Blog Chùa Ông Núi: Lặng lòng giữa chốn thiền môn
cover

Chùa Ông Núi: Lặng lòng giữa chốn thiền môn

avatar
Nguyễn Ý Nhạc dot Thứ 6, 01/03/2019
Theo dõi Gody.vn trên Google news
Chùa Ông Núi (Linh Phong Sơn tự) tọa lạc trên đỉnh Chóp Vung, huyện Phù Cát, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30km là một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của tỉnh Bình Định, thu hút đông đảo khách thập phương về đây cúng bái và vãng cảnh chùa.
hình ảnh
Chùa Ông Núi (Linh Phong Sơn tự) tọa lạc trên đỉnh Chóp Vung, huyện Phù Cát, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30km là một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của tỉnh Bình Định, thu hút đông đảo khách thập phương về đây cúng bái và vãng cảnh chùa.

Tìm theo dấu tích lịch sử

Theo các tài liệu ghi chép lại, vào năm 1702 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu có một nhà sư tên là Lê Ban đã tới hang đá phía đông núi Bà để ẩn tu, dựng lên một am nhỏ tên là chùa Dũng Tuyền. Ông là một bậc chân tu, luôn làm những điều hay lẽ phải, nhất là việc trị bệnh cứu người. Vì vậy, dân làng rất mực kính trọng ông và gọi bằng một cái tên thân mật là Ông Núi.
hình ảnh
Tương truyền các giai thoại trong dân gian rằng, ông và các học trò tu luyện trong hang núi. Khi rảnh ông đốn củi, bó thành bó lớn chỉ có sức ông mới gánh nổi mang xuống chân núi, để ở ngã ba đường rồi trở lên lại. Người dân quanh vùng đem gạo, muối đến để đó rồi gánh củi về dùng. Hôm sau ông hoặc đệ tử xuống núi lấy thực phẩm, nhiều ít không cần biết đưa lên núi để dùng. Người xưa còn kể mỗi khi trong vùng có dịch bệnh thì ông đem thuốc xuống trị bệnh, trị xong đi ngay và từ chối nhận thù lao. Ông mặc áo quần làm bằng vỏ cây nên được gọi là Mộc Y Sơn Ông.
Một góc cảnh chùa Ông Núi
Đến năm 1733, chúa Nguyễn vì mến mộ tài đức của nhà sư nên đã ban cho ông hiệu Tịnh Giác Thiện Trì đại lão thiền sư, đồng thời cho xây cất lại Dũng Tuyền tự thành một ngôi chùa lớn hơn đặt tên là Linh Phong thiền tự.
Thời nhà Nguyễn, chùa lại được các vua cho trùng tu lại to đẹp hơn. Tuy nhiên, trải qua khói lửa chiến tranh chùa bị tàn phá nặng nề. Đến năm 1990, chùa được xây mới lại với kiến trúc mái cổ lầu, lợp ngói ống. Ở trên nóc chùa có lưỡng long tranh châu, đôi cột trước điện có hình rồng cuộn. Trong chùa có tượng Phật cao 2,5 m, đại hồng chung nặng 1,2 tấn. Chùa có kiến trúc trang nghiêm, cổ kính, hài hòa với thiên nhiên. Một số công trình phụ của chùa cũng được tôn tảo, bảo tồn, tạo nên một quần thể kiến trúc hài hòa, tôn nghiêm và độc đáo.
hình ảnh
Tượng phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á
Tại đây, có Hang Tổ nằm sát mép suối, là một vách sâu do các hòn đá tự nhiên chồng lên nhau che kín cả ba mặt như một ngôi nhà. Tương truyền đây chính là hang đá ngày xưa thiền sư Tịnh Giác Thiện Trì từng ở, từng ngồi niệm kinh tụng Phật. Để tưởng nhớ công đức của ngài, nhân dân trong vùng và các đệ tử đã lập bàn thờ và có đặt tượng Mộc Y Sơn Ông - Tượng với tư thế ngồi cao 84 cm, nhũ vàng, do nghệ nhân Lê Ân thực hiện.

Cảnh sắc tựa sơn vọng hải

hình ảnh
Sách “Đại Nam nhất thống chí” có đoạn nhắc đến chùa Linh Phong với vị trí đắc địa “Tựa sơn - Vọng hải”: Chùa Linh Phong ở thôn Phương Phi, huyện Phù Cát, lưng dựa vào núi cao (núi Bà), mặt trông ra đầm Biển cạn (tức đầm Thị Nại), xung quanh có nước suối lượn quanh phong cảnh thật đẹp.
Tháng 11/2017, trong khuôn viên chùa Ông Núi, tượng Phật Thích Ca ngồi lớn nhất Đông Nam Á được khánh thành, tượng cao 69m, tọa lạc trên một tòa sen nằm ở lưng chừng núi, có độ cao 129 m so với mặt nước biển, toàn bộ đều được đúc bê tông cốt thép tại chỗ. Đây là một trong những công trình thuộc dự án quần thể du lịch lịch sử, sinh thái và tâm linh chùa Linh Phong, rộng 56 ha gồm các khu: khu tâm linh, khu thiền viện, khu mật viện, khu tượng đài chiến thắng, khu vườn tượng doanh nhân, khu thiền thất…
Hệ thống tượng phật của chùa
Bức tượng nhìn ra biển Đông, lưng tựa vào ngọn núi cao nhất trong quần thể khu di tích Núi Bà. Dưới chân tượng là Trung tâm thuyết pháp Phật giáo và hành lang La Hán, thư viện Phật giáo, bảo tàng Xá Lợi Phật, nơi để du khách đến hành lễ, chiêm bái.
Toàn bộ công trình chùa có lưng dựa vào thế núi cao, nước từ trong nguồn chảy ra đến khu vực chùa chia thành hai nhánh lớn bọc quanh thềm. Hai nhánh lớn lại chia ra thành nhiều nhánh nhỏ, chảy vào tận khuôn viên nhà chùa vừa cung cấp nước sinh hoạt vừa tắm mát cho cây cối chùa quanh năm tốt tươi.
Đến thăm chùa Ông Núi, phóng tầm mắt của mình ra bốn phương tám hướng cảnh đẹp nghìn trùng nước non trải dài như một tấm thảm đầy sắc màu. Cảnh miền quê yên bình với đồng lúa xanh rờn tít tắp điểm xuyến những khu dân cư tấp nập, bên kia là biển với bờ cát trắng, nhấp nhô những chuyến tàu xuôi ngược. Xa xa là thành phố biển Quy Nhơn thấp thoáng trong sương khi ẩn, khi hiện. Tất cả vẽ lên một bức tranh quê vừa yên bình, vừa mộc mạc, rất nhộn nhịp của cư dân miền biển.
Để đến được cổng chùa có thể đi đường đất dưới những táng cây mát rượi và những bậc thang đá. Và để đến được khu vực tượng phật ngồi phải trải qua hàng trăm bậc thang với một đường dài thẳng tắp chia thành lối lên và lối xuống. Hai bên là dãy tượng Lá Hán. Từ phía trước chánh điện chùa, đi về hướng Tây qua một cây cầu nhỏ sẽ dẫn lên các mộ Tháp và lên hang Tổ nằm ở trên núi phía sau chùa.
Chùa ông Núi là di tích Lịch sử - Văn hóa Quốc gia có lịch sử, đến nay đã qua 12 đời thừa kế. Lễ hội chùa diễn ra vào dịp 24 và 25 tháng Giêng âm lịch - ngày giỗ ông Tổ Viên Minh.

Dung dị đời sống tâm linh

hình ảnh
Chúng tôi đến viếng cảnh chùa vào một ngày tháng Giêng âm lịch, tiết trời nhẹ nhàng nâng bước vào chốn thiền môn để cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên và con người nơi đây. Lần theo lối mòn của thời gian và những bậc thang đá đầy dấu tích, chùa Ông Núi hiện ra trước mắt. Thắp nén nhang thơm cùng một lời nguyện cầu thành kính, chúng tôi thả lòng mình để cảm nhận vẻ đẹp và sự thanh tịnh của nơi đây. Và bất chợt đọc được những câu thơ:
“Một cảnh khói hoa trời tự tại
Mười năm hồ hải giấc quy lai.
Ðây học trò lành âu cũng Phật
Dung dị đời sống tâm linh”
Những câu thơ trên được Đào Tấn sáng tác nhân một chuyến đến vãng cảnh chùa, chính thiên nhiên và cốt cách của người xưa đã phả vào chốn không gian một không khí đậm chất thiền, khiến lòng người như lắng đọng và lạc vào cõi tâm linh dung dị. Có thể nói, khi hành hương qua các công trình của chùa và dừng lại tại tượng phật ngồi nhìn ra biển lớn, con người như thấy mình nhỏ lại trước thiên nhiên. Có những khoảnh khắc khi mà mọi lo lắng và mất mát đã qua lắng xuống trong sự thảnh thơi và yên bình vô biên của thiên nhiên.
Cảnh muôn trùng nước non thu vào tầm mắt
Để rồi, cuộc sống có bộn bề lo toan đến đâu, hay con người dù mạnh mẽ nhường nào cũng trở nên nhỏ bé trước muôn trùng sông nước, thanh xuân chỉ như mây trời xin hãy để gió cuốn, hãy giữ lại sự thiện lành làm niềm hạnh phúc, hãy sống trọn một đời người thật ý nghĩa cho riêng mình.
hình ảnh
Chúng tôi rời đi cũng là lúc hoàng hôn buông mành, từng ánh nắng thưa dần chiếu sáng một góc dãy núi và bức tượng phật ngồi làm lòng người thêm nặng bước. Giữa chốn thiền môn luôn cho ta cảm giác yên bình, nhìn lại để rồi ta có thêm động lực niềm tin cho ngày mai. Cuộc sống luôn bày ra trước mắt những chướng ngại vật mà mỗi người phải đủ sức để vượt qua. Và trong bất kì hoàn cảnh nào hãy giữ cho mình một trái tim trong sáng như lời nhắn dạy của các bậc chân tu: “Cội nguồn của tình yêu nằm sâu trong mỗi chúng ta. Chúng ta có thể giúp người khác hạnh phúc. Một lời nói, một hành động, một suy nghĩ cũng có thể làm vơi nỗi buồn và tăng hạnh phúc cho người khác”.
Ý Nhạc- Quy Nhơn 2019

bình Định

Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.

Viết blog ngay
Đã cập nhật vào ngày 7/01/2023
Love
18 Bình luận
avatar
Nguyễn Ý Nhạc travel blogger

"Giá trị sống nằm ở thái độ hành động của mỗi người, vì vậy đừng làm cuộc sống của bạn trở nên tẻ nhạt và buồn chán"

8 Quốc gia
69 Tỉnh thành
19 Người theo dõi
0 Đang theo dõi
icon Theo dõi
Kiếm tiền cùng Gody icon My Travel Map
Bình luận
*Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để bình luận và chia sẻ nhanh hơn
avatar
Bình San Viết hay quá, phong cách viết rung động người đọc.
Trả lời
Chia sẻ
avatar
Mollis Cảnh đẹp, đọc bài xong lòng an yên hẳn. Bài viết hay!
Trả lời
Chia sẻ
Bài viết liên quan
Bài viết cùng tác giả
Sài Gòn cũng thế, đẹp đó, đỏng đảnh và kiêu kì đó nên cũng khiến nhiều người không đủ kiên nhẫn để yêu thương và gắn bó sâu đậm với nó. Còn bạn thì sao? Có bao giờ tự hỏi mình đã chán Sài Gòn hay chưa?
Hà Giang - Vùng đất địa đầu của tổ quốc luôn có sức lay động lòng người lớn lao. Bởi lẽ, nơi đây không chỉ có vẻ đẹp ngoạn mục của trời mây non nước mà còn mang đậm nét văn hóa của người Tây Bắc.
Chúng tôi đến Canada vào một ngày tháng 7, từ thành phố Toronto khoảng 20 phút chúng tôi đặt chân đến thác Nigara, một trong những dòng thác kì vĩ nhất thế giới.
Mũi Đôi - Hòn Đôi (Hòn Đầu) thuộc làng chài Đầm Môn, nằm trong vịnh Vân Phong, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, cách TP. Nha Trang khoảng 80 km theo Quốc lộ 1A về hướng Bắc được xem là điểm cực Đông trên đất liền của tổ quốc Việt Nam.
Ghềnh Ráng - một địa danh du lịch nổi tiếng của miền đất võ, trời văn. Bên cạnh vẻ đẹp hoang sơ và kỳ thú, nơi đây còn gắn liền với tên tuổi nhà thơ tài hoa bạc mệnh - Hàn Mặc Tử.
Tôi sinh ra và lớn lên ở Hoài Ân - Quê hương của những cánh đồng lúa mênh mông, chập chùng núi bao quanh và một dòng sông quê hiền hòa uốn khúc. Chính thiên nhiên và dòng nước trong đầu nguồn đã tắm mát và nuôi lớn tâm hồn tôi.
Những mảnh đất địa đầu của đất nước đều mang một ý nghĩa nhất định, Mũi Cà Mau chính là mảnh đất nhô ra ở điểm tận cùng phía Nam trên đất liền Tổ quốc. Nơi đây được nhắc đến là một vùng đất thiêng liêng trong tâm thức dân tộc ta.
Kỳ Co - Một bãi biển với vẻ đẹp ngẩn ngơ lòng người của tỉnh Bình Định. Nơi đây trở thành địa điểm checkin và khám phá của nhiều bạn trẻ, cũng như những người yêu thích thiên nhiên và vẻ đẹp trong lành của biển cả.
Bên đống lửa bập bùng, chúng tôi quây quần bên nhau bên nhau để thưởng thức những món nướng do chính mình thực hiện và uống từng ngụm bia để cảm nhận sự chậm trôi của thời gian bên bờ Hồ Trị An mà lòng lao xao đầy sóng
Đến Huế vào một ngày tháng 4 đẹp trời, chúng tôi rong ruổi khắp con đường, di tích để tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ bí và tự thân khám phá những nét đẹp cố đô. Trong những địa danh đã đi qua, cầu Ngói Thanh Toàn có lẽ là nơi để lại trong chúng tôi nhiều xúc cảm nhất.