Chùa Long Quang (Long Quang Pagoda)

81 reviews
Viết review

Nằm bên dòng sông Bình Thủy yên bình, chùa Long Quang hiện lên như một viên ngọc sáng trong lòng Cần Thơ với bộ tượng thập bát La Hán trăm tuổi, tinh xảo được chế tác từ gỗ căm xe quý hiếm. Đặc biệt, kiến trúc và nghi thức thờ tự tại chùa mang dấu ấn độc đáo, phản ánh sự hòa quyện giữa tôn giáo và tín ngưỡng của hai dân tộc Việt – Hoa cùng chung sống tại đây. Từ năm 1933, chùa Long Quang đã được vinh danh là Di tích nghệ thuật cấp quốc gia, trở thành một điểm đến không thể thiếu trong hành trình khám phá du lịch Cần Thơ của đông đảo khách thập phương.

Thông tin cần biết
  • Giá vé: Miễn Phí

  • Địa chỉ: Đinh Công Chánh, phường Long Hòa, Long Hoà, Bình Thủy, Cần Thơ, Việt Nam

Giới thiệu về chùa Long Quang

Chùa Long Quang Cần Thơ, còn được biết đến với tên gọi chính thức là Long Quang cổ tự (Hán tự: 隆光古寺), là một biểu tượng của sự hòa quyện giữa văn hóa Việt - Hoa. Nơi đây thuộc hệ phái “Thiền tông lâm tế” từ Trung Quốc, nhưng đã hòa nhập và biến tấu theo tinh thần dân tộc, không chỉ thờ Phật Tổ theo đúng tôn phái mà còn có nhiều tượng khác được bày trí theo phong cách Việt Nam. Đến hiện tại, chùa đã gia nhập Giáo hội Phật giáo Việt Nam và theo hệ phái Bắc Tông.

Tại mảnh đất Tây Đô, chùa Long Quang đã trở thành một sự kết hợp độc đáo và ấn tượng, mang trong mình ý nghĩa của ánh sáng ấm áp, lan tỏa niềm vui và hạnh phúc cho mọi người trong tình yêu của Đức Phật. Vào khoảng năm 1824, tức khoảng thời vua Minh Mạng, Long Quang cổ tự đã được xây dựng. Tiền thân chùa chỉ là một am nhỏ, với nhiều dời trụ trì. Sau này, chùa dần được xây dựng tu bổ và sửa sang đến năm 1846 thì hình thành như bây giờ. 

Chùa không chỉ là nơi phục vụ mục đích tâm linh, mà còn là điểm liên lạc quan trọng của nhiều cán bộ của quân ta trong thời kỳ chống Mỹ từ những năm 1975. Bên cạnh đó, chùa còn được công nhận đặc biệt như: Di tích Văn hóa cấp quốc gia (năm 1993), Di tích Lịch sử – Kiến trúc – Nghệ thuật cấp quốc gia (năm 2013), Di sản văn hóa tâm linh Việt (2017),..

Thông tin cần biết về chùa Long Quang: Địa chỉ, giá vé, giờ mở cửa

  • Địa chỉ: số 155/6, Đinh Công Chánh, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ
  • Giờ mở cửa: hàng ngày
  • Giá vé: Miễn phí tham quan

Hướng dẫn đi đến chùa Long Quang 

Trên đoạn đường Đinh Công Chánh, bên bờ sông Bình Thủy yên bình, Long Quang cổ tự tại Cần Thơ tỏa sáng như một viên ngọc trong số những di tích văn hóa cổ kính ở Cần Thơ, thu hút sự quan tâm của du khách và Phật tử đến tham quan, cúng viếng và thăm dường. Tuyến đường để có thể đến chùa rất dễ tìm, du khách có thể lựa chọn di chuyển đến chùa bằng nhiều phương tiện khác nhau, thuận tiện như: xe khách, ô tô, xe máy,... hoặc với những du khách ở xa hơn có thể đi máy bay đến cảng hàng không quốc tế Cần Thơ, rồi đi xe trung chuyển hoặc thuê xe tại sân bay đến Long Quang cổ tự.

Để đến chùa Long Quang, du khách có thể đi dọc theo quốc lộ 1A, từ đường Cách Mạng Tháng Tám về trung tâm TP. Cần Thơ. Sau đó, rẽ vào tỉnh lộ và tiếp tục đi khoảng 10km. Trên đường đi, du khách sẽ đi qua nhiều cây cầu nhỏ qua kênh rạch, đến số 155 rồi đến chùa Long Quang.

Tham quan chùa Long Quang có gì thú vị?

Long Quang cổ tự đã trở thành một điểm đến tâm linh nổi tiếng tại Cần Thơ. Với không gian rộng lớn và thoáng đãng, chùa mang trong mình một tinh hoa kiến trúc nghệ thuật tôn giáo độc đáo đã tồn tại suốt gần 200 năm. Nơi đây không chỉ là nơi tu hành, mà xưa kia còn là nơi mà người dân đến để bốc thuốc chữa bệnh và học chữ. Hơn nữa, chùa Long Quang còn đóng vai trò là nơi cưu mang và nuôi dưỡng rất nhiều chiến sĩ cách mạng trong cuộc đấu tranh chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc ta.

Lịch sử hình thành của chùa Long Quang Cần Thơ

Từ những năm 1824, trong thời kỳ Minh Mạng thứ năm, Long Quang cổ tự bắt đầu xây dựng dưới bàn tay của Thiền sư Thiện Quyền tại thôn Bình Thủy. Ban đầu, ngôi am chỉ là một thảo am nhỏ bằng lá và chưa có tên gọi cụ thể, là nơi Thiền sư tu hành và truyền bá Phật pháp.

Đến năm 1829, thời kỳ Minh Mạng thứ mười, số lượng tín đồ thọ giới bắt đầu đông đúc, không gian thọ am trở nên chật chội hơn, Thiền sư phát nguyện khuyếch trương thọ am thành một ngôi chùa. Ban sơ lấy hiệu Long Trường Tự - mang ý nguyện cầu mong chùa vững như núi sông, bền như đất trời. Những ngày đầu, chùa với kiến trúc đơn sơ từ gỗ và ngói như những ngôi tự khác.

Trong giai đoạn thực dân Pháp chiếm đóng Nam Kỳ, dân cư bị phân tán và chùa Long Trường cũng trở thành nạn nhân của sự hủy hoại nặng nề này. Hình ảnh chùa bị hư hại và bị bỏ hoang trở nên lạnh lẽo và tàn phá. Để bảo tồn ngôi chùa và tôn tạo truyền thống, lúc này Thiền sư Trần Quảng Văn, đã đảm nhận trách nhiệm bảo quản Tam bảo. Trong quá trình này, Thầy đã quyết định thay đổi tên chùa từ "Long Trường" thành "Long Quang" (chữ "Long" để gìn giữ lại  truyền thống của chùa Long Trường và chữ "Quang" mang truyền thống của Tổ đình Linh Quang).

Sau nhiều đời trụ trì viên tịch, đến năm Đinh Hợi (khoảng năm 1887), giáo thọ Phổ Minh ở chùa Hội Phước (Nha Mân) cúng một quả Đại hồng chung cổ nặng gần 200 cân. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển và hoàn thiện của chùa.

Sau đó, chùa bắt đầu phát triển và hoàn thiện dần. Đến ngày 21/06/1993 chùa được công nhận là Di tích Văn hóa cấp quốc của Bộ Văn hóa - Thông tin. Đến năm 2013, thì được công nhận là Di tích Lịch sử – Kiến trúc – Nghệ thuật cấp quốc gia, và đến năm 2017 thì được công nhận là Di sản văn hóa tâm linh Việt,... ghi nhận giá trị và trong tín ngưỡng và văn hóa tâm linh tại Việt Nam, đặc biệt là trong vùng xứ Tây Đô.

Kiến trúc chùa Long Quang Cần Thơ

Chùa có diện tích gần khoảng 12.000 m vuông, với: cổng tam quan, chánh điện, giảng đường, thất trụ trì, tháp cốt, trái đường,.. nằm cạnh bến sông Bình Thủy thanh bình. Du khách có thể đến bằng cả đường thủy và cả đường bộ sạch đẹp, dễ dàng di chuyển.

Bên ngoài chùa

Bên ngoài chùa, mặt tiền rộng khoảng 50 mét được bao quanh bởi hàng rào song sắt. Nổi bật trong không gian này là cổng tam quan rực sắc vàng, tạo điểm nhấn đặc biệt để mọi người, từ Phật tử đến du khách, dễ dàng nhận ra chùa. Cổng tam quan có hai tầng mái ngói, đầu mái uốn cong với hoa văn và bánh xe pháp luân độc đáo.

Tại cổng chính lớn giữa, có dòng chữ Long Quang viết bằng chữ Hán cổ tự. Cổng nhỏ bên phải (nhìn từ bên ngoài) có viết hai chữ Trí Tuệ, còn cổng nhỏ bên trái có viết hai chữ Từ Bi. Hai cột chính của cổng được làm nổi bật với hai câu đối, và chữ đầu tiên trên mỗi câu đối mang tên chùa "Long Quang" được viết bằng chữ Hán dịch ra là:

Long đức phổ thập phương, Phật đạo hoằng thâm chánh giáo

Quang minh chiếu tam giới, thiền lâm quảng nhuận chân truyền”

Tại sân chùa Long Quang

Trong sân chùa, được tạo tác với một hồ nổi nhỏ trồng sen với nhà thủy tạ và tượng Quan Thế Âm Bồ Tát đứng trên đài sen. Ở xung quanh hồ, các vách hồ gắn thêm các cánh hoa sen được làm cách điệu. Trước cửa chùa dựng một bia lưu niệm ghi tóm tắt các nội dung công nhận chùa là di tích lịch sử - văn hóa và cả những ghi chú ngày trùng tu lại ngôi chánh điện. Phía bên phải sân, dựng tượng đài Quan Thế Âm Bồ Tát được đặt lộ thiên cao hơn 2 mét.

Trung tâm chánh điện

Tại trung tâm chánh điện Long Quang cổ tự ở Cần Thơ,  với lối xây dựng theo kiểu thượng lầu hạ hiên. Chính điện là một công trình đẹp mắt được làm từ gỗ, có hai bậc. Bên trên là một bức hoành phi bằng gỗ, được chạm trổ tinh xảo và thiết kế dưới dạng cuốn thư. Trên bức hoành phi, có hàng chữ viết: "Đại hùng bảo điện".

Bậc trên của chính điện là nơi thờ ba pho tượng Tam thế Phật. Ở giữa là tượng Bồ Tát A Di Đà, bên trái là tượng Bồ Tát Đại Thế Chí, và bên phải là tượng Bồ Tát Quán Thế Âm. Bậc dưới của chính điện có một tượng Bồ Tát Di Lặc, với nụ cười tươi tắn, đang đùa giỡn với hai đứa trẻ. Phía trước chính điện, có một tượng Thích Ca nhập niết bàn, cùng với các đồ thờ như chuông, mõ, nhang đèn....

Ở vị trí vách trái, có trưng bày 9 tượng La Hán, và ở đối diện là 9 tượng trên vách phải. Tiếp theo là bàn thờ Quán Thế Âm Bồ Tát, và hai bên có Thiên Tài và Đồng Tử. Bàn thờ Hậu Tổ được đặt sau điện thờ chính. Trên đỉnh là tượng Phật Mẫu Chuẩn Đề, và phía dưới có tượng Bồ Đề Đạt Ma. Xung quanh được bày trí các long vị và các bức di ảnh của các cố trụ trì chùa. Sát vách hai bên cửa được đặt hai bàn thờ, bên phải thờ các tượng Quan Công, Giám Trai và bên trái thờ các tượng Diêm Vương, Long Vương và Phán quan.

Đặc điểm đáng chú ý nhất tại chánh điện là bộ nhóm tượng Thập Bát La Hán, mỗi tượng cao 80cm. Tại chùa, Các hệ thống tượng các vị La Hán được thể hiện theo nét riêng biệt của tôn phái Thiền tông Trung Hoa. Các tượng La Hán thường không mặc áo cà sa hay đắp y cầm bát như thường thấy, mà thay vào đó, họ mặc áo tràng. Mỗi tượng La Hán lại cầm trên tay một bảo bối khác nhau, biểu trưng cho phẩm hạnh, đức độ hoặc phương tiện mà các vị đã chứng quả. Tư thế ngồi của mỗi tượng La Hán cũng khác nhau, tạo nên một cảnh tượng sống động. Nguyên liệu chế tác chủ yếu từ gỗ căm xe nguyên khối và điêu khắc vô cùng rất tinh xảo.

Sau chánh điện chùa Long Quang Cần Thơ

Phía sau tòa nhà Chánh điện là Khu Tháp rộng lớn, nơi trồng nhiều hoa kiểng và đồng thời là nơi ứng chứa di cốt của các cố trụ trì đã viên tịch. Khu Tháp tạo dựng cùng nhiều con đường nhỏ trải xi măng sạch đẹp, trong khu vườn có nhiều chỗ nghỉ chân dành cho du khách và Phật tử về thăm chùa với mái hình tròn hoặc hình lục giác. Không gian tại chốn này vô cùng yên bình, thoáng đãng.

Chùa Long Quang Cần Thơ thờ ai?

Long Quang cổ tự thờ chủ yếu là Phật Thích Ca, ngoài ra trong Chùa còn có Long Vương, Ngọc Hoàng, Chuẩn Đề, Địa Tạng, Giám Trai, . .. Đặc biệt là nhóm tượng 18 vị La Hán. Trên bàn tay mỗi vị là một bửu bối riêng, làm nổi bật lên tài năng, đức hạnh hay phương tiện giúp các vị giác ngộ. Mỗi con vật cưỡi của các vị là các con thú dữ như: hổ, rồng, báo, nai, mèo,.. với tư thế nằm khác nhau, nhưng đều sát xuống đất quy thuận, nhưng cả vị chủ nhân và con vật đều được thể hiện một cách uyển chuyển, nhẹ nhàng qua từng tư thế, động tác, nét mặt và ánh mắt nhìn.

Bên cạnh đó, chùa còn có nhiều đồ thờ tự như chuông, mõ, nhang đèn… được bố trí trước chánh điện giúp du khách và Phật tử có thể dễ dàng tiếp cận để cúng viếng, chiêm bái, thắp hương.

Giá trị lịch sử to lớn của chùa Long Quang Cần Thơ

Với hơn 200 năm lịch sử đầy thăng trầm, chùa Long Quang không những là một địa điểm tâm linh, mà còn là một nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý hiếm có giá trị nghệ thuật và điêu khắc. Đáng nói, chùa còn giữ vai trò là một chứng nhân lịch sử trong kháng chiến chống Hoa Kỳ và chống Pháp, khi nơi đây đã che chở và đùm bọc đồng bào cách mạng hoạt động bí mật.

Khoảng năm 1945, với bối cảnh toàn dân đang chiến đấu chống lại cuộc đàn áp của thực dân Pháp, chùa Long Quang đã tham gia đóng góp một vai trò quan trọng. Các cây trụ chùa đã được dỡ và sử dụng để trấn giữ trên sông Bình Thuỷ gần rạch Phố, được gọi là "cản Phố chùa". Ngoài ra, quả đại hồng chung nặng gần 200kg và các bộ từ khí bằng đồng của chùa đã được đưa về Công binh xưởng khu 9 để chế tạo quân trang phục vụ chiến đấu nhằm đấu tranh chống lại giặc ngoại xâm. Chùa Long Quang có thể được coi là đã cống hiến một phần quan trọng của nhà chùa đối với Cách mạng trong công cuộc kháng chiến chống lại thực dân Pháp, để giành lại độc lập, tự do cho đất nước.

Các lễ hội, sự kiện ở chùa Long Quang Cần Thơ

Chùa Long Quang Cần Thơ tổ chức mỗi năm nhiều lễ hội đặc biệt, với sự tham dự đông đảo của du khách và Phật tử từ khắp nơi đến thăm viếng. Các lễ hội gồm có: Cúng Thượng Ngươn (tháng giêng), Cúng Trung Ngươn (tháng 7), Cúng Hạ Ngươn (tháng 10) và lễ Phật Đản sanh (tháng 4), cũng là những ngày lễ lớn của những người con ở Bình Thuỷ. Trong trường hợp có điều kiện, chùa sẽ tổ chức các chương trình nhạc Phật để phục vụ quần chúng nhân dân. 

Khuôn viên của chùa rộng rãi và thoáng mát, là nơi thuận tiện cho việc tổ chức các khóa tu mùa hè hàng năm. Đây là một nơi linh thiêng, thu hút nhiều khách đến vãng chùa, đặc biệt là các ngày 14, 15 và 29, 30 Âm lịch mỗi tháng. Nơi đây cũng là nơi thu hút đông đảo Phật tử đến quy y tam bảo vào các ngày rằm tháng giêng, tháng 4, tháng 7 và tháng 10 Âm lịch.

Nên ghé điểm tham quan chùa Long Quang khi nào?

Du khách có thể ghé thăm chùa Long Quang ở Cần Thơ vào nhiều thời điểm khác nhau. Nếu là người yêu thích không khí trang nghiêm và muốn trải nghiệm cảm giác bình yên, tĩnh lặng, thì việc ghé thăm chùa vào các ngày thường là lựa chọn rất phù hợp. Trong những ngày này, chùa thường mang đến cho du khách một không gian yên tĩnh, có thể thả hồn, tĩnh dưỡng và tận hưởng vẻ đẹp nhẹ nhàng của cảnh quan chùa.

Tuy nhiên, nếu muốn trải nghiệm một sự kiện đặc biệt hoặc ngày lễ tôn giáo, những ngày lễ hội đặc sắc của chùa Long Quang cũng là một điểm nhấn thú vị mà du khách có thể lựa chọn tham gia. Tại chùa hàng năm đều có những dịp lễ hội đặc biệt như Lễ Phật Đản, lễ cúng Thượng Ngươn, Trung Ngươn, Hạ Ngươn,.. hay những ngày rằm trong các tháng, chùa cũng tổ chức nhiều hoạt động đặc biệt. Du khách sẽ có cơ hội khám phá nét đẹp văn hóa tâm linh tại chùa Long Quang Cần Thơ và ghé thăm nhiều điểm đến khác quanh khu vực Bình Thủy.

Ăn uống khi đến chùa Long Quang

Nằm trên đoạn đường Đinh Công Chánh, gần chùa Long Quang có nhiều quán địa phương chuyên các món ăn bản địa đậm chất Tây Nam Bộ đặc sắc mà du khách có thể thưởng thức như: quán Bà Ba, quán ăn gia đình Chiến, quán Ngọc Ánh,... Du khách có thể xem đánh giá của nhiều du khách, người dân địa phương để có thể lựa chọn quán ăn phù hợp với khẩu vị bản thân,..

Chùa Long Quang còn có các buổi ăn chay diễn ra vào các dịp lễ, hay các khóa tu mùa hè. Đây là những sự kiện đặc biệt mà du khách có thể tham gia để trải nghiệm ẩm thực chay và tìm hiểu về tâm linh Phật giáo.

Lưu trú khi đến chùa Long Quang

Với vị trí tuyệt đẹp bên sông Bình Thuỷ thơ mộng, du khách có thể tìm thấy các khách sạn, nhà nghỉ và homestay với tầm nhìn hướng ra sông nước hữu tình, ngay gần chùa Long Quang. Tại Bình Thuỷ, du khách có vô số lựa chọn lưu trú từ mức giá bình dân cho đến cao cấp, đi kèm với những tiện nghi độc đáo cùng phong cách riêng. Tuỳ thuộc từng thời điểm và yêu cầu riêng biệt của du khách, nên mức giá tùy theo thời điểm khi du khách đặt phòng cũng có thể thay đổi. 

Ngoài ra, du khách cũng có thể lựa chọn các khách sạn tại trung tâm thành phố Cần Thơ và di chuyển khoảng 30 phút là đến chùa Long Quang.

Các điểm tham quan gần chùa Long Quang 

Chùa Long Quang, một điểm tham quan độc đáo tại Cần Thơ, thuộc quận Bình Thủy, hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp và linh thiêng của nó. Ngoài việc thăm quan chính thức tại chùa Long Quang, du khách cũng có thể khám phá các điểm đến đẹp gần chùa như:

  • Đền thờ vua Hùng Cần Thơ: chỉ cách chùa Long Quang khoảng 2,01 km. Là một nơi linh thiêng và quan trọng trong văn hoá và truyền thống dân tộc Việt Nam với kiến trúc độc đáo khánh thành năm 2022.
  • Nhà cổ Bình Thủy: nằm trong khu vực quận Bình Thủy, cách chùa Long Phước chưa đến 4km. Với kiến trúc độc đáo từ thế kỷ 19, với dấu ấn kiến trúc Pháp hoà với nét văn hoá Việt Nam ấn tượng. Là nơi ghi hình bộ phim điện ảnh "Người tình" đình đám của nhà làm phim người Pháp - đạo diễn Jean Jacques Annaud.
  • Đình Bình Thủy: mang kiến trúc cổ truyền của người Việt trong những năm đầu thời kỳ khai hoang mảnh đất Tây Nam Bộ. Hàng năm tại đình có hai lễ hội lớn là lễ Hạ điền (14-15/tháng chạp) và lễ Thượng điền (12-14/4 AL) thu hút đông đảo du khách. Chỉ cách chùa Long Quang khoảng 4,4 km
  • Vườn du lịch Ba Cống: Nằm bên bờ sông Hậu thoáng đãng, là một địa điểm vui chơi giải trí miệt vườn hấp dẫn cho gia đình hay nhóm bạn chỉ cách Long Quang cổ tự khoảng 5km.

Ngoài ra, du khách cũng có thể dễ dàng di chuyển đến nhiều điểm tham quan nổi tiếng tại Cần Thơ tại huyện Phong Điền hay Ninh Kiều. Hoặc có thể dễ dàng đến thăm huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long với nhiều điểm tham quan đậm chất miền Tây: chợ Tân Quới, chợ Tân Thành, chùa Hưng Huệ,...

Xem thêm: Địa điểm du lịch Cần Thơ

Kinh nghiệm đi chùa Long Quang 

  • Để có trải nghiệm tốt nhất, hãy chọn tham quan chùa Long Quang vào các ngày diễn ra các lễ hội, để có thể tham gia nhiều hoạt động thú vị, đậm sắc màu tâm linh Tây Nam Bộ tại chùa như: lễ cúng Thượng Ngươn (tháng giêng), Cúng Trung Ngươn (tháng 7), Cúng Hạ Ngươn (tháng 10), lễ Phật Đản sanh (tháng 4),...
  • Hãy nhớ đem theo thuốc chống muỗi để tránh bị muỗi chích trong quá trình tham quan chùa. Ngoài ra, hãy nhớ mang theo áo hoặc ô chống nắng để bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời gay gắt.
  • Khi tham quan chùa, hãy mặc trang phục kín đáo và lịch sự nhằm tôn trọng không gian tâm linh tại chùa.
  • Nếu bạn có kế hoạch tham quan chùa Long Quang vào mùa mưa tại Cần Thơ (khoảng từ tháng 5 đến tháng 11), hãy nhớ đảm bảo mang theo áo mưa hoặc một chiếc ô để có thể dễ dàng đối phó với các cơn mưa bất chợt.

Chùa Long Quang, còn được biết đến là Long Quang cổ tự, là một điểm du lịch tâm linh nổi tiếng và nổi bật tại Cần Thơ. Nơi đây không chỉ mang đến cho du khách nét văn hoá tâm linh đặc sắc của xứ Tây Đô, mà còn là một thước đo để du khách có thể chiêm ngưỡng nét đẹp tâm linh, cảm nhận và hiểu biết sâu sắc hơn về lòng yêu nước cùng nét văn hoá tâm linh độc đáo của vùng đất Sông Cửu Long xưa và nay.

Đã cập nhật vào ngày 20/02/2024
4.52
dựa trên 81 đánh giá
5
69.14%
56
4
18.52%
15
3
8.64%
7
2
2.47%
2
1
1.23%
1
avatar
avatar
Diên Diên 2019-07-20 09:51:16

Khá đẹpKhuôn viên Chùa có diện tích khoảng 12.000 m2, bao gồm: cổng tam quan, chính điện, giảng đường, thất trụ trì, tháp cốt, trai đường... Chùa Long Quang thuộc hệ phái "Thiền tông lâm tế" du nhập từ Trung Quốc sang, nhưng ngôi chùa không chỉ thờ Phật Tổ theo đúng hệ phái mà các tượng thờ ở đây rất phong phú, được bài trí theo phong cách Việt Nam. Điều đó thể hiện sự kết hợp hài hòa về tôn giáo tín ngưỡng của hai dân tộc Việt – Hoa cùng sinh sống trên vùng đất Cần Thơ.

Trả lời