Đệ nhất hùng quan đèo Mã Pì Lèng – hẻm vực Tu Sản – sông Nho Quế không còn xa lạ với những người yêu xê dịch. Tuy nhiên, tổ hợp cảnh quan này được kiến tạo lên không chỉ bởi 3 cái tên nhắc đến ở trên, mà còn bởi một địa danh khác nữa – Vách đá trắng – nơi được coi là tầng trên cùng của cảnh quan kỹ vĩ bậc nhất Việt Nam.
Nếu bạn đã từng biết đến và đặt chân tới Đệ nhất hùng quan đèo Mã Pì Lèng – hẻm vực Tu Sản – sông Nho Quế, thì chắc hẳn đã phải thảng thốt trước vẻ đẹp quá đỗi hùng vĩ của nơi đây. Tuy nhiên, đệ nhất hùng quan được kiến tạo lên không chỉ bởi 3 cái tên nhắc đến ở trên, mà còn bởi một địa danh khác nữa – Vách đá trắng – nơi được coi là tầng trên cùng của cảnh quan kỹ vĩ bậc nhất Việt Nam.
Vách đá trắng nằm ở độ cao khoảng 1.700m so với mực nước biển, trên đỉnh núi Cô Tiên, thuộc xã Pải Lủng và xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Đối với người dân nơi đây, vách đá trắng là nơi có ý nghĩa thiêng liêng gắn liền với truyền thuyết về một câu chuyện tình yêu vợ chồng son sắt; đối với khách vãng lai, nơi đây là thiên đường để chiêm ngưỡng toàn cảnh của đệ nhất hùng quan phía dưới.
Sơ lược về truyền thuyết “Vách đá trắng” trên đỉnh núi Cô Tiên
Từ những gì mà mình thu thập được về truyền thuyết trước khi quyết định đặt chân đến nơi cheo leo này, xin được thêu dệt lại tóm tắt cho các bạn như sau:
Ngày xửa ngày xưa, ở khu vực tiếp giáp nữa 2 vùng Mèo Vạc và Đồng Văn, nơi con sông Nho Quế chảy qua hẻm vực giữa những ngọn núi cao ngất, có một đỉnh núi cao huyền bí chìm ngập trong biển mây được người ta rỉ tai nhau rằng đó là nơi ở của một nàng tiên xinh đẹp. Nơi nàng ở cao đến nỗi có thể hàng ngày nhìn ngắm được hết thảy dòng chảy của con sông màu bích ngọc uốn lượn phía dưới và toàn bộ khung cảnh núi non trùng điệp ở phía bên kia con sông. Nàng ở đó để coi giữ một cây thuốc quý chữa được bách bệnh, mọc cheo leo ở vách núi cao nhất của ngọn núi. Tuy nhiên, do ở trên vách núi đá cao nên không một ai có thể leo lên đó lấy thuốc được, nhiều người đã rơi xuống vực mà chết khi cố gắng leo lên vách núi này.
Rồi một ngày kia, có một đôi vợ chồng đang chung sống hạnh phúc thì đột nhiên người vợ lâm bệnh nặng, người chồng đưa vợ đi khắp nơi để chạy chữa nhưng bệnh tình không thuyên giảm. Nghe nói có cây thuốc quý trên đỉnh núi cao, người chồng quyết tâm lấy về để chữa bệnh cho vợ. Anh ta không quản vách đá cheo leo hiểm trở, dùng hết sức mình đâm hàng nghìn cọc gỗ vào vách núi để leo lên, mặc cho đá núi cỏ cây cứa vào thân mình rỉ máu... Kì lạ thay, cuối cùng anh ta cũng chạm tới nơi có cây thuốc thần kì. Nhưng người chồng không tham lam, chỉ hái một lượng vừa đủ cho người vợ rồi vội vàng trèo xuống. Lại cũng thật là diệu kì, người chồng trở lại bình an vô sự và cứu sống được vợ mình. Tuy nhiên, những cọc gỗ sau đó liền lập tức biến mất và từ chỗ cây thuốc quý từ đó rơi xuống những giọt nước trong vắt. Người ta nói đó là những giọt nước mắt cảm động của nàng tiên trước tình yêu thủy chung, son sắt, vô bờ bến của đôi vợ chồng; đồng thời nàng ban cho con người những giọt nước thần khi uống vào sẽ khỏe mạnh và tránh được bệnh tật, họ gọi đó là “Nước mắt cô Tiên”… Cũng từ đó, vách đá cao không còn nhiều mây phủ quanh năm, lộ ra hai vách đá màu trắng, một bên to, một bên nhỏ tượng trưng cho một cặp vợ chồng.
Ngày nay, vách đá trắng trở thành một nơi linh thiêng, nơi gắn liền với truyền thuyết về tình yêu vĩnh cửu trong lòng người dân Mèo Vạc. Người ta gọi đỉnh núi thiêng ấy là núi Cô Tiên.
Câu chuyện được mình thêu dệt thế là hết, và tiếp sau đây là câu chuyện về cung đường mang tên: “Tuyến đường đi vách đá trắng”
Tuyến đường đi bộ Vách đá trắng
Đối với khách du lịch, khách phượt… mà nói, vách đá trắng là điểm đến, nhưng tuyến đường đến với vách đá trắng là một trải nghiệm vô cùng tuyệt vời.
Thường thì người ta sẽ bắt đầu đi từ phía bên kia của đèo Mã Pì Lèng, the hướng từ Đồng Văn đi lên. Dựa theo kinh nghiệm của mình, con đường đến vách đá trắng được chia thành 2 đoạn: Đoạn có thể chạy xe máy (khoảng 3km)và đoạn đi bộ (khoảng 2km). Ngay tại Bảo tàng con đường Hạnh Phúc trên trục đường đèo Mã Pì Lèng sẽ có một lối nhỏ rẽ lên vách núi, đó chính là bắt đầu của con đường lên vách đá trắng, đoạn có thể chạy xe máy.
Đoạn đường có thể chạy xe máy
Đoạn đường có thể chạy xe máy là đoạn nguy hiểm nhất mà ai cũng phải vượt qua trước khi được thong dong thả bộ, hoặc nếu không bạn phải tự quốc bộ 3km đường núi hơi cực khổ. Đường đi sẽ kiểu như này:
Giữa chặng chạy xe bạn có thể dừng chân ở một địa điểm được check in rất nhiều, đó là nơi có “Hòn đá tử thần” – một tảng đá lớn nhô ra khỏi vách núi, nơi dành cho những ai không sợ độ cao và không sợ chết!
Tiếp theo đó là một chặng chạy xe tiếp xuống thung lũng phía dưới và sau đó là một đoạn dốc ngoằn ngoèo lên đỉnh núi Cô Tiên. Đi từ từ chầm chậm thôi, cho đến khi nào bạn nhìn thấy mối lối rẽ nhỏ có thể nhìn thấy cái “đài vọng cảnh” thế này thì xin chúc mừng bạn đã chạm tới đoạn đường đi bộ tiếp theo.
Đoạn đường đi bộ tới Vách đá trắng
“Đài Vọng Cảnh” là nơi dừng chân lý tưởng cho tất cả mọi người sau khi thất kinh chạy xe máy hoặc đã hết hơi đi bộ. Tại đây có thể nhìn thấy được toàn cảnh sông Nho Quế và Mã Pì Lèng phía dưới.
Sau đó là một trải nghiệm vô cùng tuyệt, đi bộ trên vách núi cao nhất của đệ nhất hùng quan và chiêm ngưỡng toàn cảnh phía dưới ở mọi góc nhìn.
Cứ đi thôi…
Để chiêm ngưỡng khung cảnh tuyệt vời ngang tầm mắt và tầng phía bên dưới....
Rồi cuối cùng cũng chạm tới vách đá trắng…
Có phải là cây thuốc tiên chữa được bách bệnh của Cô Tiên trong truyền thuyết đây không???
Và khung cảnh thì như chốn thần tiên…
Vậy đó, sau đó chúng ta đi ngược trở lại để đi về! Thế là kết thúc cung đường khám phá Vách đá trắng - Tầng trên cùng của Đệ nhất hùng quan phía Bắc.
Các bạn cảm thấy thế nào? Chuyến đi qua lời thuyết minh và hình ảnh của mình có hữu ích cho bạn không?
Nếu cảm thấy chưa đủ thì hãy làm ngay một chuyến lên Hà Giang ngay và luôn nhé! Đừng để lỡ mất đệ nhất tiên cảnh!
Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.
Chuyến đi bụi Hà Giang lần này, tôi đi lâu hơn mình tưởng, đã ở dài tới tận mấy lần họp chợ phiên Đồng Văn và dĩ nhiên phiên nào tôi cũng xuống chợ. Bởi lẽ, chẳng lần nào giống lần nào, chợ phiên luôn đem lại những trải nghiệm khác nhau, những cái nhìn mới mẻ, những cảm xúc cực kì thú vị và lạ lẫm.
Người ta gọi khoảng thời gian tháng 9, tháng 10 ở Sa Pa là “mùa vàng”, mùa đẹp nhất trong năm của Sa Pa, khi mà tiết trời đã vào thu se se lạnh, lúa đã chín vàng suộm tầng tầng lớp lớp trên các ruộng bậc thang, mây vờn miên man trên những triền núi… Tất cả sẽ tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp đến nghẹt thở!
Đến hẹn lại lên, vào 9/8 âm lịch hàng năm, Hải Phòng quê mình lại tổ chức lễ hội Chọi Trâu - Đồ Sơn. Một lễ hội gắn liền với tục thờ cúng Điểm Tước thần, Thuỷ thần, tục hiến sinh cầu an lành và thể hiện tinh thần thượng võ của người dân miền biển.
Hải Phòng quê tôi có một Phố Đường Tàu tồn tại cả trăm năm rồi, nhưng tên tuổi của nó từng có thập kỉ gắn liền với “Giang hồ Đất Cảng”, “nghĩa địa chôn người sống”… hãi hùng và ghê rợn. Sau bao nhiêu thăng trầm, cuối cùng thì chúng tôi vẫn có thể lang thang nơi này vào một buổi chiều Tết Độc Lập năm 2019.
Nghỉ lễ 2/9 này bạn đang đi đâu chơi? Nếu điểm đến của bạn đang là Đà Nẵng thì hãy theo chân mình đi khai phá 4 địa điểm có thể thưởng thức trọn vẹn bức tranh thiên nhiên biển xanh, nắng vàng tuyệt đẹp của thành phố biển này nhé!
Hà Nội đang vội vã chuyển mùa, những cơn mưa lớn đang dần chiếm hết những ngày nắng vàng rồi, phải nhanh chóng thực hiện một mini tour vòng quanh Hà Nội để có cái mà ngồi nhấm nháp trong những ngày mưa đi thôi!
Người ta nói “Bất đáo Pì Lèng phi phượt thủ”, có nghĩa là “Chưa đến đèo Mã Pì Lèng chưa phải là phượt thủ”. Nhưng thời thế thay đổi rồi, một khi đến Mã Pì Lèng mà không một lần tìm đường xuống sông Nho Quế, dưới đáy hẻm vực Tu Sản để du ngoạn sơn giang thì chưa trọn vẹn cung đường chinh phục “Đệ nhất hung quan” này rồi!
Xin chào! Cuối hè rồi và thu đang tới, trước khi chúng ta trở nên chậm rãi thư thái với mùa thu thì nên tranh thủ nốt những đợt nắng hè vàng rọi đi đến những nơi xinh đẹp và rực rỡ như nắng hè đi nè!
Thân gửi các bạn một bài review chi tiết hành trình Hội An qua 3 lần đến nơi này của mình và một số lời khuyên hữu ích!
Phố Hội không chỉ ghi dấu trong lòng người qua bằng kiến trúc cổ kính, nền văn hóa lâu đời, mà ngay từ những nét nhỏ bé trong ẩm thực như những món đồ uống cũng mang một nét độc đáo rất riêng.
Cùng trải nghiệm Hội An qua thức uống vừa lạ vừa quen, vừa gần gũi dân dã, vừa mang nét lạ lẫm Hội An mà không nơi nào có được.
Nếu như người ta biết tới Hà Nội với hình ảnh "nồng nàn hoa Sữa", Hải Phòng "rực rỡ hoa Phượng", Mộc Châu "giản dị hoa Cải", Hà Giang "mộc mạc Tam Giác Mạch", thì chắc hẳn Đà Nẵng sẽ mang tên "dịu dàng hoa Giấy".