Đền bà Ấn Độ là công trình độc đáo được người Ấn xây dựng tại Sài Gòn. Đây không chỉ là nơi cầu nguyện, chiêm bài mà còn là một địa điểm tham quan chiêm ngưỡng kiến trúc Hindu giáo ấn tượng của người Ấn Độ nói riêng và người Sài Gòn nói chung.
Người Ấn đã có mặt ở Việt Nam sinh sống từ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỷ XX. Hiện nay, cộng đồng người Ấn là một trong những cộng đồng người nước ngoài lớn sinh sống tại Việt Nam. Nhờ tài kinh doanh, họ trở nên giàu có và đã xây dựng nên nhiều cơ sở tôn giáo ngay tại trung tâm Sài Gòn thời bấy giờ. Trải qua hơn một trăm năm, những công trình này vẫn còn được giữ gìn vẹn nguyên, góp phần làm phong phú thêm nét đẹp văn hóa ở vùng đất Nam bộ.
Đền bà Ấn Độ là công trình độc đáo được người Ấn xây dựng tại Sài Gòn. Đây không chỉ là nơi cầu nguyện, chiêm bái mà còn là một địa điểm tham quan thú vị về kiến trúc Hindu giáo của người Ấn Độ nói riêng và người Sài Gòn nói chung.
1. Đền bà Ấn Độ ở đâu?
Đền bà Ấn Độ tọa lạc tại số 45 đường Trương Định - quận 1 - thành phố Hồ Chí Minh. Ngôi đền gần với chợ Bến Thành nên bạn có thể thuận tiện di chuyển theo nhiều tuyến đường khác nhau.
Ngôi đền mở cửa từ 9:00 - 19:00 hằng ngày. Riêng thứ 6, mùng 1 và 15 âm lịch hằng tháng đền sẽ đóng cửa lúc 20:00.
2. Ý nghĩa tên gọi và nguồn gốc lịch sử của đền Bà Ấn Độ
Đền bà Mariamman được xây dựng đầu thế kỷ 20, là ngôi đền mang đậm kiến trúc Hindu giáo của người gốc Ấn. Sở dĩ ngôi đền có tên gọi là đền Bà Ấn Độ bởi vì thờ một nữ thần gốc người Ấn, có tên là Mariamman.
Mariamman là nữ thần của Y học, An sinh xã hội, mùa màng, hôn nhân, gia đình và trẻ thơ. Vị thần mang đến đất đai màu mỡ, mùa màng bội thu, giúp cho người dân gặt hái được nhiều thành quả trong sản xuất. Bên cạnh đó, bà cũng là người luôn đem lại hạnh phúc, ấm no cho nhân dân.
Mariamman là môt nữ thần dân gian Tamil có nguồn gốc từ thời Tiền Vê Đà (Pre Vede) niên đại 1.500 năm trước Tây lịch. Bà là nữ thần Mẹ ở vùng đất thuộc bang Tamil Nadu miền Nam Ấn Độ. Mariamman là hóa thân của Pavarti, Uma, Devi Durga, Kaliamman,... vợ Thần Siva. Có nhiều truyền thuyết về Nữ thần Mariamman, môt nữ thần bản địa miền Nam Ấn Độ của bộ tôc Dradivan để đến chống lại sự xâm chiếm của bộ tộc da trắng Aryan từ miên Bắc theo đạo Bà La Môn và Ấn Độ giáo.
Lúc đầu, ngôi đền được xây dựng chỉ dành riêng cho người Ấn ở Sài Gòn nhưng về sau mở cửa rộng rãi cho tất cả mọi người. Trải qua thời gian, đây không chỉ là điểm tham quan kiến trúc độc đáo mà còn là nơi linh thiêng để khách thập phương và người dân đến chiêm bái.
3. Những điều thú vị khi tham quan Đền Bà Ấn Độ
Đền Bà Ấn là một trong những địa điểm đang hot ở Sài Gòn, đặc biệt là với những du khách thích các điểm du lịch kiến trúc, tâm linh. Có rất nhiều điều thú vị tại đền Bà Ấn Độ sẽ khiến bạn thích thú ngay từ lần trải nghiệm đầu tiên.
3.1. Kiến trúc chùa Ấn Độ mang hơi thở Hindu giáo
Chùa Bà Ấn Độ Trương Định được thiết kế bao gồm: khu vực chính điện thờ vị nữ thần Mariamman và hai bảo vệ Pechiamman (bên phải) và Maduraiveeran (bên trái).
Ngay lối vào là điện chính thờ nữ thần Mariammam, cạnh đó là hai điện phụ thờ hai vị thần bảo vệ. Khu vực này được rào chắn vì là nơi linh thiêng nên chỉ có người phụ trách cúng lễ mới được vào đây, cấm phụ nữ.
Ở vị trí chính giữa trên tầng cao của điện chính là tượng nữ thần Mariamman với gương mặt đỏ hung. Đôi khi tượng bà có nhiều tay thể hiện cho sức mạnh, trong đó có một tay cầm đinh ba, một tay bưng chén cơm. Quanh đền còn nhiều tượng bà Mariamman đủ kích thước cùng tượng, tranh ảnh của những vị thần khác trong Hindu giáo.
Là điểm du lịch tín ngưỡng, bởi vậy bố cục của ngôi chùa này cũng khá độc đáo. Lối kiến trúc chữ U độc đáo của ngôi chùa này tạo nên sự mới lạ, thu hút, song nó cũng gợi nên cảm giác gần gũi, ấm cúng với du khách khi ghé thăm. Trong khuôn viên đền trưng bày những bức tượng, tranh ảnh và tài liên liên quan đến đạo Hindu.
Khách tham quan dễ dàng nhận thấy, chạy dọc ở trên tường là hình tượng của 18 vị thần ở 18 tư thế khác nhau. Các vị thần được khắc họa theo từng phong thái khác nhau, biểu tượng cho những ước nguyện của người dân.
Quan sát ở góc bên trái điện là sư tử Simha Vahanam – đây là linh vật được vị thần Mariamman dung để cưỡi.
Các bạn có thể leo lên tầng trên để tham quan toàn cảnh ngôi tháp trên nóc nhà, được trang trí bởi nhiều màu sắc vô cùng rực rỡ.
3.2. Lễ cầu nguyện bà Mariamman
Chùa Bà Ấn Độ linh thiêng, thờ tự vị nữ thần mang lại nhiều may mắn, hạnh phúc. Bởi vậy, hằng năm, lượng người mang các vật phẩm lễ tế đến đây rất lớn. Đồ lễ tế được người dùng lựa chọn khá đa dạng và phong phú, bao gồm nhiều vật phẩm như: gạo, hoa quả, nhang cúng, dầu ăn… Các đồ dùng này đều được bán tại trước cổng chùa, du khách có thể mua sắm lễ tại đây để chuẩn bị chu đáo trước khi vào hành hương.
Chùa Ấn Độ là điểm du lịch tâm linh tọa lạc tại vị trí trung tâm, vì vậy đây sẽ là điểm đến khá thuận tiện cho hành trình khám phá Sài Gòn của bạn. Vì vậy, nếu bạn có dịp đến Sài Gòn thì đừng bỏ lỡ địa điểm tôn giáo hấp dẫn này nhé. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn có thêm thông tin hữu ích cho chuyến tham quan thành phố Hồ Chí Minh của mình!
hồ chí minhĐền Mẹ Ấn Độ ( Bharat Mata Temple )
Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.
Tôi có một ước mơ, ước mơ được xê dịch. Tôi cố gắng để đi được nhiều nơi nhất có thể để được tìm hiểu, khám phá và học hỏi nhiều điều tuyệt vời trong cuộc sống và những giá trị mà những chuyến đi mang lại. Tôi là một người lang thang, kẻ độc hành ôm mộng mơ đi muôn nơi để tìm câu trả lời : Rốt cuộc ta là ai trên cuộc đời này?
Nhà thờ Cái Bè thuộc thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Nhà thờ Cái Bè được biết đến là nhà thờ với kiến trúc đẹp, có tháp chuông cao nhất và có địa thế đẹp nhất trong tất cả các nhà thờ ở đồng bằng sông Cửu Long.
Nằm giữa Đăk Lăk đại ngàn đầy nắng và gió có một nơi được ví như "Đà Lạt thu nhỏ" vì nơi đây được trồng rất nhiều thông cho nên rất trong lành và mát mẻ. Đó chính là Thiền Viện Trúc Lâm Từ Giác nằm tại thôn Ea Wi, xã Ea Yông, huyện Krông Pắc, tỉnh Đăk Lăk.
Hẻm 206 đường Trần Hưng Đạo B (quận 5, TP.HCM) còn được biết đến với tên gọi hẻm Hào Sĩ Phường. Hơn 100 năm tồn tại giữa lòng đô thị, hẻm Hào Sĩ Phường vẫn giữ nguyên được kiến trúc độc đáo từ thuở ban đầu.
Chùa Ngọc Hoàng là một ngôi chùa nổi tiếng nằm ngay tại Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh. Chùa Ngọc Hoàng sở hữu vẻ đẹp kiến trúc Trung Hoa mỹ lệ, cổ kính và đây còn là địa điểm cầu duyên, cầu con linh thiêng thu hút nhiều khách du lịch và người dân bản địa đến hành hương.
Nhắc đến Nghệ An, ngoài vẻ đẹp hấp dẫn của bãi biển Cửa Lò quanh năm xanh mát thì không thể không nhắc đến Bãi Lữ. Bãi Lữ hút hồn khách du lịch không chỉ ở vẻ đẹp hoang sơ, tĩnh lặng, mà còn là nơi nghĩ dưỡng, thư giãn sang trọng, tiện nghi không kém bất kì khu du lịch cao cấp nào.
Trong con hẻm tấp nập trên đường Nguyễn Đình Chiểu, TP.HCM có một "địa chỉ đỏ" rất đặc biệt. Đó là căn nhà số 287/70. Nơi đây có căn hầm bí mật từng là nơi cất giấu gần 2 tấn vũ khí của Biệt động Sài Gòn tấn công Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân 1968, được công nhận là Di tích lịch sử- văn hóa Quốc gia.
Cầu Long Biên là cây cầu được gọi với danh xưng “chứng nhân lịch sử” của nước ta. Trải qua bao thăng trầm của thời gian cùng biến cố lịch sử, cây cầu vẫn hiên ngang và trở thành một trong những biểu tượng của Hà Nội. Giờ hãy cùng mình tìm hiểu về cây cầu nổi tiếng này nhé!
Trải qua hơn 100 năm tồn tại và phát triển, chợ Bến Thành không chỉ là nơi giao thương của thị dân mà còn trở thành điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến . Từ kiến trúc độc đáo của ngôi chợ, những người bán hàng thân thiện, đến sự đa dạng của hàng hóa, khiến ai cũng muốn một lần ghé đến tham quan.
Tín ngưỡng thờ Quan Công là một trong những nét đặc sắc nhất, tiêu biểu cho văn hóa tinh thần người Hoa. Tại Sài Gòn, tinh thần đó được thể hiện rõ nét nhất ở nhiều công trình văn hóa, tính ngưỡng. Nổi bật trong số đó phải kể đến Hội quán Nghĩa An.