VỀ CỐ ĐÔ HOA LƯ
Thành phố Ninh Bình cách thủ đô Hà Nội 93km về phía Nam, tại đầu mối giao thông của 3 tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, Ninh Bình - Thanh Hóa - Vinh và Ninh Bình - Hải Phòng - Hạ Long. Ninh Bình nổi tiếng với các điểm du lịch như: Chùa Bái Đính, khu du lịch sinh thái Vườn Chim Thung Nham, rừng Cúc Phương, Tràng An, Tam Cốc Bích Động... và không thể thiếu Cố Đô Hoa Lư.
Nằm giáp ranh giữa 2 huyện Hoa Lư và Gia Viễn thành phố Ninh Bình của tỉnh Ninh Bình, kinh đô Hoa Lư xưa. Cố đô được biết đến với nhiều di tích lịch sử có giá trị và điểm đến với nhiều thắng cảnh đẹp, thiên nhiên tươi mát hấp dẫn du khách. Cố Đô Hoa Lư được UNESCO công nhận là một trong 4 vùng lõi thuộc quần thể di sản thế gới Tràng An.
2. THỜI ĐIỂM DU LỊCH CỐ ĐÔ HOA LƯ NINH BÌNH
Ninh Bình nổi tiếng là vùng đất của cố đô, nơi đây có kinh đô Hoa Lư hằng năm vẫn diễn ra hàng loạt các lễ hôi đặc sắc để tưởng niệm các vị vua đá có công xây dựng đất nước. Theo chia sẻ kinh nghiệm du lịch cố đô Hoa Lư, Ninh Bình du khách có thể tham khảo thời điểm du lịch đẹp nhất dưới đây.
- Dịp đầu xuân: ngay sau dịp tết âm lịch là mùa của lễ hội, du khách có thể ghé thăm vào dịp này để tham gia các trải nghiệm mùa lễ hội đặc sắc của Ninh Bình.
- Du lịch Ninh Bình vào tháng 5: thời điểm từ tháng 3-5 hàng năm các tỉnh miền Bắc đang là mùa khô, thời tiết đẹp để đi du lịch trước khi vào mùa mưa. Hơn thê nữa, cuối tháng 5 là thời điểm mùa lúa chín, du khách nên kết hợp tham quan cố đô Hoa Lư với các địa điểm khác như là Hang Múa, Tam Cốc – Bích Động để khám phá vẻ đẹp mê hồn của những cánh đồng lúa đang vào độ chín vàng.
- Du lịch Ninh Bình tháng 3: lúc này có diễn ra lễ hội Trường Yên hay còn gọi là lễ hội Cờ Lâu, là lễ hội truyền thống ở cố đô diễn ra vào từ ngày 8-10 tháng 3 âm lịch hằng năm.
Lưu ý: Du khách nên du lịch đến Ninh Bình vào mùa khô, bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Hạn chế đi vào mùa nước lớn vì có thể du khách sẽ không đi được thuyền vào các hang động. Vào mùa hè thì thời tiết sẽ có nắng đẹp, mát mẻ hơn so với mùa đông.
3. KHU DI TÍCH CỐ ĐÔ HOA LƯ BAO GỒM NHỮNG VÙNG NÀO?
Hiện nay, khu di tích cố đô Hoa Lư - Ninh Nình được chia thành 3 khu vực: vùng bảo vệ đặc biệt, vùng đệm và các di tích khác có ý nghĩa quan trọng. Trong đó, vùng bảo vệ đặc biệt là nơi lưu giữ và ảo về các di tích lịch sử qua các triều đại vua chúa.
- Vùng bảo vệ đặc biệt: với diện tích 3km2, vùng đặc biệt ở cố đô Hoa Lư bao gồm tất cả các di tích nằm bên trong thành Hoa Lư như: vua Đinh, vua Lê Đại Hành, chùa Cổ Am, lăng vua Đinh – Lê, đền thờ công chúa Phất Kiem, chùa Nhất Trị, chùa Kim Ngân, phủ Vườn Thiên, vv… và một phần của khu du lịch Tràng An.
- Vùng đệm: có diện tích 10 triệu km2, vùng đệm bao gồm cố đô Hoa Lư và quần thể Tràng An và nhiều cảnh sắc hữu tình dọc hai bên sông Sào Khê.
- Các di tích quan trọng khác: gồm các di tích có ý nghĩa lịch sử như chùa Bái Đính, động Hoa Lư, cổng Đông, cổng Nam và một số các đền thờ khác.
4. PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN ĐẾN NINH BÌNH
- Tàu hỏa: Bạn đi bằng tàu hỏa thì giá vé từ Hà Nội - Ninh Bình dao động từ 90.000 – hơn 200.000đ và tùy từng loại ghế. Lưu ý, du khách không nên chuyến quá muộn để tránh ảnh hưởng đến chuyến tham quan của bạn.
- Xe khách: du khách bắt xe từ bến xe Giáp Bắt hoặc Mỹ Đình để tới Ninh Bình với mức giá dao động từ 50.000 - 60.000/người. Thời gian di chuyển là 1h30.
- Xe máy: Nếu thích chủ động trong việc di chuyển, trải nghiệm và tham quan thì đi xe máy. Du khách xuất phát ở đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ rồi tiếp tục đi theo hướng Cầu Giã - Phủ Lý – Ninh Bình với thời gian di chuyển khoảng từ 1h – 1h30′.
5. TỪ NINH BÌNH ĐI HOA LƯ
Nếu du khách chỉ muốn đến tham quan Hoa Lư rồi về thì có thể thuê xe taxi hoặc xe ôm, nếu đi theo nhóm 4 người trở lên thì có thể đi taxi với quãng đường 15km thì giá không quá cao.
Ngược lại, du khách muốn kết hợp tham quan cố đô Hoa Lư cùng nhiều điểm du lịch khác như:
Tam Cốc Bích Động, Tràng An, Bái Đính, du khách nên thuê xe máy rồi đi theo một lộ trình để tham quan các điểm, cơ bản là cũng không quá xa nhau.
6. CÁC ĐỊA ĐIỂM THAM QUAN TẠI CỐ ĐÔ HOA LƯ
Đền vua Đinh Tiên Hoàng: là một di tích quan trong thuộc vùng bảo vệ đặc biệt của quần thể di sản cố đô Hoa Lư. Đền ở xã Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình. Vị trí của đền thuộc trung tâm thành Đông của kinh đô Hoa Lư xưa. Đây là đền thờ duy nhất ở Việt Nan thờ đồng thời Vua Đinh Tiên Hoàng, cha mẹ ông cùng các con trai và có bài vị thờ các tướng triều Đinh. Được xây dựng theo lối kiến trúc nội công ngoại quốc, trục chính đạo hướng đông. Ngay phía trước đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng là núi Mã Yên có hình dáng giống cái yên ngựa, trên núi có lăng mộ vua Đinh Tiên Hoàng. Đền được xây dựng trên nền cung điện kinh đô Hoa Lư xưa, xung quanh đền được các hà khảo cổ khai quật tìm được một mảng một mảng sân gạch có họa tiết hoa sen và đôi phượng vờn nhau.
Đền vua Lê Đại Hành: đền thờ Vua Lê Đại Hành, thái hậu Dương Vân Nga, Lê Long Đĩnh, ngoài ra còn có bài vị thờ công chúa Lê Thị Phất Ngân và tướng Phạm Cự Lượng. Đền vua Lê Đại Hành cách đền vua Đinh Tiên Hoàng 300m thuộc thành đông. Kiến trúc đền xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc nhưng có quy mô nhỏ hơn vua Đinh. Trước mặt đền là khu quảng trường trung tâm cố đô Hoa Lư và núi Đèn nằm trên sông Sào Khê, ở phia sau đền là hào nước bảo vệ cố đô dưới chân núi Đìa.
Đền Phất Kim: tọa lạc trong một khuôn viên khá đẹp, gần cửa bắc vào khu trung tâm cố đô Hoa Lư, một mặt giáp với đường làng cổ Yên Thành. Đền gồm có 3 tòa xếp kiểu chữ nôn và quay nhìn vào sân giữa. Theo ghi chép lịch sử, vị trí này nằm trên nền nhà của cung Vọng Nguyệt, nước trước đây được công chúa Phất Kim chọn ở, rất gần chùa Nhất Trụ.
Hoa Lư Tứ Trấn:
- Trấn Đông - Thần Thiên Tôn: là vị thần trong truyền thuyết ở kinh đô Lư thế kỷ X. Tương truyền, trước khi đem quân dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh đã mang lễ vật đến đây tế lễ vơi mong ước được thần giúp đỡ đánh tan các sứ quân khác. Sau khi lên ngôi vua, Đinh Tiên Hoàng Đế đóng đô ở Hoa Lư, ông đã cho xây dựng nhà Tiền Tế và Kính Thiên Đài là nơi tiếp đón các sứ thần nước ngoài trước khi vào kinh đô.
- Trấn Tây - Thần Cao Sơn: theo như thần phả của đền núi Hầu (xã Yên Thắng, Yên Mô, Ninh Bình), Cao Sơn đại vương là Lạc tướng Vũ Lâm, người con thứ 17 của vua Lạc Long Quân, trong khi đi tuần từ vùng Nam Lĩnh đến vùng Thiên Dưỡng, ông đã tìm ra một loại cây thân bột có thể dùng làm bánh thay bột gạo, ông lấy tên mình đặt cho cây là Quang lang (dân địa phương vẫn gọi là cây quang lang hay cây búng báng). Tại đây, thần đã giúp đỡ dạy bảo người dân làm ăn sinh sống và bảo vệ khỏi các thế lực phá hoại vì vậy đã được nhân dân lập đền thờ. Thần Cao Sơn cùng với thần Thiên Tôn và thần Quý Minh là ba vị thần trấn ngự ở ba cửa ngỏ phía tây, đông và nam của cố đô Hoa Lư.
- Trấn Nam - Thần Quý Minh: có tên gọi khác là Quý Minh đại vương là tên gọi của một vị thần trong truyền thuyết Việt Nam. Theo truyền thuyết dân gian cố đô Hoa Lư, Đức Thánh Quý Minh Đại Vương là một vị thủy thần, là người có công trấn giữ giữ vùng chiêm trũng ải Sơn Nam, bảo vệ đất nước thời vua Hùng Duệ Vương (tức vua Hùng thứ 18). Thần Quý Minh là một “thượng đẳng thần”, ông được các nhà vua qua nhiều triều đại được ban sắc phong, được nhân dân nơi đây thờ phụng. Đền trước kia được vua Đinh Tiên Hoàng cho xây dựng tại thành Nam (Tràng An) ở cố đô Hoa Lư, sau được vua Trần Thái Tông cho xây dựng lại với quy mô như ngày nay.
- Trấn Bắc - Thần Khổng Lồ: khác với 3 vị thần được kể ở trên, là thành hoàng tứ trấn giữ 3 vong thành. Đức Thánh Nguyễn lại là danh nhân sinh ra trên quê hương Vua Đinh Tiên Hoàng và góp công xây dựng, tu tạo nhiều di tích trong cố đô Hoa Lư nên ông được coi là vị thần thánh trấn bắc Hoa Lư tứ trấn. Ông có tên gọi khác là Lý Quốc Sư, ở quê hương ông được gọi là đức Thánh Nguyễn. Trong ghi chép lịch sử, ông là vị thần khổng lồ có thể đi lại bay lượn trên không, tạo ra những hòn núi, hang động, hồ đầm…
7. CÁC CHÙA CỔ Ở HOA LƯ
Sau khi trở thành khinh đô, Hoa Lư dần chuyển đổi thành trung tâm Phật Giáo. Theo ghi chép lịch sử và dấu vết còn sót lại, vào thế kỷ thứ 10, ở đây có rất nhiều chùa tháp như chùa Bà Ngô, chùa Cổ Am, chùa Duyên Ninh, chùa Am Tiên, chùa Tháp, chùa Bàn Long, chùa động Thiên Tôn, chùa Hoa Sơn (nhà Đinh); chùa Kim Ngân, chùa Nhất Trụ, chùa Đẩu Long (nhà Tiền Lê). Theo lịch sử, Vua Đinh Tiên Hoàng là người đầu tiên đặt chức tăng thống phật giáo trong lịch sử mà quốc sư đầu tiên của Việt Nam là Khuông Việt. Điều độc đáo của các ngôi chùa ở đây là được xây dựng trong vách núi đá vôi, dựa vào núi đá hoặc dùng hẳn núi đá để xây dựng chùa. Tiêu biểu nhất phải kể tên: Hoa Sơn, Thiên Tôn, Bích Động, Địch Lộng, Bái Đính, Linh Cốc…
- Chùa Nhất Trụ: ngôi chùa tọa lạc trong khuôn viên rộng 3.000m2, thuộc quần thể di tích cố đô Hoa Lư. Chùa Nhất Trụ được xây vào thời Tiền Lê với kiến trúc theo kiểu chữ Đinh, bao gồm: chính điện, nhà tổ, phòng khách, nhà ăn, tháp mai táng hài cốt các vị sư trụ trì… Mái chùa cong, được lợp ngói nam, trên nóc được trang trí rông chầu. Bên trong chính điện có 4 hàng tượng Phật được sơn son thiếp vàng lộng lẫy. Ngoài ra, bên trong khuôn viên chùa Nhất Trụ có một cột kinh bằng đá do vua Lê Đại Hành cho xây dựng vào năm Ứng Thiên thứ hai (995) để kính dâng đức Phật.
- Chùa Bái Đính: là một quần thể chùa lớn và nắm giữ nhiều kỷ lục châu Á và Việt Bam được xác lập là chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, có tượng Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á...Là quần thể chùa lớn nhất và nhiều kỷ lục nhất Việt Nam, chùa Bái Đính hội tụ đầy đủ yếu tố nhân kiệt theo quan niệm dân gian Việt Nam, đó là đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần.
- Chùa Địch Lộng: tọa lạc tại vùng đất thôn Địch Lộng xã Gia Thanh, Gia Viễn, Ninh Bình, Việt Nam. Chùa Địch Lộng được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia Việt Nam vào năm 1990. Chùa Địch Lộng đep đến mức các nhà vua quyền quý xưa xếp vào nhóm "Nam thiên đệ nhất động". Động chùa Địch Lộng là quần thể di tích thắng cảnh đình đá (có 16 cột đá nguyên khối); đền thờ Lý Quốc Sư; hồ bán nguyệt, 5 tháp cao ba tầng và ba gian chùa Hạ, khu vườn Phật và khu vườn tháp ở hai bên. Chùa trong hang Địch Lộng được chia thành hai lối vào là hang Sáng và hang Tối.
- Chùa Bà Ngô: là ngôi chùa thuộc quần thể di tích quốc gia đặc biệt cố đô Hoa Lư, chùa được xây dừng vào thời nhà Đinh, tọa lạc phía bên phải bờ đê sông Hoàng Long và liền kề khu vực ngoại vi thành Hoa Lư xưa. Chùa Bà Ngô do Ngô phu nhân, là hoàng hậu của Đinh Tiên Hoàng, mẹ của một trong 12 sứ quân Ngô Nhật Khánh thành lập.
8. ĂN GÌ KHI ĐẾN HOA LƯ
Bên cạnh những di tích lịch sử, điểm tham quan độc đáo, thì ẩm thực nơi đây cũng khá đa dạng và hấp dẫn du khách đến Hoa Lư Ninh Bình. Dưới đây là các món ăn ngon bạn có thể thưởng thức khi đến Hoa Lư:
- Cơm Cháy: là đặc sản nổi tiếng của Ninh Bình, hạt cơm đều, giòn rụm, màu sắc vàng tươi, món ăn kèm với nước sốt đặc biệt khiến du khách ăn không có cảm giác ngán.
- Thịt dê núi: Món thịt dê tại Ninh Bình được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như dê tái chanh, dê hấp, nem dê, tiết canh dê, nhựa mận...
- Ôc núi: thịt ốc dai, ngon dòn được chế biến thành nhiều món như: hấp gừng, xào sả ớt, trộn gỏi…
- Bên cạnh đó, du khách có thể thưởng thức nhiều món ngon khác như: Nem Yên Mạc, miến lươn, rượu Kim Sơn, mắm tép Gia Viễn…
9. MỘT SỐ LƯU Ý KHI THAM QUAN CỐ ĐÔ HOA LƯ
- Cố đô Hoa Lư - Ninh Bình là điểm du lịch tâm linh, vì thế du khách đến đây phải ăn mặc kín đáo, lịch sự. Tham quan các đền vua Đinh, vua Le du khách cần phải nhẹ nhàng trật tự để giữ gìn tôn nghiêm và thắp hương để tỏ lòng thành kính với các vị vua đã có công với nước.
- Cần tuân thủ theo sự hướng dẫn của ban quản lý khu di tích hoặc hướng dẫn viên nếu đi theo đoàn.
- Phải giữ gìn vệ sinh chung và không được vứt rác bừa bãi.
- Nếu du khách tự đi thì nên xem trước bản đồ để thuận tiện cho chuyến hành trình khám phá.
- Du khách có thể trực tiếp trao đổi, nói chuyện với các cụ trong ban quản lý để tìm hiểu sâu hơn về lịch sử, giá trị văn hóa, kiến trúc… của khu di tích.