Blog Chùa BỬU LÂM

Chùa BỬU LÂM

avatar
Somchai Nguyen dot Thứ 4, 13/10/2021
Theo dõi Gody.vn trên Google news
Trải qua hàng trăm năm, dù kiến trúc bên ngoài có thay đổi nhưng nội thất vẫn giữ nét cổ kính của một ngôi chùa xưa.
Đến Mỹ Tho, Tiền Giang mà không đến chùa Bửu Lâm, hẳn là một thiếu sót, ngày xưa ở vùng đất này từng có câu ca:
"Về sông Bảo Định bờ đông
có ngôi chợ Cũ, có chùa Bửu Lâm"
Bửu Lâm, ngôi chùa khá cổ nằm giữa tán cây xanh mát, được xây dựng từ năm 1803.
Vào những năm cuối thế kỷ XVII (1742), Chúa Nguyễn Phúc Khoát cho di dân từ các tỉnh miền Trung vào miền Nam khai khẩn đất hoang để lập làng định cư, sinh sống. Trong đoàn người ấy có một vị Ni cô am hiểu về cây thuốc Nam đã đến xóm Dầu (nơi này ngày xưa nhân dân sống bằng nghề ép dầu mù u) lập am nhỏ để tu niệm và trồng cây thuốc chữa bệnh cho nhân dân quanh vùng. Sau khi Ni cô qua đời, không người kế vị, những cây thuốc quý không người chăm sóc nên ngày một sinh sôi, nảy nở.Năm Gia Long thứ 2 (1803), bà Phạm Thị Đạt là một Phật tử giàu có và mộ đạo nhất trong vùng đã rước Hòa thượng Tiên Thiện - Từ Lâm từ chùa Đức Lâm về trụ trì. Bà bỏ tiền ra xây dựng lại ngôi chùa bằng các loại gỗ quý, có quy mô lớn và tồn tại đến ngày nay. Để tưởng nhớ đến công đức của vị Ni cô sáng lập ra Chùa đầu tiên và thấy nhiều cây thuốc quý mọc quanh chùa, Hòa thượng Tiên Thiện đặt tên chùa là "Bửu Lâm" với ngụ ý "báu vật nhiều như cây trong rừng".
Chùa Bửu Lâm là một trong những ngôi Cổ tự có mặt sớm tại vùng đất Mỹ Tho còn giữ lại nhiều di tích cổ.Trải qua hơn 200 năm chùa đã nhiều lần trùng tu nhưng đến nay chùa vẫn còn giữ lại nét kiến trúc ban đầu lúc mới xây dựng, gồm 3 phần: Tiền đường, Chánh điện và Hậu tổ. Cổng tam quan được xây dựng hình cổ lâu, tầng trên trang trí nhiều hoa văn rồng phượng và những câu đối ý nghĩa thâm trầm. Tầng dưới có 3 cửa ra vào, ngụ ý là 3 cửa đạo Không môn, Vô tướng và Giải thoát môn. Chánh điện được trang trí 9 bộ bao lam với những họa tiết và đường nét tinh xảo. Bộ bao lam trước bàn thờ chánh điện chạm lộng công phu với bộ "Cửu Long phún thủy" và đôi long trụ "Cá hóa rồng" sơn son thếp vàng óng ánh. Các bộ bao lam còn lại được chạm khắc mai điểu, song phụng chầu cuốn thư, mẫu đơn, chim trĩ và các họa tiết tứ linh, tứ quí, sen ... Bên cạnh đó, nghệ thuật chạm khắc gỗ còn được thể hiện trên 12 tấm hoành phi chạm hoa văn công phu, sinh động, xung quanh chạm tứ linh, lưỡng long tranh châu ... Đó là những tác phẩm khắc chữ nổi rất độc đáo, thực hiện bởi các đôi tay tài hoa, khéo léo của những nghệ nhân chạm trổ cách đây trên 100 năm. Ban đầu chùa được xây dựng theo lối kiến trúc “nội Công ngoại Quốc”, gồm 05 nóc khang trang: Tiền sảnh, Chánh điện, Tổ đường và Tăng xá. Các cây cột được làm bằng gỗ Căm Xe và Cà Chất; kèo chạm võ đậu; đòn tay, rui, mè bằng gỗ thau lau; mái lợp ngói âm dương; nền đúc cao 1m, lát gạch tàu.
Hiện nay chùa Bửu Lâm thờ theo phong cách Phật giáo Bắc truyền dòng Lâm Tế Chánh Tông ở Nam bộ. Chùa Bửu Lâm là một công trình kiến trúc cổ tiêu biểu nhất thế kỷ 19 ở đồng bằng sông Cửu Long. Về mặt lịch sử chùa còn là cơ sở cách mạng vững chắc của Thị ủy Mỹ Tho trong hai cuộc kháng chiến vệ quốc. Từ năm 1926 đến năm 1945, chùa Bửu Lâm là nơi tụ họp của các nhà yêu nước, trong đó có các cụ Nguyễn Sinh Sắc, Phan Chu Trinh, Nguyễn Văn Nguyễn… Chùa còn là nơi thành lập chi bộ Xóm Dầu, một trong những chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Tiền Giang. Ngày 13/9/1999 chùa Bửu Lâm được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích cấp quốc gia.
Chùa Bửu Lâm Tiền Giang mỹ tho tiền giang

Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.

Viết blog ngay
Đã cập nhật vào ngày 26/12/2022
Love
2 Bình luận
avatar
Somchai Nguyen

Khi thời gian trôi đi, mọi thứ đều thay đổi. Nhưng thứ duy nhất còn lại là ký ức của chúng ta

10 Quốc gia
38 Tỉnh thành
28 Người theo dõi
2 Đang theo dõi
icon Theo dõi
Kiếm tiền cùng Gody icon My Travel Map
Bình luận
*Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để bình luận và chia sẻ nhanh hơn
avatar
Khải Minh quê ngoại mình. cảm ơn bạn vì thông tin rất chi tiết về chùa này
Trả lời
Chia sẻ
Bài viết liên quan
Bài viết cùng tác giả
Không như tác giả An Thuyên, trở lại Huế xưa để tìm bài thơ khắc trong chiếc nón mà tôi tìm lại lịch sử của những ngôi chùa.
Trở lại Đà Nẵng sau hơn 1 năm ghé với mục tiêu là viếng cảnh Chùa.
Hà Nội trải qua hơn ngàn năm lịch sử, Hà Nội đã “thay da đổi thịt” không biết bao lần. Bóng hình của Thăng Long – Hà Nội xưa vẫn tồn tại qua những vết tích là các công trình lịch sử nổi tiếng đã gắn liền với những thăng trầm của mảnh đất này.
Đà Nẵng, nơi có 3 núi, 4 chùa, 5 cầu và 6 biển (Núi Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Bà Nà – Chùa Linh ứng Sơn Trà, chùa Linh ứng Bà Nà, chùa Linh ứng Ngũ Hành Sơn, chùa Tam Thai Ngũ Hành Sơn - Cầu quay sông Hàn, cầu Thuận Phước, cầu Trần Thị Lý, cầu Rồng, cầu Tình yêu. - Biển Mỹ Khê, Biển Sơn Trà, Rạn Nam Ô, bãi Xuân Thiều, bãi Bắc Mỹ An, bãi Non Nước)
Lần trở lại này vẫn là viếng cảnh Chùa nơi đất võ
Tôi đã nhiều lần đến Huế, nhưng chưa có chuyến đi nào có chủ đích. Và lần này là chuyến đi nhằm khám phá những Ngôi chùa nơi kinh kỳ.