Blog KHÁM PHÁ NINH THUẬN - KÌ 2: LÀNG CHĂM PHƯỚC NHƠN VÀ NHỮNG BÍ ẨN THÚ VỊ VỀ VĂN HOÁ CHĂM
cover

KHÁM PHÁ NINH THUẬN - KÌ 2: LÀNG CHĂM PHƯỚC NHƠN VÀ NHỮNG BÍ ẨN THÚ VỊ VỀ VĂN HOÁ CHĂM

avatar
Nguyễn Hải Vinh dot Thứ 6, 05/04/2019
Theo dõi Gody.vn trên Google news
Kì 2 của hành trình khám phá Ninh Thuận sẽ đưa các bạn đến với những điểm du lịch rất độc đáo như: đồng cừu An Hoà, hồ Thành Sơn, đồng muối Vua...nhưng ấn tượng nhất với Vinh vẫn là những trải nghiệm tại làng Chăm Phước nhơn, trong đó có việc được ghé thăm nghĩa trang của người Chăm Bà Ni nơi đây.
4h30 sáng thứ bảy, tàu đến ga Tháp Chàm và anh tài xế đã có mặt để đưa chúng tôi đến địa danh đầu tiên, đó là chợ Nại Dư Khánh. Mấy anh em vừa đi bộ trên trục đường chính vừa ngắm bình minh tuyệt đẹp đang dần hiện lên sau những rặng núi hướng về phía biển.
hình ảnh
hình ảnh
Khu vực neo đậu thuyền của ngư dân
hình ảnh
hình ảnh
Đón bình minh tại đầm Nại Dư Khánh
hình ảnh
Khám phá chợ Nại Dư Khánh
Dọc đường có khá nhiều tàu bè đang chuyển cá lên chợ hoặc cho các thương lái sau chuyến đi biển hồi đêm. 6h30 bụng đói rồi nên vô chợ tìm hàng ăn sáng, lác đác cũng có hai ba tiệm đã mở, tôi chọn cho mình món bún chả cá để thưởng thức. Chả cá tươi, dai dai với nước dùng ngọt vừa phải, thêm chút đậu phộng bùi bùi ăn khá lạ miệng. Tô bún được giải quyết trong hai nốt nhạc, tráng miệng thêm cái chả cuốn bự bự nữa thì no căng bụng.
Ăn sáng với bún chả cá và thêm cái chả cuốn tráng miệng nữa
Tổng thiệt hại hết 30k, quá rẻ. Sáng hôm nay chúng tôi may mắn được gặp Thành, một người bạn mới rất dễ mến, Thành trở thành hướng dẫn viên của chúng tôi trong hành trình khám phá làng Chăm Phước Nhơn và hiểu hơn về văn hoá, phong tục của đồng bào Chăm nơi đây.

Điểm tiếp theo là đồng cừu An Hoà và hồ Thành Sơn, những địa danh nổi tiếng của Ninh Thuận khi được rất nhiều các bạn trẻ tìm tới để checkin, tôi thì không quan tâm lắm tới việc đó chỉ biết là mình đang đặt chân vào một trong những hồ thuỷ lợi quan trọng nhất của Ninh Thuận. Các bạn biết đó nước thì ở đâu cũng quý nhưng tại ở một nơi khô hạn bậc nhất nước ta thì nó còn đáng giá như thế nào nữa.
hình ảnh
Trên đường vào hồ Thành Sơn
hình ảnh
Hồ Thành Sơn
hình ảnh
Đi xem cừu mà không thấy con cừu nàoCeh
hình ảnh
Checkin cái rồi về làng Chăm thôi.
Cừu là vật nuôi chủ lực của nông nghiệp Ninh Thuận bởi đặc tính chịu khô hạn tốt của nó, phía dưới bờ đập là trang trại nuôi cừu, tuy nhiên khi bạn tới đây có gặp được cảnh đàn cừu trên đồng cỏ hay không thì không ai chắc chắn nhé. Tất nhiên nhóm chúng tôi không gặp được con cừu nào cả..hehe.

Rời hồ Thành Sơn, bạn Thành hướng dẫn nhóm chúng tôi ghé thăm làng Chăm Phước Nhơn và điểm đến đầu tiên trong làng rất lạ lẫm và tò mò với tất cả chúng tôi, đó là nghĩa trang của người Chăm. À khoan chưa kể chuyện về nghĩa trang của người Chăm, trên đường tới nghĩa trang chúng tôi bị chặn lại bởi một đoàn cừu có thể lên tới cả trăm con, đúng hay không bằng hên, tới đồng cừu chả thấy con nào, vô tình đi chỗ khác thì gặp cả bầy.
Bất ngờ gặp đàn cừu trên đường vào nghĩa trang của người Chăm
Không nói nhiều cả đám sà xuống cùng đồng hành với mấy chú cừu luôn. Khi đứng trước nghĩa trang của người Chăm thì cảm giác đầu tiên của tôi đây không giống như nghĩa trang lắm vì nếu chiếu theo nghĩa trang của người Việt thì sẽ có rất nhiều bia mộ, nghĩa trang người Chăm thì không (xem ảnh bạn sẽ rõ), không có cảm giác nặng nề hay u ám chi cả, có thể do họ không dùng nhang như người Việt, bên trong nghĩa trang cây cối tươi tốt dù Ninh Thuận là nơi khô hạn bậc nhất.
Nghĩa trang của người Chăm Bà Ni ở Phước Nhơn
Thành giải thích cho chúng tôi rằng người Chăm Bà Ni sau khi mất sẽ được chôn cất theo nghi lễ của riêng họ, mỗi gia tộc sẽ có khu mộ riêng và mỗi phần mộ sẽ được đánh dấu bằng một hòn đá, còn hình thù, màu sắc, kích thước như thế nào thì tuỳ thuộc vào nhu cầu, khả năng tài chính của mỗi gia đình, không có sự bắt buộc trong việc này.

Còn nữa trong đám tang của người Chăm Bà Ni thì không có khóc thương mà sẽ diễn ra trong không khí vui vẻ vì họ quan niệm rằng còn có cuộc sống sau cái chết, người chết sẽ sống ở cảnh giới khác chứ không hẳn biến mất nên mọi người cần vui vẻ và chúc phúc cho người đã khuất. Tuy nhiên muốn được chôn cất trong nghĩa trang của dòng tộc thì người chết phải chết ngay trong làng của mình, nếu mất ở ngoài làng hoặc ở nơi khác thì sẽ chôn ở ngoài nghĩa trang, 1-2 năm sau đó thì mới được làm lễ để di chuyển mộ vào bên trong.

Với người Chăm Bà Ni một năm có rất nhiều lễ hội nhưng quan trọng nhất vẫn là lễ hội Ramưwan được tổ chức vào ngày 1/9 Hồi lịch, năm nay dương lịch sẽ là ngày 18/6. “ Cùng với ý nghĩa thần phục Thượng đế và tôn vinh vinh danh Allah, những người Chăm Bàni thực hành lễ hội Ramưwan còn mang ý nghĩa kế thừa và bảo tồn giá trị bản sắc văn hóa của tín ngưỡng, tôn giáo bản địa cổ Bàlamôm.
hình ảnh
hình ảnh
hình ảnh
Ghé thăm thánh đường Chăm Bà Ni
Lễ hội Ramưwan là chiếc thang “giao cảm” với Thượng đế và Ông bà tổ tiên trong đời sống tâm linh của mỗi một tín đồ. Đồng thời, là sản phẩm văn hóa và tinh thần được hun đúc từ truyền thống tín ngưỡng dân gian của dân tộc này, góp phần nâng cao giá trị nhân văn và bản sắc văn hóa của dân tộc. Bởi thế, lễ hội Ramưwan được trải qua nhiều hình thức, nghi lễ khác nhau nó được nối tiếp nhau thành một chuỗi hệ thống các luật tục và lễ hội như là một di sản văn hoá riêng có, ở hai lĩnh vực lễ hội truyền thống và tín ngưỡng dân gian (Patăng Mukkẽi); lễ hội mang đậm nét tín ngưỡng tôn giáo (Bilanơk), bao gồm: Lễ Sug Amưrăm (Kinh hội đầu năm), lễ Sug Yơng (Kinh Hội), lễ Tảo mộ, Tháng Ramưwan và lễ Và ha.” Tôi trích lại một đoạn giới thiệu về lễ hội Ramưwa trên trang tin của Ban tôn giáo chính phủ để mọi người tham khảo thêm nhé. https://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/256/0/3214/Le_hoi_Ramuwan_cua_dong_bao_Cham_Hoi
_giao_Bani_o_Binh_Thuan
hình ảnh
hình ảnh

hình ảnh
Thánh đường người Chăm Hồi Giáo ở Phước Nhơn
Sau đó mọi người ghé thăm thánh đường chăm Bà Ni và thánh đường hồi giáo ở Phước Nhơn để nghe Thành giải thích rõ hơn về những tập tục của người Chăm nơi đây. Chúng tôi phải cảm ơn Thành rất nhiều vì nếu không có bạn ấy thì tôi cũng như mọi người cũng chỉ là cưỡi ngựa xem hoa chứ không biết thêm được về cuộc sống và văn hoá của người Chăm, theo tôi là dân tộc có lối sống và suy nghĩ rất tiến bộ trong một vài khía cạnh nào đó. Còn muốn tìm hiểu sâu hơn xin mời bạn về Ninh Thuận nha.

Trên đường trở về nhà Kafin, người bạn Ninh Thuận của chúng tôi thì nhóm có ghé qua cánh đồng muối Đầm Vua, lúc chúng tôi đến thì thấy có một số anh, chị đang tiến hành thu hoạch muối, phía sau là những dãy núi đặc trưng của Vườn quốc gia núi Chúa, nơi có loại rừng khô hạn đặc trưng nhất ở Việt Nam. Kì hai của hành trình khám phá Ninh Thuận dừng lại ở đây nhé mọi người, tụi mình ghé nhà Kafin ăn cơm cái đã, hẹn các bạn ở kì 3.

Bài viết đã đăng trênkhamphaninhthuan.com
Nguyễn Hải Vinh
phan thiết ninh thuận bình thuận

Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.

Viết blog ngay
Đã cập nhật vào ngày 7/01/2023
Love
14 Bình luận
avatar
Nguyễn Hải Vinh

Travel Photography

3 Quốc gia
58 Tỉnh thành
20,032 Người theo dõi
1 Đang theo dõi
icon Theo dõi
Kiếm tiền cùng Gody icon My Travel Map
Bình luận
*Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để bình luận và chia sẻ nhanh hơn
avatar
Hoàng Hà Thật khác lạ, phải tới đây một lần mới được
Trả lời
Chia sẻ
avatar
Nguyễn Hải Vinh Chỗ này không nhiều du khách biết đến đâu bạn, nhóm mình đi do có một người bạn ở Phước Nhơn hướng dẫn luôn đó.
Bài viết liên quan
Bài viết cùng tác giả
Panorama Glamping là mô hình tiên phong về Glamping tại khu vực Định Quán, Đồng Nai. Đây là sự kết hợp giữa Camping (Cắm trại) và Dịch vụ cao cấp nhằm mang đến cho du khách những trải nghiệm tuyệt vời không chỉ về cảnh quan mà còn là dịch vụ chuyên nghiệp, tận tâm để khách hàng có một chuyến đi, một kì nghỉ đầy trải nghiệm và thư giãn.
Chỉ cách Sài Gòn tầm 90km, trong khoảng 2h chạy xe chúng ta sẽ đến một nơi với thiên nhiên, cảnh quan hoàn toàn khác biệt. Vừa có sông nước, rừng cây và xa xa là những dãy núi tuyệt đẹp. Khung cảnh hoang sơ như vậy nhưng dịch vụ thì tuyệt vời và tiện nghi dành cho những người yêu thích cắm trại.
Một khu trại mới toanh vừa mới đưa vào hoạt động trong tháng 11/2021. Điểm nhấn chính của Tropical Eglamping chính là tầm nhìn tuyệt đẹp về phía hồ Trị An. Còn đẹp như thế nào thì mời các bạn theo dõi bài viết của Vinh nhé.
Thực ra đây chỉ là câu hỏi để khơi gợi trí tò mò của các bạn thôi chứ Vinh khẳng định luôn là miền Nam của chúng ta không có mùa thu nhé. Chúng ta chỉ quen với hai mùa mưa nắng mà thôi, tuy nhiên vẫn có những khoảnh khắc của thiên nhiên thời điểm giao mùa đẹp đến mê lòng và Vinh chọn đó là mùa thu cho riêng mình. Mùa Vinh thích nhất trong năm.
Hai ngày một đêm là khoảng thời gian không quá dài để mình có thể trải nghiệm một cách chậm rãi và sâu sắc nhất về điểm cắm trại tuyệt đẹp này ở Đà Lạt tuy nhiên vẫn đủ cho những cảm xúc tuyệt vời được khơi thông và hoà mình với thiên nhiên. Nếu thích Camping thì đây là bài review bạn không nên bỏ qua nhé. Đi thôi nào.
Với Vinh mỗi hành trình đến bất kì vùng đất mới nào thì việc trải nghiệm và khám phá ẩm thực địa phương luôn là ưu tiên hàng đầu. Ngoài việc được ăn ngon thì các món ăn còn đại diện cho văn hoá và cuộc sống của người dân bản địa.
Chiang Mai là điểm đến rất nổi tiếng ở Thái Lan với vẻ đẹp của vùng núi cao cùng những ngôi chùa cổ kính hàng trăm năm tuổi. Trong bài viết này Vinh chỉ giới thiệu với các bạn ẩm thực đường phố ở Chiang Mai. Với Vinh ẩm thực không chỉ là ăn uống mà nó còn là sợi chỉ xuyên suốt về văn hoá, con người của cả một vùng đất
Vinh sẵn sàng cho 10/10 với tất cả các tiêu chí của khách sạn này, thực sự rất hài lòng và không có gì phải băn khoăn nếu giới thiệu khách sạn cho bạn bè, người thân của Vinh nếu họ đến Chiang Mai - Thái Lan. Còn thú vị như nào thì mời bạn đọc bài review của Vinh ở bên dưới nha.
Nhìn trên bản đồ thì thấy đường rất đơn giản, DT761 là đường liên tỉnh nên Vinh nghĩ nó cũng không quá khó đi nhưng chạy rồi mới thấy nó phê như thế nào. Hỏi đường và lạc đường xảy ra rất thường xuyên, mất sóng điện thoại liên tục nên Google Map là bất khả thi. 25km mà đi hơn 2h mới tới.
Nhìn trên bản đồ ở khu vực miền Nam thì hồ Trị An là một trong những hồ nước ngọt lớn nhất, hồ nằm trên địa bàn của các huyện Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Định Quán và Trảng Bom của tỉnh Đồng Nai. Nếu lấy mốc là thuỷ điện Trị An ở xã Hiếu Liêm thì làm một vòng quanh hồ chắc phải hơn 100km. Thôi thì mình trải nghiệm đoạn ở phía Bắc hồ trước vậy.