Blog Chùa Bửu Long - ngôi chùa nằm trong top 10 công trình Phật Giáo đẹp nhất thê giới!
cover

Chùa Bửu Long - ngôi chùa nằm trong top 10 công trình Phật Giáo đẹp nhất thê giới!

avatar
Việt Quốc Phạm dot Thứ 5, 30/06/2022
Theo dõi Gody.vn trên Google news
Là một trong 10 công trình Phật Giáo có kiến trúc đẹp nhất thế giới, Chùa Bửu Long có gì đặc biệt hãy cũng theo chân mình khám phá nhé!
Việt Nam nổi tiếng với nhiều ngôi chùa Phật Giáo mang nhiều màu sắc văn hóa khác nhau. Khi đến với thành phố Hồ Chí Minh, nhiều người, đặc biệt là du khách hành hương khó lòng mà bỏ qua cơ hội thăm quan chiêm ngưỡng ngôi chùa Bửu Long – là một trong 10 ngồi chùa đẹp nhất thế giới. Vậy chùa Bửu Long có gì đặc biệt, hãy theo chân Việt Đăng Di khám phá ngôi chùa này dưới đây.
Chùa Bửu Long nằm trên một ngọn đồi phía tây sông Đồng Nai có địa chỉ số 81 đường Nguyễn Xiển, phường Long Bình, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. Cách trung tâm TP Hồ Chí Minh khoảng 20km, chùa Bửu Long được vinh dự xướng tên trong danh sách 10 công trình Phật Giáo có thiết kế đẹp tuyệt vời nhất thế gới. Đây là danh sách được hiện ra bởi tạp chí đình đám National Geographic của Mỹ.
hình ảnh
Ảnh sưu tầm
Chùa Bửu Long có tên chính thức là thiền viện Tổ Đình Bửu Long. Được thành lập năm 1942, đến năm 2007, chùa Bửu Long được đầu tư xây dựng và trùng tu, mở rộng thêm. Kiến trúc Chùa Bửu Long trở thành theo truyền thống văn hóa phương Nam, xuất phát từ văn hóa cổ Phù Nam (Suvannabhũmi) nay là vùng Đông Nam Á, ảnh hưởng trực tiếp từ văn hóa Thái Lan, Ấn Độ cùng tinh hoa kiến trúc nhà Nguyễn.
Đường đến chùa khá là dễ dàng, bạn có thể đi theo hướng dẫn của google map là thuận tiện nhất. Chùa Bửu Long mở cửa miễn phí cho tất cả du khách. Chùa chỉ mở cửa cho du khách tham quan bên trong chánh điện đến 17h00 nên các bạn nên sắp xếp thời gian hợp lí đến tham quan.
hình ảnh

Đặt chân tới chùa Bửu Long, ấn tượng đầu tiên của bạn chính là lối vào chùa rợp bóng bởi nhiều cây cối. Phía trước chùa là một hồ nước màu xanh ngọc bích kết hợp với đài phun nước cho ta cảm giác lung linh huyền ảo. Cảnh vật kết hợp hài hòa với nhau, tô điểm thêm cho vẻ quyến rũ của ngôi chùa và làm nổi bật thêm thiết kế rực rỡ của kiến trúc chùa.
hình ảnh
hình ảnh
Điểm nhấn của chùa là ngôi bảo tháp có tên gọi Gotama Cetiya, được thi công xây dựng từ năm 2007, hoàn thành sau 6 năm. Bảo tháp Gotama Cetiya là nơi thờ xá lợi Phật và các Chư Thánh Tăng. Bảo tháp rộng trên 2.000 m², cao 70 m, được xây dựng theo nét của văn hóa Phù Nam. Xung quanh là các tháp nhỏ, đều làm bằng đồng, có màu vàng óng. Gotama Cetiya là ngôi bảo tháp có quy mô lớn nhất Việt Nam với 5 tháp lớn nhỏ, tháp chính điện ở trung tâm cao và lớn nhất với 7 tầng. Tầng trệt và tầng 2 là hội trường, tầng 3 và 4 là hai thiền đường, tầng 5 là tháp tôn trí xá lợi Phật và chư vị thánh tăng.
hình ảnh
Bảo tháp Gotama Cetiya được thiết kế gam màu trắng chủ đạo, kết hợp với chóp vàng rực rỡ. Cách kết hợp màu sắc tài tình giúp làm bật phần chóp hơi hướng Thái Lan của bảo tháp. Trên đỉnh tháp được gắn chuông gió ngân vang, rất đặc biệt. Bên cạnh đó là kiến trúc chạm trổ tinh tế, tất cả góp phần tạo vẻ nguy nga, tráng lệ cho công trình kiến trúc đặc biệt này. Bảo tháp chính nơi nhiều du khách check in nhất.
hình ảnh
Điểm nhấn của Chùa Bửu Long là lối kiến trúc Phật Giáo vô cùng độc đáo và đặc biệt. Kiến trúc chùa được sư thầy Viên Minh đưa ý tưởng thiết kế theo lối Phật giáo nguyên thủy có nguồn gốc từ đất nước Ấn Độ. Đây là nét kiến trúc chùa chiền đặc biệt phổ biến ở Thái Lan, Ấn Độ, Lào và Việt Nam. Do đó, chùa Bửu Long còn được gọi là chùa Thái Lan. Song, khi vãn cảnh chùa, bạn vẫn có thể cảm nhận rõ màu sắc văn hóa Việt Nam, đặc biệt là trong các họa tiết chạm trổ công phu và những bức tượng rồng uy nghi.
hình ảnh
Chùa Bửu Long còn có tên gọi khác là chùa Thái Lan vì lối kiến trúc đặc trưng đậm màu sắc của xứ sở chùa vàng.
Nằm cách xa thành phố và hòa mình vào núi rừng thiên nhiên, chùa Bửu Long là điểm đến thanh tịnh. Đến đây những âm thanh ồn ào, hối hả của cuộc sống xô bồ tạm gác lại, nhường chỗ cho sự bình yên trong lành.
Là một địa điểm du lịch tâm linh ở Sài Gòn, Chùa Bửu Long được biết đến là “ngôi chùa không khói”. Du khách tới chùa chỉ chiêm bái, cầu nguyện chứ không thắp hương trong chùa. Du khách thập phương có thể lên lầu cao và nhìn ngắm toàn cảnh chùa, nhưng phải tuân thủ quy định ăn mặc kín đáo, không mặc quần đùi và váy ngắn.
hình ảnh
Để giữ cho chùa một không gian thanh tịnh. Do đó khi tham quan vãn cảnh chùa, bạn lưu ý đi nhẹ, nói khẽ, giữ gìn trật tự chung và không làm ảnh hưởng đến các nhà sư tu hành tại đây.
Để có những tấm ảnh đẹp bạn nên tranh thủ thời gian buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Lúc này, không khí mát mẻ, trong lành, nắng cũng không quá gắt. Checkin cùng tòa bỏa tháp và hồ nước màu xanh ngọc bích sẽ cho bạn mọt bức ảnh thật ấn tượng.
hình ảnh
Với vị trí nằm cách xa trung tâm thành phố, nằm giữ ngọn đồi nhiều cây xanh mát, không gian thanh tịnh, bình yên, chùa Bửu Long được rất nhiều người, không chỉ riêng khách hành hương, lựa chọn làm điểm đến chay tịnh để ngồi thiền, hay chỉ đơn giản là ngắm nhìn cảnh sắc xung quanh, tạm quên đi những xô bồ của cuộc sống hối hả hàng ngày. Còn chần chờ gì nữa mà hãy lên lịch trình khám phá ngôi chùa đặc biệt này ngay thôi nào!
Việt Đăng Di

hồ chí minh

Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.

Viết blog ngay
Đã cập nhật vào ngày 25/12/2022
Love
2 Bình luận
avatar
Việt Quốc Phạm

Tôi có một ước mơ, ước mơ được xê dịch. Tôi cố gắng để đi được nhiều nơi nhất có thể để được tìm hiểu, khám phá và học hỏi nhiều điều tuyệt vời trong cuộc sống và những giá trị mà những chuyến đi mang lại. Tôi là một người lang thang, kẻ độc hành ôm mộng mơ đi muôn nơi để tìm câu trả lời : Rốt cuộc ta là ai trên cuộc đời này?

0 Quốc gia
23 Tỉnh thành
14 Người theo dõi
9 Đang theo dõi
icon Theo dõi
Kiếm tiền cùng Gody icon My Travel Map
Bình luận
*Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để bình luận và chia sẻ nhanh hơn
avatar
Thanh Nguyen ngôi chùa rất đẹp, mình rất tự hào.
Trả lời
Chia sẻ
Bài viết liên quan
Bài viết cùng tác giả
Nhà thờ Cái Bè thuộc thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Nhà thờ Cái Bè được biết đến là nhà thờ với kiến trúc đẹp, có tháp chuông cao nhất và có địa thế đẹp nhất trong tất cả các nhà thờ ở đồng bằng sông Cửu Long.
Nằm giữa Đăk Lăk đại ngàn đầy nắng và gió có một nơi được ví như "Đà Lạt thu nhỏ" vì nơi đây được trồng rất nhiều thông cho nên rất trong lành và mát mẻ. Đó chính là Thiền Viện Trúc Lâm Từ Giác nằm tại thôn Ea Wi, xã Ea Yông, huyện Krông Pắc, tỉnh Đăk Lăk.
Hẻm 206 đường Trần Hưng Đạo B (quận 5, TP.HCM) còn được biết đến với tên gọi hẻm Hào Sĩ Phường. Hơn 100 năm tồn tại giữa lòng đô thị, hẻm Hào Sĩ Phường vẫn giữ nguyên được kiến trúc độc đáo từ thuở ban đầu.
Chùa Ngọc Hoàng là một ngôi chùa nổi tiếng nằm ngay tại Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh. Chùa Ngọc Hoàng sở hữu vẻ đẹp kiến trúc Trung Hoa mỹ lệ, cổ kính và đây còn là địa điểm cầu duyên, cầu con linh thiêng thu hút nhiều khách du lịch và người dân bản địa đến hành hương.
Nhắc đến Nghệ An, ngoài vẻ đẹp hấp dẫn của bãi biển Cửa Lò quanh năm xanh mát thì không thể không nhắc đến Bãi Lữ. Bãi Lữ hút hồn khách du lịch không chỉ ở vẻ đẹp hoang sơ, tĩnh lặng, mà còn là nơi nghĩ dưỡng, thư giãn sang trọng, tiện nghi không kém bất kì khu du lịch cao cấp nào.
Trong con hẻm tấp nập trên đường Nguyễn Đình Chiểu, TP.HCM có một "địa chỉ đỏ" rất đặc biệt. Đó là căn nhà số 287/70. Nơi đây có căn hầm bí mật từng là nơi cất giấu gần 2 tấn vũ khí của Biệt động Sài Gòn tấn công Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân 1968, được công nhận là Di tích lịch sử- văn hóa Quốc gia.
Cầu Long Biên là cây cầu được gọi với danh xưng “chứng nhân lịch sử” của nước ta. Trải qua bao thăng trầm của thời gian cùng biến cố lịch sử, cây cầu vẫn hiên ngang và trở thành một trong những biểu tượng của Hà Nội. Giờ hãy cùng mình tìm hiểu về cây cầu nổi tiếng này nhé!
Trải qua hơn 100 năm tồn tại và phát triển, chợ Bến Thành không chỉ là nơi giao thương của thị dân mà còn trở thành điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến . Từ kiến trúc độc đáo của ngôi chợ, những người bán hàng thân thiện, đến sự đa dạng của hàng hóa, khiến ai cũng muốn một lần ghé đến tham quan.
Tín ngưỡng thờ Quan Công là một trong những nét đặc sắc nhất, tiêu biểu cho văn hóa tinh thần người Hoa. Tại Sài Gòn, tinh thần đó được thể hiện rõ nét nhất ở nhiều công trình văn hóa, tính ngưỡng. Nổi bật trong số đó phải kể đến Hội quán Nghĩa An.
Nhà thờ Tân Định (tên chính thức: Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Tân Định) là một nhà thờ Công giáo tại Thành phố Hồ Chí Minh, thuộc giáo xứ Tân Định.