Blog HÀ GIANG DU KÝ| Lạc ở chợ phiên Đồng Văn
cover

HÀ GIANG DU KÝ| Lạc ở chợ phiên Đồng Văn

avatar
Nguyễn Thanh Huệ dot Thứ 2, 30/09/2019
Theo dõi Gody.vn trên Google news
Chuyến đi bụi Hà Giang lần này, tôi đi lâu hơn mình tưởng, đã ở dài tới tận mấy lần họp chợ phiên Đồng Văn và dĩ nhiên phiên nào tôi cũng xuống chợ. Bởi lẽ, chẳng lần nào giống lần nào, chợ phiên luôn đem lại những trải nghiệm khác nhau, những cái nhìn mới mẻ, những cảm xúc cực kì thú vị và lạ lẫm.
Chuyến đi bụi Hà Giang lần này, tôi đi lâu hơn mình tưởng, đã ở dài tới tận mấy lần họp chợ phiên Đồng Văn và dĩ nhiên phiên nào tôi cũng xuống chợ. Bởi lẽ, chẳng lần nào giống lần nào, chợ phiên luôn đem lại những trải nghiệm khác nhau, những cái nhìn mới mẻ, những cảm xúc cực kì thú vị và lạ lẫm.
Tôi đã từng viết ở đâu đó trên blog của mình rằng: “Đi đâu cũng phải một lần đi chợ, vì gần như văn hóa các vùng miền thường được thể hiện rất rõ ở những khu chợ, nơi hoạt động thương mại dịch vụ diễn ra tấp nập và nhộn nhịp nhất." Lần nữa, tôi vẫn phải nhấn mạnh: Cho dù đi đâu thì đi, làm gì thì làm, nhưng đã lên Đồng Văn – Hà Giang thì phải một lần đi chợ phiên ngày cuối tuần mới phần nào hiểu được nét đẹp văn hóa của các dân tộc thiểu số nơi đây.
hình ảnh
Chợ phiên Đồng Văn
Chợ phiên Đồng Văn là chợ họp một tuần một lần vào ngày chủ nhật, diễn ra ngay tại khu chợ thường niên của thị trấn Đồng Văn. Nghe nói đây là chợ lớn nhất của khu vực Đồng Văn – Mèo Vạc, là nơi hội họp, buôn bán, trao đổi hàng hóa của các dân tộc anh em trên vùng đất giáp biên giới Trung Quốc của tỉnh Hà Giang. Đến với chợ phiên Đồng Văn, bạn sẽ được thấy một không gian văn hóa rực rỡ màu sắc mà không một phiên chợ vùng xuôi nào có được. Đó là dịp hội tụ của hết thảy đồng bào Tày, Mông, Nùng, Dao, Lô Lô… những dân tộc chung sống quanh khu vực Đồng Văn, Mèo Vạc, cùng xuống thị trấn mua bán, giao lưu, ăn chơi…
hình ảnh
Một không gian văn hóa rực rỡ màu sắc
hình ảnh
Dịp hội tụ của hết thảy đồng bào Tày, Mông, Nùng, Dao, Lô Lô…
hình ảnh
Những hình ảnh ấm áp và dễ thương
Chợ phiên mở từ tờ mờ sáng đến trưa muộn, vì vậy, có những người ở những bản xa trung tâm thường phải thức dậy từ rất sớm, đi bộ, đi xe vượt qua một đoạn đường dài, qua mấy ngọn núi mới kịp tới chợ lúc 6, 7 giờ sáng. Trên khắp nẻo đường Đồng Văn, Mèo Vạc, ngập tràn màu sắc của quần áo người đi đường nhiều hơn thường ngày, người đi bộ, người chở hàng, người chở người… cứ nô nức, tấp nập, vội vàng và gấp gáp.
Tôi thì thường hay xuống chợ lúc 7 rưỡi - 8 giờ, vừa xinh là thời điểm hàng hóa đã bày bán đầy ắp, người đi chợ cũng hội họp đông vui, hoạt động mua bán đương thì rộn ràng, nhộn nhịp, mọi thứ hiện lên như một bức tranh tươi vui và sinh động.
Tôi sẽ miêu tả cho bạn, đây là một nơi như thế này:

Nơi mua bán những sản phẩm thiết yếu

Chợ phiên Đồng Văn bán đủ các loại mặt hàng thiết yếu, có cả mặt hàng quen thuộc dưới xuôi, hàng Trung Quốc và sản phẩm đặc trưng của vùng cao Tây Bắc. Ở đây đặc biệt có rất nhiều mặt hàng từ Trung Quốc tràn sang, đương nhiên rồi, vì đây là khu vực giáp ranh biên giới Việt - Trung, giá cả lại rất rẻ, hợp túi tiền của người dân vùng núi.
Từ quần áo, giày dép, vật dụng gia đình, vật nuôi, gia cầm, thịt cá, rau củ quả, đồ ăn vặt… thứ gì cũng có hết. Cảnh mua bán diễn ra đông đúc, nhộn nhịp, ồn ã cực kì vui mắt.
hình ảnh
Táo, cam các loại...
Hoa quả la liệt...
Măng rừng
hình ảnh
Chó, mèo, lợn gà và công cụ dụng cụ...

Nơi săn được những món đồ thổ cẩm rực rỡ sắc màu

Mặt hàng quần áo được bày bán chủ yếu là thổ cẩm, váy áo truyền thống của người dân tộc khu vực Đồng Văn – Mèo Vạc, nhiều nhất là thổ cẩm của người H’Mông. Bạn có biết vì sao không? Vì ở khu vực Yên Minh – Đồng Văn – Mèo Vạc, người Mông chiếm tỷ lệ lớn nhất, họ lại là dân tộc vẫn còn giữ văn hóa mặc trang phục truyền thống hàng ngày, rất dễ để người ta nhận ra những sản phẩm thổ cẩm, vải vóc được bày bán phần lớn thuộc về dân tộc này.
Rất nhiều người từ dưới xuôi lên đây, chỉ muốn một lần vào chợ để mua được những sản phẩm đậm chất dân tộc thế này, mang về làm kỉ niệm hoặc làm quà tặng.
hình ảnh
Một thiên đường thổ cẩm rực rỡ sắc màu

Nơi ăn những món truyền thống và độc đáo

Dĩ nhiên là ở chợ phiên Đồng Văn sẽ có bán những món ăn độc lạ chỉ Hà Giang và Tây Bắc mới có: Bánh tam giác mạch, bánh gạo, xôi ngũ sắc, thắng cố…
Xôi ngũ sắc: Nghe nói là xôi ngũ sắc của người Hà Giang có đủ 5 màu: vàng, đỏ, tím, xanh, trắng; là đại diện cho ngũ hành: kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ (trắng - kim, xanh – mộc, tím – thủy, đỏ - hỏa, vàng – thổ), thể hiện sự hoà hợp âm dương, ngũ hành. Tuy nhiên gánh xôi hôm mình chụp được bị thiếu đi mất một màu, có lẽ chưa phải là ngày lễ tết thì xôi bán ngoài chợ sẽ chưa cần phải đủ màu. (Cười)
hình ảnh
Xôi ngũ sắc của người Hà Giang
Bánh Tam Giác Mạch: Ai cũng biết đến hoa tam giác mạch mà lại ít biết đến hạt tam giác mạch cũng là một lại ngũ cốc chứa nhiều giá trị dinh dưỡng và phổ biến của người Hà Giang. Hạt tam giác mạch có thể làm nên được những chiếc bánh thơm ngon đủ loại, không thua kém gì bánh gạo như ở miền xuôi: bánh hấp, bánh nướng, bánh rán. Và đương nhiên, ở chợ phiên bạn cũng sẽ được thưởng thức những chiếc bánh này nóng sốt, thơm ngon hoặc giòn rụm…
Bánh tam giác mạch có thể nướng, hấp hoặc rán
Thắng cố: Đến chợ phiên Đồng Văn, nên một lần thử món Thắng Cố ngựa nổi tiếng của người H’Mông. Mặc dù có nhiều người không hợp nổi món ăn này, nhưng không thử thì sao biết được nhỉ?! Có lẽ vì món ăn này có xuất xứ từ Trung Quốc, nên tên gọi “Thắng cố” có bắt nguồn từ tiếng Hán, có nghĩa là “canh xương”. Tuy nhiên, trên thực tế món thắng cố này là nồi canh thập cẩm từ thịt các bộ phận, gân cốt, nội tạng… được ninh nhừ với một vài loại rau. Thắng cố truyền thống là 100% từ thịt ngựa, nhưng đến giờ đã có thêm cả thắng cố lợn, bò, trâu.
Văn hóa ăn thắng cố cũng rất độc lạ. Thắng cố nấu thường rất nhạt, vì ở đây người ta quan niệm mỗi người một khẩu vị không ai giống ai, nên gia vị sẽ được tự ý bổ sung vào khẩu phần ăn của từng người: muối, tiêu, ớt… Nhưng đặc biệt, người ta chỉ sử dụng muối trắng hạt to. Rồi thì chẳng thấy mấy ai một mình một bát bao giờ, chỉ thấy 2 người, 3 người, hoặc thậm chí rất nhiều người ngồi quây quần bên 1 tô lớn, dùng thìa (muỗng) múc chung, ăn chung.
hình ảnh
Một hàng phở, thắng cố nơi góc chợ
Đi bao nhiêu người cũng chỉ ăn chung một bát thắng cố

Nơi gặp gỡ, giao lưu, hẹn hò

Người ta đi chợ phiên không đơn thuần là mua bán xong rồi về, mà còn để gặp gỡ bạn bè, người quen hay giao lưu với những người mới tình cờ gặp, đứng ngồi nói dăm ba câu chuyện hoặc ngồi nhâm nhi chén rượu nói dài cả buổi cho đến lúc chợ tan.
Đàn bà hẹn nhau một góc chợ tâm sự, đàn ông hẹn nhau một hàng thắng cố ngồi nhấp chén rượu ngô; trẻ con được bố mẹ cho đi chơi và ăn quà ngày nghỉ học.
hình ảnh
Lũ trẻ chẳng cần gì ngoài mấy thứ quà vặt mua được ngày chợ phiên
Đàn bà, đàn ông và những câu chuyện không hồi kết...
Túm lại:
Hà Giang dễ làm say đắm lòng người, bởi cảnh sắc kì vĩ, bởi những câu chuyện li kì, bởi con người quá đỗi giản dị, bởi văn hóa đa dạng sắc màu... Nhưng đừng chỉ đến với Hà Giang để vội vàng trải nghiệm cảnh sắc sông núi; hãy đi chậm, ở lâu, đắm mình vào cuộc sống nơi này, như một lần xuống phiên chợ Đồng Văn cuối tuần một lần chẳng hạn, bạn sẽ thấy chuyến đi thêm thi vị, cuộc sống còn nhiều điều xinh đẹp, đáng yêu!
Bạn có thể xem thêm nhiều hình ảnh về Hà Giang tại Instagram của mình!
Cảm ơn các bạn!!!
Homestay Hà Giang hà giang hà giang Phố cổ Đồng Văn Cao nguyên đá Đồng Văn (Dong Van stone plateau) Đồng văn

Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.

Viết blog ngay
Đã cập nhật vào ngày 3/01/2023
Love
7 Bình luận
avatar
Nguyễn Thanh Huệ

Không có con đường nào dẫn đến hạnh phúc. Hạnh phúc là một con đường.

3 Quốc gia
35 Tỉnh thành
3,208 Người theo dõi
11 Đang theo dõi
icon Theo dõi
Kiếm tiền cùng Gody icon My Travel Map
Bình luận
*Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để bình luận và chia sẻ nhanh hơn
avatar
Lâm ChinSu Màu ảnh đẹp quá.Vẫn nhớ chợ phiên có món thắng cố,họ vứt thẳng nội tạng trâu bò vào cái chảo nhìn mà sợ :
Trả lời
Chia sẻ
avatar
Nguyễn Thanh Huệ Uh, tui còn không ăn nổi được qua miếng thứ 3, nhưng ít nhất tui cũng đã biết thế nào là thắng cố! haha
avatar
Lâm ChinSu mình nhìn họ ăn,họ mời mà thôi k dám ăn lun ấy,Xin bắn ké bi thuốc lào thui hehe
avatar
Chau Anh màu hình đẹp và rõ quá b! Qủa là HG dễ làm say đắm lòng người THẬT!! :D
Trả lời
Chia sẻ
avatar
Nguyễn Thanh Huệ Tui ở mà không muốn về luôn này! huhu
avatar
Min mình đi được kha khá miền Trung với miền Nam, riêng Tây Bắc là chưa được đi tỉnh nào :( đọc xong bài này chắc phải lên plan năm sau đi thôi
Trả lời
Chia sẻ
avatar
Nguyễn Thanh Huệ ĐI đi thôi chị ơi, Hà Giang đang vào mùa đẹp nhất rồi này!
Bài viết liên quan
Bài viết cùng tác giả
Đệ nhất hùng quan đèo Mã Pì Lèng – hẻm vực Tu Sản – sông Nho Quế không còn xa lạ với những người yêu xê dịch. Tuy nhiên, tổ hợp cảnh quan này được kiến tạo lên không chỉ bởi 3 cái tên nhắc đến ở trên, mà còn bởi một địa danh khác nữa – Vách đá trắng – nơi được coi là tầng trên cùng của cảnh quan kỹ vĩ bậc nhất Việt Nam.
Người ta gọi khoảng thời gian tháng 9, tháng 10 ở Sa Pa là “mùa vàng”, mùa đẹp nhất trong năm của Sa Pa, khi mà tiết trời đã vào thu se se lạnh, lúa đã chín vàng suộm tầng tầng lớp lớp trên các ruộng bậc thang, mây vờn miên man trên những triền núi… Tất cả sẽ tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp đến nghẹt thở!
Đến hẹn lại lên, vào 9/8 âm lịch hàng năm, Hải Phòng quê mình lại tổ chức lễ hội Chọi Trâu - Đồ Sơn. Một lễ hội gắn liền với tục thờ cúng Điểm Tước thần, Thuỷ thần, tục hiến sinh cầu an lành và thể hiện tinh thần thượng võ của người dân miền biển.
Hải Phòng quê tôi có một Phố Đường Tàu tồn tại cả trăm năm rồi, nhưng tên tuổi của nó từng có thập kỉ gắn liền với “Giang hồ Đất Cảng”, “nghĩa địa chôn người sống”… hãi hùng và ghê rợn. Sau bao nhiêu thăng trầm, cuối cùng thì chúng tôi vẫn có thể lang thang nơi này vào một buổi chiều Tết Độc Lập năm 2019.
Nghỉ lễ 2/9 này bạn đang đi đâu chơi? Nếu điểm đến của bạn đang là Đà Nẵng thì hãy theo chân mình đi khai phá 4 địa điểm có thể thưởng thức trọn vẹn bức tranh thiên nhiên biển xanh, nắng vàng tuyệt đẹp của thành phố biển này nhé!
Hà Nội đang vội vã chuyển mùa, những cơn mưa lớn đang dần chiếm hết những ngày nắng vàng rồi, phải nhanh chóng thực hiện một mini tour vòng quanh Hà Nội để có cái mà ngồi nhấm nháp trong những ngày mưa đi thôi!
Người ta nói “Bất đáo Pì Lèng phi phượt thủ”, có nghĩa là “Chưa đến đèo Mã Pì Lèng chưa phải là phượt thủ”. Nhưng thời thế thay đổi rồi, một khi đến Mã Pì Lèng mà không một lần tìm đường xuống sông Nho Quế, dưới đáy hẻm vực Tu Sản để du ngoạn sơn giang thì chưa trọn vẹn cung đường chinh phục “Đệ nhất hung quan” này rồi!
Xin chào! Cuối hè rồi và thu đang tới, trước khi chúng ta trở nên chậm rãi thư thái với mùa thu thì nên tranh thủ nốt những đợt nắng hè vàng rọi đi đến những nơi xinh đẹp và rực rỡ như nắng hè đi nè! Thân gửi các bạn một bài review chi tiết hành trình Hội An qua 3 lần đến nơi này của mình và một số lời khuyên hữu ích!
Phố Hội không chỉ ghi dấu trong lòng người qua bằng kiến trúc cổ kính, nền văn hóa lâu đời, mà ngay từ những nét nhỏ bé trong ẩm thực như những món đồ uống cũng mang một nét độc đáo rất riêng. Cùng trải nghiệm Hội An qua thức uống vừa lạ vừa quen, vừa gần gũi dân dã, vừa mang nét lạ lẫm Hội An mà không nơi nào có được.
Nếu như người ta biết tới Hà Nội với hình ảnh "nồng nàn hoa Sữa", Hải Phòng "rực rỡ hoa Phượng", Mộc Châu "giản dị hoa Cải", Hà Giang "mộc mạc Tam Giác Mạch", thì chắc hẳn Đà Nẵng sẽ mang tên "dịu dàng hoa Giấy".