LÀNG SƠN MÀI TƯƠNG BÌNH HIỆP - BÌNH DƯƠNG

2 reviews
Viết review
Làng sơn mài Tương Bình Hiệp là một trong những làng sơn mài nổi tiếng khắp cả nước và vươn ra cả thế giới . Đến vơi nơi đây bạn sẽ được tìm hiểu về lịch sử làng tranh sơn mài , và tham quan tìm hiểu cách tạo ra những bức tranh đó .
Thông tin cần biết
  • Giá vé: Miễn phí

  • Địa chỉ: 1399, Lê Chí Dân, Tương Bình Hiệp, Thủ Dầu Một, Bình Dương 820000, Việt Nam

Các địa điểm tham quan gần đó
avatar
865 reviews
Viết review
avatar
348 reviews
Viết review
avatar
322 reviews
Viết review
avatar
281 reviews
Viết review

Cách trung tâm thị xã Thủ Dầu Một chừng 7km về phía Bắc thuộc xã Tương Bình Hiệp, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, Tương Bình Hiệp là tên một làng nghề làm sơn mài truyền thống đã được kế tục và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Sản phẩm sơn mài Tương Bình Hiệp từ lâu đã nổi tiếng khắp cả nước về chất lượng và sự tinh xảo nhẹ nhàng mang đậm phong cách Á Đông
Theo nguồn sử liệu địa phương, vào giữa thế kỷ XVIII, một lớp lưu dân từ miền Bắc và các xứ thuộc vùng “Ngũ Quảng” xa xôi đã xuôi theo sông Sài Gòn đến tụ cư lập nghiệp ở huyện Bình An (Thủ Dầu Một). Một số người đã tìm về vùng Tương Bình Hiệp ngày nay lúc đó còn rất hoang vu để khai phá và làm nông nghiệp dọc theo triền sông Sài Gòn. Đến cuối thế kỷ XVIII, nhiều lớp thợ sơn mài từ đất Quảng Bình, Thuận Hóa đã theo dòng di dân đem nghề sơn vào tận các xứ Đồng Nai, Gia Định và cả vùng đất sau này là Tương Bình Hiệp. Tên Tương Bình Hiệp mãi đến năm 1861 mới xuất hiện khi người Pháp chiếm huyện Bình An lập nên mười xã thôn của tổng Bình Thổ thuộc tỉnh Thủ Dầu Một. Ban đầu nơi đây cũng chỉ có vài hộ chuyên nghề sơn son thếp vàng và pha chế sơn then.
Từ một việc làm để giải trí lúc nông nhàn cho đỡ niềm mong nhớ quê cha đất tổ, những tác phẩm sơn mài đầu tiên đã được những người giàu có trong vùng biết đến và đặt mua. Tiếng lành đồn xa, hàng đặt ngày càng nhiều, đã có những hộ chuyên nghiệp kéo theo nghề làm sơn mài phát triển. Khi người Pháp chiếm Thủ Dầu Một, họ đã thích thú với nghệ thuật sơn mài Việt Nam. Nhận chân giá trị của môn nghệ thuật khá lạ lẫm này, người Pháp đã giới thiệu phương pháp sáng tạo nghệ thuật của phương Tây để bổ sung, ứng dụng vào nghệ thuật cổ truyền Việt.
Các nghệ nhân lớn tuổi của làng nghề Tương Bình Hiệp vẫn nhớ như in những thời khắc đặc biệt trong thế kỷ XX, đã ghi những dấu ấn quan trọng góp phần làm nên tên tuổi làng nghề Tương Bình Hiệp:
Vào cuối những năm 30, hai ông Năm Nhương và Ba Lắm đã về làng mở cơ sở làm sơn mài sau khi học xong lớp dạy nghề sơn mài ở Trường Mỹ nghệ Thực hành Thủ Dầu Một, mở ra một chương mới cho làng nghề đi vào chuyên nghiệp hóa.
Khoảng cuối thập niên 40, ông Lê Văn Có (quen được gọi là thầy giáo Có hay “giáo Sơn”) đã trở về làng truyền bá nghề làm sơn mài cho con cháu và các thanh niên trong làng, tạo điều kiện phổ cập nghề đến cộng đồng.
Trong thập niên 50, hai ông Trương Văn Thanh và Nguyễn Thanh Lễ đã gây dựng xưởng sơn mài Thanh Lễ, tạo cơ hội và thanh thế đưa tiếng tăm sơn mài Tương Bình Hiệp đi xa…
Với kỹ thuật sơn mài không ngừng được cải tiến và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, làng nghề Tương Bình Hiệp phát triển khá bền vững và thợ sơn mài đất Thủ đã nổi tiếng khắp cả vùng Nam Kỳ lục tỉnh.
Để làm thành một tác phẩm sơn mài là cả một quá trình đòi hỏi nhiều kinh nghiệm của người thợ. Tùy vào loại sản phẩm mà cốt sẽ được tạo bằng những chất liệu khác nhau, như gỗ dùng làm bàn ghế, tủ, bình; ván ép dùng làm tranh, hộp; gốm dùng làm bình, tượng; vải hay giấy dùng làm cốt cho những sản phẩm có kiểu dáng nhẹ, mỏng như bát đĩa, độc bình… Sau công đoạn phất vải, thông thường người thợ phải qua 5 công đoạn sơn là sơn bó, sơn hom, sơn lót, sơn quang thí, sơn quang… Sơn có thể từ 16 đến 30 lớp tùy vào sản phẩm là tranh khổ lớn, khổ nhỏ, cẩn ốc, cẩn trứng, dát vàng, dát bạc hay là một loại đồ mỹ nghệ cụ thể. Nếu trước đây người thợ phải mài sau mỗi lớp thì ngày nay họ đã có cải tiến, chỉ mài sau khi hoàn tất xong từng công đoạn, tiết kiệm được nhiều công sức và thời gian mà vẫn đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật tạo tác.

















Đã cập nhật vào ngày 24/01/2020
5
dựa trên 2 đánh giá
5
100%
2
4
0%
0
3
0%
0
2
0%
0
1
0%
0
avatar