Blog SAPA MÙA VÀNG | Lạc vào miền cổ tích
cover

SAPA MÙA VÀNG | Lạc vào miền cổ tích

avatar
Nguyễn Thanh Huệ dot Thứ 4, 18/09/2019
Theo dõi Gody.vn trên Google news
Người ta gọi khoảng thời gian tháng 9, tháng 10 ở Sa Pa là “mùa vàng”, mùa đẹp nhất trong năm của Sa Pa, khi mà tiết trời đã vào thu se se lạnh, lúa đã chín vàng suộm tầng tầng lớp lớp trên các ruộng bậc thang, mây vờn miên man trên những triền núi… Tất cả sẽ tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp đến nghẹt thở!
Người ta gọi khoảng thời gian tháng 9, tháng 10 ở Sa Pa là “mùa vàng”, mùa đẹp nhất trong năm của Sa Pa. Đương nhiên, đây là khoảng thời gian lý tưởng nhất để đi SaPa rồi, khi mà tiết trời đã vào thu se se lạnh, lúa đã chín vàng suộm tầng tầng lớp lớp trên các ruộng bậc thang, mây vờn miên man trên những triền núi… Tất cả sẽ tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp đến nghẹt thở!
Còn tuyệt hơn cả thế, khi mà độ này đã quá thích hợp để lên Sa Pa thưởng thức những món ngon mùa rét: lẩu ngựa, lẩu cá tầm, cơm lam nướng, thịt nướng, trứng nướng… ngon tuyệt vời mà chỉ đất trời SaPa nói riêng hay vùng Tây Bắc nói chung mới có.
hình ảnh
Lúa đã chín vàng suộm lớp lớp trên các ruộng bậc thang
Từ kinh nghiệm một vài lần đi bụi, đi du lịch, mình phát hiện ra mình là kiểu người không bao giờ đi theo một lịch trình định sẵn từ đầu, thường đi theo cảm xúc bộc phát ngay lúc đó và phần nhiều là đi theo kiểu trải nghiệm, và mỗi lần như vậy đều có những điều bất ngời thú vị chờ đón. Chuyến đi Sa Pa mình chia sẻ dưới đây chính là như vậy, mình đã có được rất nhiều những trải nghiệm cảnh sắc và văn hóa vô cùng ý nghĩa.
Xin được chia sẻ cùng mọi người nhé!

A. Tổng quan chung về thời tiết và cảnh quan tháng 9, tháng 10

1. Thời tiết
Vào 2 tuần cuối tháng 9 và 2 tuần đầu tháng 10 đang là độ Sa Pa se se lạnh, nắng dịu và nhiệt độ bắt đầu giảm xuống dưới 20 độ, nhưng không quá lạnh buốt, thật quá tuyệt cho việc mang theo những bộ quần áo mùa đông đáng yêu theo người. Những bạn trẻ dưới xuôi sẽ có thêm động lực để lên Sa Pa để tận hưởng không khí mùa đông sớm hơn một vài tháng.
Lưu ý sẽ có thể có chút mưa nhỏ, việc chuẩn bị áo khoác chống nước, áo mưa mỏng và ô cầm tay là cần thiết.
2. Cảnh quan nổi bật
*Ruộng bậc thang: Đây chính là thời gian lý tưởng để chiêm ngưỡng cực phẩm ruộng bậc thang chín vàng trên khắp các nẻo đường xuống các bản ở Sa Pa. Ở bất cứ bản nào cũng đều có thể bắt gặp hình ảnh ruộng lúa chín vàng đẹp đến nao lòng. Bạn có thể dạo quanh bản làng, đi bộ trên những cánh đồng thơm mùi lúa chín phảng phất trong cái se lạnh của gió thu, chụp những bức ảnh mộng mơ giữa biển lúa chín thơ mộng.
hình ảnh
Khi Sa Pa vào mùa vàng
Để nhìn tận mắt những ruộng bậc thang này, bạn có thể vào bất kì một bản nào đó của Sa Pa với khoảng cách tính từ trung tâm thị trấn như sau:
- Bản Cát Cát: ~2 km
- Bản Tả Van: ~ 10km.
- Bản Tả Phìn: ~12km.
*Mây và sương mù: Khoảng thời gian này cũng chính là lúc sương mù bắt đầu xuất hiện nhiều, mây mù thường sà xuống thấp trên những triền núi, tạo nên khung cảnh thơ mộng, đi lên những khu vực có độ cao như Fansipan hoặc đèo Ô Quy Hồ có thể sẽ được ngắm trọn khung cảnh mây vờn triền núi ảo mộng.
hình ảnh
Mây vờn miên man trên những triền núi

B. Chi tiết những trải nghiệm vô cùng ý nghĩa của tụi mình

1. Xuống bản Tả Van thưởng thức bức tranh ruộng bậc thang đương “mùa vàng”
Tuyệt phẩm ruộng bậc thang chín vàng chính là điều thu hút mình lên Sa Pa dịp này, vậy nên phải tìm đường xuống các bản để chiêm ngưỡng tận mắt khung cảnh tuyệt vời ấy. Ruộng bậc thang sẽ có ở bất cứ bản dân tộc nào ở Sa Pa, vì ở đâu thì nông nghiệp cũng là nghiệp chính. Càng ở những bản xa trung tâm thị trấn Sa Pa, nơi ít làm du lịch, thì ruộng bậc thang càng mênh mang, óng vàng tuyệt đẹp. Tuy nhiên, địa điểm thường được lựa chọn đi nhiều nhất để ngắm ruộng bậc thang chính là bản Tả Van, do bởi cách trung tâm thị trấn Sa Pa một khoảng vừa phải 10km và ruộng bậc thang ở đây được đánh giá là một trong những nơi rất đáng để thưởng thức. Vẻ đẹp trữ tình, mềm mại của nơi này khiến người ta phải ngây ngất, trầm trồ.
Tụi mình đã thuê xe máy từ thị trấn Sa Pa, theo hướng chỉ dẫn của người dân và google map để lần tìm xuống Tả Van. Cung đường đi khá khó khăn cho hai đứa con gái, do đang tu sửa và có mưa lớn mấy hôm trước, tuy nhiên chỉ cần vững tay lái một chút có thể vượt qua hết.
Trên đường đi, khung cảnh ruộng bậc thang lúa chín vàng cứ dần dần hiện ra, lác đác, rải rác, rồi càng ngày càng hiện lên thật rõ nét. Cuối cùng cả cánh đồng lúa tầng tầng lớp lớp dần hiện ra trước mắt, đó là một bức tranh tuyệt sắc hài hòa đến ngọt ngào; những khoảnh vàng, khoảnh xanh đan xen nhau mềm mại, uốn lượn như những dải lụa tuyệt đẹp trải dài ngút tầm mắt.
Phóng tầm mắt xuống thung lũng là cả một bức tranh tuyệt sắc hài hòa đến ngọt ngào
hình ảnh
Những khoảnh vàng, khoảnh xanh đan xen nhau mềm mại, uốn lượn như những dải lụa tuyệt đẹp trải dài ngút tầm mắt
Thật tiếc, vì mình không có chiếc máy ảnh góc rộng, hay một chiếc fly cam để ghi lại hết vẻ đẹp bất tận này cho mọi người cùng thưởng thức. Bằng góc máy nhỏ này, hy vọng mọi người có thể thấy được phần nào nét đẹp trong trẻo đến lay lòng của ruộng bậc thang mùa vàng Sa Pa.
Thời điểm đẹp nhất để đi tham quan bản làng và ruộng lúa là vào buổi sáng, khi không khí còn trong lành dễ chịu, ánh sáng long lanh và nắng dịu nhẹ, nhất là sẽ có được những bức ảnh đẹp. Nếu xuất phát từ trung tâm thị trấn Sa Pa mọi người nên chịu khó đi từ sớm, vì biết đâu trên đường đi còn gặp nhiều thửa ruộng bất chợt, bạn không kìm lòng được mà lao xuống nhìn ngắm và check-in.
hình ảnh
Tụi mình đã có những bức ảnh thật đẹp
2. Xuống bản Tả Phìn trải mình vào cuộc sống yên bình của người dân tộc Dao Đỏ
Ghé thăm các bản làng, bên cạnh việc ngắm nhìn cảnh sắc ruộng bậc thang chín vàng, bạn nên dành thời gian tìm hiểu về văn hóa của con người nơi đây. Sa Pa là vùng đất xinh đẹp không chỉ vì cảnh quan mà còn bởi sự hội tụ của nhiều sắc tộc cùng chung sống. Bạn sẽ không khó để bắt gặp những người dân tộc đi lại trên đường, với những trang phục rực rỡ đa dạng của các dân tộc H'Mông Đen, Dao Đỏ, Tày, Giáy...
Bạn có thể vào bản và thăm nhà của người dân tộc, trò chuyện với họ về cuộc sống, tập tục văn hóa, xem họ dệt vải, nhuộm vải và vui đùa cùng lũ trẻ trong bản. Bạn sẽ tìm thấy nhịp sống chậm rãi, tĩnh lặng, vô cùng giản dị và gần gũi. Trong một vài phút suy nghĩ, chúng mình đã chọn bản Tả Phìn để trải nghiệm những điều như thế!
hình ảnh
Hai em bé gặp trên đường xuống Tả Phìn
Tả Phìn cách trung tâm thị trấn Sa Pa khoảng 12km, là ngôi làng của người Dao Đỏ (Red Dao). Đường đi xuống bản còn khó hơn đi Tả Van, do xa hơn và lầy lội hơn. Ở đây còn có Tu Viện cổ bỏ hoang với nhiều câu chuyện lưu truyền ly kì, nếu cảm thấy tò mò thích thú, bạn có thể ghé thăm. Mình thì sợ ma lắm nha!
Tụi mình vào nhà của vợ chồng anh Tá, chị Mẩy, thăm ngôi nhà vách đất, nhà sàn, chơi với lũ trẻ, cùng nướng gà và uống rượu ngô với anh chị. Mình đã được chứng kiến kỹ nghệ tẩm ướp gà và nướng gà điêu luyện của anh Tá; kỹ năng luộc gà, chặt gà của chị Mẩy; được nghe về quy trình nấu rượu ngô, rượu mận của người Dao Đỏ.
hình ảnh
Ngô gác bếp vàng suộm
Món gà luộc và gà nướng siêu ngon
Đặc biệt, lần đầu tiên trải nghiệm tắm lá thuốc của người Dao Đỏ, trong một chiếc chum gỗ. Nước lá thuốc sẽ được đun ở ngoài, trong một nồi rất lớn, sau đó đổ vào các chum gỗ và pha thêm với nước trắng. Tả Phìn là nơi nổi tiếng nhất Sa Pa về tắm lá thuốc này đó mọi người, nên nếu muốn trải nghiệm điều này, bạn nên tìm đường xuống bản Tả Phìn để được tận hưởng đúng cách và trọn vẹn nhé! Tiếc là cái này mình không có chụp lại hình cho mọi người cùng xem (xí hổ mà >.<).
Dưới này là một số hình ảnh ghi lại được trên đường và tại nhà anh Tá, chị Mẩy dưới bản Tả Phìn:
hình ảnh
Một khoảnh tam giác mạch
Những bông hoa dễ thương trong vườn nhà của người dân tộc Dao Đỏ
3. Lên Đèo Ô Quy Hồ thả hồn mình vào mây núi Cổng Trời Sa Pa
Phượt thủ ai cũng biết, Đèo Ô Quy Hồ (đèo Ô Quý Hồ hay đèo Hoàng Liên Sơn) là một trong tứ đại đỉnh đèo Việt Nam, nối liền hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu. Đã lên Sa Pa, thì phải một lần trải nghiệm cảm giác đồ đèo Ô Quy Hồ, đặt chân lên đỉnh đèo, nơi được mệnh danh là Cổng Trời.
hình ảnh
Ảnh chụp trên Cổng Trời, khi mình đang đứng trên đất Lai Châu, phía sau là con đường chạy về Phong Thổ (Lai Châu), phía trước mặt là đường xuôi về Sa Pa (Lào Cai); đương lúc mây mù sà xuống trắng mờ cả con đèo.
Cổng Trời Sa Pa không những là nơi tiếp giáp mây - núi, đất - trời, mà còn là nơi tiếp giáp 2 tỉnh Lào Cai - Lai Châu. Nơi mà bước một chân sang bên này đỉnh đèo Ô Quy Hồ thôi bạn sẽ không còn đứng trên đất Lào Cai nữa, sẽ hít thở không khí, gặp gỡ những con người, ăn những món ăn của đất Lai Châu... và ngược lại. Có lẽ nơi này đặc biệt ở chỗ không chỉ là nơi Thiên - Địa giao hòa mà còn là điểm văn hóa các dân tộc giao thoa: Dao, Giáy, H'Mong, Thái của 2 tỉnh miền núi phía Bắc; cảnh sắc hết sức kì vĩ, con người quá đỗi giản dị; đa dạng, đa sắc, nhưng bản sắc vẫn luôn rõ rệt.
hình ảnh
Hôm đó mây quá nhiều, rất khó để chụp được con đèo ngoằn ngoèo bên dưới
Một khi đã đặt chân Cổng Trời rồi, bạn hãy một lần ghé vào một chiếc lán nhỏ trên đèo của một người Mông, người Dao nào đó, để thưởng thức món thịt nướng, trứng nướng, cơm lam nướng và khoai nướng thơm nức mũi nhé mọi người! Giữa khung cảnh đất trời giao thoa, mây núi mờ ảo, tiết trời lành lạnh 18 độ, mà được ngồi nháp ngụm rượu ngô, rượu mận, lai dai xiên thịt, ống lam nướng thì còn gì thi vị bằng.
hình ảnh
Món thịt trâu gác bếp trong một lán nhỏ trên Cổng Trời
Trứng nướng và thịt lợn rừng nướng trên Cổng Trời Sa Pa
Khoai lang nướng và cam lam nướng nữa nè!
4. Thảnh thơi thị trấn Sa Pa, uống cà phê và đắm mình vào khung cảnh đất trời, mây núi.
Sáng sớm, khi Sa Pa còn chìm ngập trong sương mờ, bạn cũng nên thức dậy sớm một chút để nhìn ngắm nhịp sống một ngày mới của nơi này. Khi ấy, mọi thứ còn trong trẻo và tươi mới, cảm giác muốn được tìm một góc nhỏ tĩnh lặng ngồi ngắm nhìn cả phố núi bừng tỉnh dần trong màn sương và một quán cà phê lúc này là một lựa chọn tuyệt vời. Thật thú vị là các quán cà phê ở Sa Pa thường mở cửa rất sớm, vì ít nhiều đây cũng là đất du lịch, mọi dịch vụ luôn sẵn sàng khi bạn cần.
Đợt này ở Sa Pa, tụi mình đã ngồi 2 quán cà phê: Cộng Sa PaVietTrekking Home Sa Pa.
Tại sao lại là Cộng Sa Pa?
Đó là buổi sáng hôm đầu tiên tụi mình ở Sa Pa, không khí tĩnh lặng lúc 7h sáng và tiết trời lạnh mát khiến mình cảm thấy thèm được uống một cốc bạc xỉu. Cộng Sa Pa nằm ngay giữa thị trấn, có view nhìn thẳng ra khu vực trung tâm, về chất lượng cà phê thì là nơi đáng tin cậy nhất ở một nơi mà quá nhiều quán café mang tính check-in như này. Nhưng sẽ không làm bạn thấy nhàm chán chút nào khi Cộng ở đây được bài trí theo phong cách cực kì Tây Bắc, rất khác dưới xuôi, nhất là những bức ảnh chụp phong cảnh và cuộc sống đa sắc của các dân tộc nơi đây.
Quán nằm ở số 37, Xuân Viên.
Một số bức ảnh chụp lại một buổi sáng Cộng Sa Pa yên bình và tĩnh lặng:
hình ảnh
Những bức ảnh về cuộc sống đa sắc của các dân tộc anh em trên SaPa
Những góc nhỏ bình yên ở Cộng Sa Pa
Tại sao lại là VietTrekking Home Sa Pa?
Nếu bạn không muốn đi quá xa trung tâm thị trấn Sa Pa để được ngồi một quán café có view ôm trọn thung lũng vàng, ngắm toàn cảnh núi non hùng vĩ, thì VietTrekking Home Sa Pa là một lựa chọn vô cùng tuyệt vời. Đây là một homestay kiêm quán café, nằm ở 33 Hoàng Liên, chỉ cách Nhà Thờ Đá 600m, hoàn toàn có thể đi bộ đến đây nếu bạn đang tản bộ khu trung tâm thị trấn. Mọi thứ ở đây hiện lên đẹp như một bức tranh, xa xa là dãy núi trùng điệp ẩn hiện trong mây mù, xa xăm bên dưới là thung lũng vàng của những thửa ruộng bậc thang vào mùa lúa chín, ngang tầm mắt có thể thi thoảng bắt gặp đoàn tàu Mường Hoa xinh xắn chạy qua, khoảng 10 phút sẽ một chuyến.
Tụi mình đã có quá nhiều hình ảnh tuyệt đẹp ở đây nè:
View từ VietTrekking Home Sa Pa
hình ảnh
View từ VietTrekking Home Sa Pa
hình ảnh
View từ VietTrekking Home Sa Pa

Lời kết:

Chuyến đi Sa Pa này là hoàn toàn ngẫu hứng và không theo bất cứ một lịch trình cụ thể nào. Tụi mình đã có những trải nghiệm bất ngờ, thú vị và đặc biệt là những bức ảnh ngẫu nhiên thật đẹp.Đột nhiên ngó lại thì, ngẫu hứng cũng ra được cái lịch trình hay ho nha, mình sẽ sớm lập lại 1 cái lịch trình cho mọi người cùng tham khảo!

Ngần này trải lòng đã khiến bạn có động lực đi Sa Pa ngay chưa nè?! Nhớ là "mùa vàng" chỉ kéo dài khoảng 1 tháng từ 2 tuần cuối tháng 9 đến 2 tuần đầu tháng 10 thôi đấy nhé!

Cảm ơn các bạn!
Xem bài viết tại:
- Blog cá nhân: Toays
- Instagram: Toays
Đèo Ô Quy Hồ (O Quy Ho Pass) Đèo Ô Quy Hồ Sapa Động Tả Phìn ( Ta Phin Cave ) Bản Tả Phìn Đèo Ô Quy Hồ

Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.

Viết blog ngay
Đã cập nhật vào ngày 3/01/2023
Love
20 Bình luận
avatar
Nguyễn Thanh Huệ

Không có con đường nào dẫn đến hạnh phúc. Hạnh phúc là một con đường.

3 Quốc gia
34 Tỉnh thành
3,208 Người theo dõi
11 Đang theo dõi
icon Theo dõi
Kiếm tiền cùng Gody icon My Travel Map
Bình luận
*Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để bình luận và chia sẻ nhanh hơn
avatar
Son N Tung Siêu chi tiết rồi ... m đi về chẳng có những tấm hình đẹp như b luôn :)
Trả lời
Chia sẻ
avatar
Lý Lệ nhiều chữ quá nên mình chỉ coi hình hoy
Trả lời
Chia sẻ
avatar
Nguyễn Ngọc Hoa kĩ vĩ hay là kì vĩ bạn gì đó ơi!?!?!?!!?!?
Trả lời
Chia sẻ
avatar
Huy Le tính tặng coin mà chợt nhớ ra hết coin để tặng rồi ^_^
Trả lời
Chia sẻ
avatar
Sakura No Hana bữa mình thấy story bạn nên mò được qua đây nè :D
bài vừa chi tiết mà còn đẹp nữa
Trả lời
Chia sẻ
avatar
Min bài review có tâm nhất vịnh bắc bộ rồi nha :))
hình hơi bị chuyên nghiệp
Trả lời
Chia sẻ
avatar
Mino Trần Hình như ai đi Sapa cũng qua mấy chỗ này nhỉ? @@
Trả lời
Chia sẻ
avatar
Ngọc Anh Nguyen huhu ,em làm chị gato quá Hà Giang mùa này đẹp hết sẩy luôn :( chả có nhẽ book vé ra chơi
Trả lời
Chia sẻ
Bài viết liên quan
Bài viết cùng tác giả
Đệ nhất hùng quan đèo Mã Pì Lèng – hẻm vực Tu Sản – sông Nho Quế không còn xa lạ với những người yêu xê dịch. Tuy nhiên, tổ hợp cảnh quan này được kiến tạo lên không chỉ bởi 3 cái tên nhắc đến ở trên, mà còn bởi một địa danh khác nữa – Vách đá trắng – nơi được coi là tầng trên cùng của cảnh quan kỹ vĩ bậc nhất Việt Nam.
Chuyến đi bụi Hà Giang lần này, tôi đi lâu hơn mình tưởng, đã ở dài tới tận mấy lần họp chợ phiên Đồng Văn và dĩ nhiên phiên nào tôi cũng xuống chợ. Bởi lẽ, chẳng lần nào giống lần nào, chợ phiên luôn đem lại những trải nghiệm khác nhau, những cái nhìn mới mẻ, những cảm xúc cực kì thú vị và lạ lẫm.
Đến hẹn lại lên, vào 9/8 âm lịch hàng năm, Hải Phòng quê mình lại tổ chức lễ hội Chọi Trâu - Đồ Sơn. Một lễ hội gắn liền với tục thờ cúng Điểm Tước thần, Thuỷ thần, tục hiến sinh cầu an lành và thể hiện tinh thần thượng võ của người dân miền biển.
Hải Phòng quê tôi có một Phố Đường Tàu tồn tại cả trăm năm rồi, nhưng tên tuổi của nó từng có thập kỉ gắn liền với “Giang hồ Đất Cảng”, “nghĩa địa chôn người sống”… hãi hùng và ghê rợn. Sau bao nhiêu thăng trầm, cuối cùng thì chúng tôi vẫn có thể lang thang nơi này vào một buổi chiều Tết Độc Lập năm 2019.
Nghỉ lễ 2/9 này bạn đang đi đâu chơi? Nếu điểm đến của bạn đang là Đà Nẵng thì hãy theo chân mình đi khai phá 4 địa điểm có thể thưởng thức trọn vẹn bức tranh thiên nhiên biển xanh, nắng vàng tuyệt đẹp của thành phố biển này nhé!
Hà Nội đang vội vã chuyển mùa, những cơn mưa lớn đang dần chiếm hết những ngày nắng vàng rồi, phải nhanh chóng thực hiện một mini tour vòng quanh Hà Nội để có cái mà ngồi nhấm nháp trong những ngày mưa đi thôi!
Người ta nói “Bất đáo Pì Lèng phi phượt thủ”, có nghĩa là “Chưa đến đèo Mã Pì Lèng chưa phải là phượt thủ”. Nhưng thời thế thay đổi rồi, một khi đến Mã Pì Lèng mà không một lần tìm đường xuống sông Nho Quế, dưới đáy hẻm vực Tu Sản để du ngoạn sơn giang thì chưa trọn vẹn cung đường chinh phục “Đệ nhất hung quan” này rồi!
Xin chào! Cuối hè rồi và thu đang tới, trước khi chúng ta trở nên chậm rãi thư thái với mùa thu thì nên tranh thủ nốt những đợt nắng hè vàng rọi đi đến những nơi xinh đẹp và rực rỡ như nắng hè đi nè! Thân gửi các bạn một bài review chi tiết hành trình Hội An qua 3 lần đến nơi này của mình và một số lời khuyên hữu ích!
Phố Hội không chỉ ghi dấu trong lòng người qua bằng kiến trúc cổ kính, nền văn hóa lâu đời, mà ngay từ những nét nhỏ bé trong ẩm thực như những món đồ uống cũng mang một nét độc đáo rất riêng. Cùng trải nghiệm Hội An qua thức uống vừa lạ vừa quen, vừa gần gũi dân dã, vừa mang nét lạ lẫm Hội An mà không nơi nào có được.
Nếu như người ta biết tới Hà Nội với hình ảnh "nồng nàn hoa Sữa", Hải Phòng "rực rỡ hoa Phượng", Mộc Châu "giản dị hoa Cải", Hà Giang "mộc mạc Tam Giác Mạch", thì chắc hẳn Đà Nẵng sẽ mang tên "dịu dàng hoa Giấy".