Sân bay Cát Bi (Hải Phòng) ở đâu? Thông tin & cách di chuyển
Sân bay Cát Bi là một trong những sân bay lâu đời nhất của Việt Nam, tồn tại từ thời Pháp thuộc. Nơi đây mỗi tuần cung cấp khá nhiều chuyến đi từ các hãng hàng không trong và ngoài nước. Sân bay nằm ở Hải Phòng, bao quanh bởi các tuyến đường thuận lợi để hành khách di chuyển đến các tỉnh phía Bắc.
Tổng quan về Sân bay Cát Bi tại Hải Phòng
Sân bay Cát Bi được xây dựng từ thời Pháp thuộc với chức năng là một căn cứ quân sự, phục vụ các chuyến đi đến những tỉnh phía Bắc. Năm 1955, khi miền Bắc được giải phóng thì nơi đây cũng được cải tạo và nâng cấp để trở thành cảng hàng không dân dụng. Quá trình này diễn ra khá lâu dài và phải đến năm 1985 Cát Bi mới chính thức hoạt động thường xuyên.
Ở thời điểm hiện tại, sân bay tại Hải Phòng đang cung cấp các chuyến đi trong và ngoài nước. Nơi đây còn có chức năng là sân bay dự bị cho Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Cát Bi luôn sẵn sàng tiếp nhận các lượt khách khi sân bay tại thủ đô quá tải hoặc cần điều chỉnh vì vấn đề khách quan.
Cát Bi là một phần rất quan trọng trong dự án quy hoạch giao thông đường hàng không của Hải Phòng. Trong tương lai, nơi này sẽ trở thành cầu nối giữa các thành phố lớn trên lãnh thổ Việt Nam và cả Đông Nam Á. Quá trình khai thác dài lâu phục vụ phát triển kinh tế, thúc đẩy hợp tác đầu tư, du lịch cũng như kết nối văn hóa trong khu vực.
Thông tin cần biết về Sân bay Cát Bi Hải Phòng
Thông tin chi tiết về cơ sở kỹ thuật và hạ tầng tính đến năm 2024 của sân bay Cát Bi gồm:
- Tên đầy đủ: Cảng hàng không quốc tế Cát Bi
- Vị trí: Lê Hồng Phong, P. Thành Tô, Q. Hải An, Hải Phòng (phía Đông Nam thành phố)
- Mã sân bay: HPH
- Hotline: 0225 3976 408 (mã quốc gia +84)
- Website: https://www.vietnamairport.vn/catbiairport/
- Cấp sân bay: 4E (theo chuẩn ICAO - dân dụng) và cấp 1 (quân sự)
- Thời gian phục vụ: Ngày và đêm
- Kết cấu và kích thước đường cất hạ cánh: Bê tông xi măng - Bê tông nhựa 3.050 x 45m
- Sân đậu: 10 vị trí (đáp ứng Airbus A320-321, Airbus A330, Airbus A350, Boeing 777, Boeing 767, Boeing 787, Boeing737-400)
- Năng lực: Tối đa 1000 hành khách/giờ, 2-4 triệu lượt khách/năm
- Nhà ga: Cung cấp 29 quầy làm thủ tục (16 quầy nội địa và 13 quầy quốc tế), rộng 15.630m², hai cao trình
- Cửa ra: 6 cửa, bao gồm 2 cửa ống lồng và 4 cửa xe buýt
- Băng chuyền hành lý: 3 (2 nội địa và 1 quốc tế)
- Hệ thống dẫn đường và hạ cánh: VOR/DME, ILS CAT II
- Cấp cứu hỏa: Cấp 6
Lịch sử hình thành và phát triển
Thời điểm xây dựng sân bay Cát Bi là vào thời Pháp thuộc (không rõ năm), hoạt động với vai trò là một sân bay quân sự. Nơi đây còn được xem là cứ điểm quan trọng của quân xâm lược, thường xuyên có tới 200 máy bay đậu và đi. Thực dân Pháp thực hiện canh phòng vô cùng cẩn mật vì vị trí của căn cứ rất quan trọng, phục vụ quá trình đánh phá miền Bắc.
Bộ đội ta đã từng có một trận tập kích cực kỳ lớn vào sân bay Cát Bi, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng chi viện của Pháp cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau khoảng thời gian diễn ra kháng chiến nảy lửa, nơi đây bị phá hoại nghiêm trọng. Tới khi thực dân Pháp rút hoàn toàn, Cát Bi bắt đầu được cải tạo và nâng cấp thành cảng hàng không dân dụng kết hợp quân sự.
Lần đầu tiên các chuyến bay quốc tế được thực hiện tại đây là vào năm 2006. Điểm đi và điểm đến gồm Hải Phòng - Hong Kong, Hải Phòng - Ma Cau do Hong Kong Express Airways và Viva Macau khai thác. Tuy nhiên thời điểm này hiệu quả mang đến chưa cao nên đường bay phải tạm ngừng một thời gian.
Đến tháng 08/2015, Jetstar Pacific lần đầu tiên khai thác đường bay Hải Phòng - Ma Cau - Hải Phòng với tần suất 2 chuyến/tuần (có khứ hồi). Thời gian bay là vào Thứ Hai và Thứ Sáu, thực hiện bởi Airbus A320. Đến tháng 09/2019, Ruili Airline chính thức khai thác đường bay Hải Phòng - Côn Minh với tần suất 7 chuyến/tuần (có khứ hồi) bằng Boeing737-400.
Cơ sở hạ tầng sân bay - Đầu tư mạnh mẽ, thiết kế hiện đại
Là cảng hàng không quốc tế, phục vụ các chuyến bay dân dụng và quân sự nên cơ sở hạ tầng của sân bay Cát Bi được đầu tư mạnh mẽ. Sân bay hoạt động 24/7, được quyền tiếp nhận các chuyến bay thường lệ và không thường lệ. Quá trình xây dựng, khai thác các tuyến đường được hỗ trợ bởi:
Sân chờ: 2 sân chờ.
Đường lăn song song: Được cải tại từ đường cất hạ cánh số 1, kích thước 3.050 x 23m, là hệ thống đường lăn nối đồng bộ, hỗ trợ đường cất hạ cánh số 2.
Đường cất hạ cánh: 2 đường cách nhau 200m, đường số 1 kích thước 3.050 x 23m, đường số 2 kích thước 3.050 x 45m. Đảm bảo phục vụ khai thác đa dạng các loại tàu bay như B747, A321, B777-200, B777-300.
Sân đỗ: Dự kiến năm 2025 phát triển từ 10 sân đỗ thành 16 sân đỗ.
Nhà ga hành khách: Được đầu tư với số vốn 1450 tỷ đồng, khởi công tháng 01/2015 và đưa vào sử dụng tháng 05/2016. Phong cách thiết kế hiện đại, sáng tạo, lấy cảm hứng từ hình ảnh đặc trưng của Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn. Nhà ga chia thành hai khu đến và đi độc lập, đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.
Nhà ga hàng hóa: Dự kiến đến năm 2025 sẽ đạt công suất tối đa 250.000 tấn/năm, kho chứa rộng rãi.
Đài kiểm soát không lưu: Được đầu tư với số vốn 80 tỷ đồng bởi Tổng công ty quản lý bay Việt Nam, đưa vào sử dụng tháng 01/2016. Tháp không lưu cao 42,9m với trang bị hiện đại, điều hành tối đa 30 lượt cất hạ cánh mỗi giờ.
Các hãng hàng không đang hoạt động ở Sân Bay Cát Bi
Mỗi ngày có từ 36 - 40 chuyến bay và mỗi tuần từ 180 - 217 chuyến được thực hiện tại đây, bao gồm cả nội địa và quốc tế:
Bay nội địa: Cung cấp bởi Vietnam Airlines, Bamboo Airways, Vietjet Air, Pacific Airlines. Các tuyến gồm Hải Phòng - Hồ Chí Minh (120 chuyến/tuần), Hải Phòng - Đà Nẵng (25 chuyến/tuần), Hải Phòng - Nha Trang (14 chuyến/tuần), Hải Phòng - Buôn Ma Thuột (8 chuyến/tuần), Hải Phòng - Đà Lạt (4 chuyến/tuần),...
Bay quốc tế: Thực hiện dưới hình thức cho thuê bởi Sichuan Airlines, Ruili Airlines, Donghai Airlines, Thai VietJet Air. Các tuyến gồm Bangkok - Hải Phòng (3 chuyến/tuần), Côn Minh - Hải Phòng (11 chuyến/tuần), Shenzhen - Hải Phòng (2 chuyến/tuần).
Những quán ăn ở sân bay Cát Bi Hải Phòng
Tại Cảng hàng không quốc tế Cát Bi, hành khách được sử dụng dịch vụ ăn uống đa dạng. Dù là khu nhà chờ nội địa hay quốc tế cũng đều có những nhà hàng chất lượng với thực đơn gồm:
- Phở Hà Nội
- Cơm phần
- Mì xào
- Bánh mì pate Hải Phòng
- Sinh tố, nước ép, trái cây tươi
- Cà phê
Dịch vụ được cung cấp bởi những đơn vị uy tín với giá cả niêm yết rõ ràng. Những công ty nhận nhượng quyền từ sân bay bao gồm Hoa Phượng, An Thuận Hưng, Sóng Việt, Cà phê Cao Nguyên,... Ngoài ra bạn có thể ghé đến một số quán ăn gần với sân bay nếu vừa xuống đây như:
- Quán ăn Hải Phòng: Cách sân bay 3km, cung cấp các món ăn đặc sản như nem cua bể, bún chả, bún chả cá, lẩu cá,... Mức giá dao động từ 50.000 - 400.000 đồng.
- Quán cơm gà Hải Phòng: Cách Cát Bi 5km, phục vụ cơm gà ta rất ngon, nổi tiếng với hương vị đậm đà, giá từ 40.000 - 80.000 đồng.
- Nhà hàng Lạc Việt: Cách sân bay 4km, cực kỳ đẳng cấp, phục vụ các món ăn từ Á sang u với mức giá từ 100.000 - 1.000.000 đồng.
Khách sạn lưu trú gần Sân bay Cát Bi
Từ sân bay du khách có thể di chuyển về trung tâm thành phố và lựa chọn các điểm lưu trú. Hoặc nếu muốn ở ngay gần cảng hàng không, du khách có thể tham khảo:
Khách sạn Hoàng Long: Cách sân bay 4km, cực kỳ hiện đại và sang trọng, dịch vụ khách hàng đẳng cấp. Giá phòng dao động từ 500.000 đồng - 1.200.000 đồng.
Khách sạn Nam Cường: Cách Cát Bi 2km, được nhiều du khách đánh giá cao, phòng rộng rãi và thoải mái, giá dao động từ 400.000 - 1.000.000 đồng.
Khách sạn Thành Đạt: Cách sân bay 3km, phòng khá rộng và rất sạch sẽ, giá cả phải chăng, chỉ từ 300.000 đồng/đêm.
Di chuyển từ trung tâm Tp. Hải Phòng ra sân bay thế nào?
Cảng hàng không quốc tế Cát Bi nằm cách trung tâm thành phố Hải Phòng 8km hướng Đông Nam. Để di chuyển từ trung tâm ra đến sân bay, du khách đi theo tuyến đường Lạch Tray (khoảng 19 phút) hoặc Lê Hồng Phong (20 phút). Sau đó du khách rẽ vào đoạn Big C Hải Phòng, qua Đại học Hàng Hải là đến được nơi đây.
Phương tiện di chuyển có thể lựa chọn khá đa dạng, bao gồm:
Xe buýt: Giá vé 8000 đồng/lượt, gồm các tuyến 16B (Phà Rừng - Cát Bi), 01 (Dụ Nghĩa - Cát Bi), 03 (Đồ Sơn - Cát Bi), 06 (Ngã 5 Kiến An - Cát Bi).
Xe ôm: Giá khoảng 50.000 - 70.000 đồng nếu đi từ trung tâm.
Taxi: Chi phí trung bình khoảng 10.000 đồng/km, cung cấp bởi các hãng Vũ Gia, Mai Linh, Đất Cảng, Én Vàng, Nam Phát, Tùng Cường,...
Xe đưa đón tận nơi: Xe dịch vụ di chuyển từ trung tâm đến sân bay Cát Bi có giá từ 100.000 - 200.000 đồng cho các loại ô tô 5 chỗ, 7 chỗ, 12 chỗ, 16 chỗ.
Kinh nghiệm đi Sân bay Cát Bi Hải Phòng
Để thực hiện chuyến đi trọn vẹn, du khách nên nắm một số kinh nghiệm sau:
Sân bay cung cấp sạc điện thoại, nước uống miễn phí, wifi miễn phí 24/24, có khu vực đổi tiền tệ và cây ATM
Sân bay Cát Bi có các cửa hàng đồ lưu niệm, trang sức, quần áo nên du khách có thể mua sắm trong lúc chờ
Từ sân bay du khách có thể di chuyển đến Cảng biển (6km), Khu công nghiệp Đình Vũ (8km), Khu du lịch Đồ Sơn (25km), Khu du lịch Tuần Châu (40km), Đảo Cát Bà (30km), Núi Voi (31km). Vị trí của Cát Bi rất đắc địa nên nhiều du khách lựa chọn để thực hiện chuyến tham quan Hải Phòng - Quảng Ninh hay Hải Phòng - Hà Nội.
Trường hợp có người thân đến đón, du khách nên bảo người thân gửi phương tiện ở bãi đỗ xe và chờ bên trong nhà ga. Phí gửi xe khá rẻ, chỉ từ 20.000 đồng. Nếu du khách có phương tiện riêng và muốn gửi qua đêm thì giá là 100.000 đồng/ô/tô/ngày đêm.
Sân bay Cát Bi nằm ở vị trí thuận lợi, là một trong những cầu nối Hải Phòng với các tỉnh lân cận vô cùng quan trọng. Vậy nên du khách có thể chọn các chuyến bay đến cảng hàng không này để tham quan thành phố Hoa phượng đỏ và đến Quảng Ninh, Hà Nội. Dịch vụ tại sân bay rất hiện đại và đầy đủ nên chắc chiến sẽ khiến du khách cảm thấy hài lòng.
Bạn có thể đặt vé máy bay đến sân bay quốc tế Cát Bi Hải Phòng ngay dưới đây: