Đỉnh Tà Chì Nhù

0 reviews
Viết review

Được mệnh danh là nóc nhà của tỉnh Yên Bái, Tà Chì Nhù nằm trên địa bàn xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu, là một phần của khối núi Pú Luông, thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn.

Thông tin cần biết

1. Thông tin tổng quan về Tà Chì Nhù

Được mệnh danh là nóc nhà của tỉnh Yên Bái, Tà Chì Nhù nằm trên địa bàn xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu, là một phần của khối núi Pú Luông, thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn. Dãy núi Hoàng Liên Sơn ở nước ta chạy dài tới 180km theo hướng tây bắc - đông nam, giữa hai tỉnh Lào Cai, Lai Châu, kéo dài đến tận phía tây tỉnh Yên Bái. Những ngọn núi cao nhất đều tập trung ở đây. Tà Chì Nhù đạt độ cao chính xác là 2.979m so với mực nước biển, đứng thứ bảy về độ cao ở Việt Nam.

hình ảnh

Tà Chì Nhù, còn gọi là Phu Song Sung theo cách gọi của người dân tộc Thái hay Chung Chua Nhà. Theo cách gọi của người dân tộc Mông, là đỉnh núi nằm trong top 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam. Đây cũng là ngọn núi được mệnh danh là vương quốc cho những hành trình đi săn mây. Bởi tầm nhìn nơi đây luôn được “rừng mây” phủ kín. Tuy nhiên so với nóc nhà Đông Dương Fansipan, đường lên Tà Chì Nhù có vẻ khó khăn hơn. Do địa hình Yên Bái nhiều núi đá, con đường lên đỉnh núi dựng đứng và trải dài như vô tận.

2. Thời gian lý tưởng leo Tà Chi Nhù

Nằm trong vùng khí hậu của miền Bắc nên Tà Chì Nhù cũng mang hình thái thời tiết tương tự với mùa hè cũng là mùa mưa kéo dài khoảng từ tháng 5 – 8, mùa đông lạnh nhưng lại khá khô ráo, tuy nhiên do địa hình núi cao nên cũng sẽ khá buốt.

  • Theo kinh nghiệm leo núi Tà Chì Nhù, thời gian lý tưởng để leo Tà Chì Nhù là từ tháng 11 đến tháng 3, đặc biệt là vào những ngày nắng đông hoặc đầu xuân, lúc này thời tiết tương đối khô ráo, sẽ hơi lạnh nhưng ít mưa và có thể săn được mây.
  • Ngoài ra, nếu muốn săn hoa đỗ quyên nở các bạn hãy đi Tà Chì Nhù vào khoảng giữa mùa xuân (thường trong khoảng 2 tháng đầu năm)
  • Mùa hè là thời điểm nắng nóng, leo núi mùa này sẽ rất mất sức. Thời điểm này cũng hay gặp mưa, càng lên cao thì lại càng gặp nhiều sương mù. Ngoài việc leo mùa này sẽ vô cùng vắng vẻ, còn lại không có yếu tố gì thuận lợi lắm.

hình ảnh

Một vài thông tin cơ bản khi leo Tà Chì Nhù, các thông tin này sẽ có chút sai số giữa các thiết bị đo cũng như có thể do quãng đường đi khác nhau.

  • Bắt đầu leo từ Mỏ Chì, chỗ này có cao độ khoảng 1200m
  • Từ Mỏ Chì lên lán 2400m quãng đường khoảng 6km
  • Từ lán nghỉ 2400m lên đến đỉnh khoảng 2,5 -3 km
  • Tổng quãng đường các bạn leo trong 2 ngày sẽ vào khoảng 18km

hình ảnh

3. Những vật dụng cần thiết để chinh phục Tà chì Nhù

Theo kinh nghiệm du lịch leo núi Tà Chì Nhù, để chuyến đi diễn ra suôn sẻ và tốt đẹp thì các bạn cần chuẩn bị những hành trang cần thiết như:

  • Quần áo: 1 bộ quần áo rộng rãi, thoải mái. Kèm theo 2-3 bộ quần áo mỏng để thay lúc nghỉ ngơi. Nếu đi vào mùa đông, nên mang theo quần áo ấm phù hợp như áo khoác, áo phao….và bộ quần áo mưa để đề phòng.
  • Giày trekking chuyên dụng, có độ bám tốt vì đường trơn trượt, rất dễ ngã.
  • Lương thực + nước uống. Chủ yếu là mang đồ ăn khô như lương khô, bánh quy… Hạn chế nhồi nhét quá nhiều, gây cản trở trong quá trình leo núi.
  • Mang theo một số loại thuốc cơ bản như hạ sốt, cảm cúm, đau đầu…
  • Nhiều vật dụng khác. Có thể kể đến là đèn pin, sạc pin dự phòng, tiền mặt, mũ, găng tay che nắng…

hình ảnh

4. Các lưu ý khi leo Tà Chì Nhù

  • Khác với một số đỉnh núi cũng thuộc dãy Hoàng Liên Sơn như Fansipan (Lào Cai), Pu Ta Leng (Lai Châu)…, muốn lên đỉnh Tà Chì Nhù, các bạn sẽ phải trải qua nhiều con dốc, đi phía trên những tán cây nên người leo phải hết sức cẩn thận, cố gắng điều hòa nhịp thở, và bám sát cả đoàn trong suốt hành trình. Theo kinh nghiệm leo núi Tà Chì Nhù, tốt nhất nên xem trước dự báo thời tiết, để tránh gặp phải tình trạng trơn trượt, sạt lở khi đi vào những ngày mưa gió.
  • Nếu đoàn bạn đi với số lượng ít, bạn nên thuê người dẫn đường là người dân bản địa để có người đồng hành tin cậy. Có thể thuê thêm 1 người vác những đồ nặng chung cho cả đoàn. Nếu không biết thuê ai, hãy hỏi đường đến nhà bí thư bản Xà Hồ để được giúp đỡ. Bạn có thể trả họ mức chi phí hợp lý từ 600.000 - 700.000/người.
  • Nếu thấy trời bắt đầu tối mà chưa đến điểm nghỉ, tốt nhất nên dừng lại, kiếm chỗ kín gió, đủ rộng để cắm trại để nghỉ ngơi tạm thời, không nên đi tiếp vì leo núi trời tối rất nguy hiểm.

hình ảnh

  • Nếu tại nơi cắm trại gió quá mạnh, các bạn cần có phương án neo dây cố định chắc chắn.
  • Khi leo núi xong, trên đường về Nghĩa Lộ cũng có khá nhiều cảnh đẹp, bạn sẽ thấy cuộc sống thanh bình của người dân địa phương, những chú bò nhẩn nha gặm cỏ trên núi... hãy dành chút thời gian để ngắm nghía, chụp ảnh. Đừng vội bỏ qua khoảnh khắc bình yên này trên chặng đường khó khăn và nhiều thử thách!

Đã cập nhật vào ngày 26/10/2021
dựa trên 0 đánh giá
5
0%
0
4
0%
0
3
0%
0
2
0%
0
1
0%
0
avatar