Blog Khám phá Dinh Độc lập - biểu tượng hòa bình và độc lập dân tộc
cover

Khám phá Dinh Độc lập - biểu tượng hòa bình và độc lập dân tộc

avatar
Việt Quốc Phạm dot Thứ 6, 23/09/2022
Theo dõi Gody.vn trên Google news
Dinh Độc Lập là một công trình do người Pháp xây dựng từ rất sớm, Dinh Độc Lập Sài Gòn có kiến trúc độc đáo và từng được xem là công thự đẹp nhất Á Đông. Nơi đây được coi là biểu tượng của hòa bình và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam sau chiến thắng năm 1975, Giải phóng miền Nam – thống nhất đất nước.
Dinh Độc Lập là một công trình do người Pháp xây dựng từ rất sớm, Dinh Độc Lập Sài Gòn có kiến trúc độc đáo và từng được xem là công thự đẹp nhất Á Đông. Nơi đây được coi là biểu tượng của hòa bình và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam sau chiến thắng năm 1975, Giải phóng miền Nam – thống nhất đất nước.
hình ảnh
Với ý nghĩa lịch sử quan trọng, Di tích lịch sử Dinh Độc Lập là một trong 10 di tích quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 1272/QĐ-TTg.

Dinh Độc Lập ở đâu?

Còn được biết đến với nhiều cái tên như: Dinh Thống Nhất, Dinh Toàn Quyền, Dinh Thống Đốc, Hội trường Thống Nhất, Dinh Norodom, Dinh Độc Lập được thiết kế bởi vị kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Đây từng là nơi ở và làm việc của Tổng thống chế độ Việt Nam cộng hòa.
Dinh Độc Lập nằm ở số 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1, TP.HCM. Mặt sau của Dinh Độc Lập là đường Huyền Trân Công Chúa, mặt trái là đường Nguyễn Thị Minh Khai và mặt phải là đường Nguyễn Du.

Thời gian mở cửa Dinh Độc Lập

Dinh mở cửa phục vụ du khách tham quan vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả lễ, Tết (trừ những dịp trọng đại). Giờ tham quan buổi sáng từ 1h30 – 11h30, buổi chiều từ 13h – 17h. Nếu có ý định ghé thăm, bạn hãy sắp xếp thời gian hợp lý.

Giá vé tham quan Dinh Độc Lập

Dinh Độc Lập Thành phố Hồ Chí Minh có thu phí tham quan qua hình thức bán vé thời gian bán vé từ 7h30 – 11h30 (buổi sáng) và từ 13h – 16h (buổi chiều). Cụ thể có 2 loại vé:
Vé tham quan Dinh Độc Lập: Người lớn 40.000 VNĐ/người; Sinh viên 20.000 VNĐ/sinh viên; Trẻ em 10.000 VNĐ/trẻ em.
Vé tham quan Trưng bày “Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập": Người lớn 65.000đ/người; Sinh viên 45.000đ/người; Trẻ em 15.000đ/người.
hình ảnh
Mình thì mua loại vé tham quan Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập với giá vé 65.000đ/người.

Lịch sử Dinh Độc Lập

Vào năm 1867 – 1868, sau khi chiếm đóng 6 tỉnh Nam kỳ, Thống đốc Lagrandiere đã làm lễ đặt viên đá đầu tiên để khởi công xây dựng Dinh Thống đốc Nam Kỳ tại Sài Gòn theo đồ án do vị kiến trúc sư Hermite phác thảo và được đặt tên là dinh Norodom.
Đến giai đoạn 1871 – 1887, dinh dành cho Thống đốc Nam kỳ nên gọi là Dinh Thống Đốc. Từ năm 1887 – 1945, các quan chức cao cấp thuộc địa Pháp sử dụng nơi này làm việc và lấy tên là Dinh Toàn Quyền.
hình ảnh
Tháng 3/1945, Nhật lật đổ Pháp, Dinh trở thành nơi ở và làm việc của chính quyền Nhật, nhưng đến tháng 9/1945 Nhật thất bại, Dinh lại thuộc quyền sở hữu của Pháp. Sau đó, Pháp trao trả Dinh cho chính quyền Ngô Đình Diệm.
Đến năm 1955 Dinh được đổi tên là Dinh Độc Lập. Từ đó, nó trở thành nơi ở của Tổng thống chế độ cũ – Việt Nam cộng hòa.
hình ảnh
Lối kiến trúc độc đáo của DInh Độc lập
Năm 1962, Dinh bị đánh bom phá hủy không thể phục dựng lại nên Ngô Đình Diệm quyết định xây mới hoàn toàn do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế và khánh thành vào năm 1966.
Đến tháng 4/1975, Dinh Độc Lập một lần nữa trở thành nơi chứng kiến cuộc tấn công và nổi dậy mùa xuân 1975. Và khi lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam bay phất phới trên nóc Dinh, cũng là thời điểm nước Việt Nam hoàn toàn thống nhất, chấm dứt hơn 20 năm chia cắt 2 miền Nam – Bắc, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ Ngụy quyền do đế quốc Mỹ lập nên.
Tới năm 1976, Dinh Độc Lập được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia và được tôn vinh là 1 trong 10 di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam (vào năm 2009).

Các điểm tham quan khi đến Dinh Độc Lập

Khu cố định
Dinh được xây dựng trên thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ gồm 3 tầng chính, 1 sân thượng, 2 gác lửng, tầng nền, 2 tầng hầm và một sân thượng cho máy bay trực thăng đáp xuống. Trong dinh có hơn 100 căn phòng với cách trang trí khác nhau phụ thuộc vào mục đích sử dụng như các phòng khánh tiết, phòng họp Nội Các, phòng đại yến, phòng trình Quốc thư, phòng giải trí, phòng chiếu phim, phòng tranh,… Nổi bật trong đó phải kể đến:
hình ảnh
Phòng tiếp khách của tổng thống
Phòng tiếp khách của Tổng thống gồm 2 phòng thông nhau. Trong phòng đầu tiên, ghế của Tổng thống được đặt cao hơn các ghế khác. Phía sau là tấm gỗ lớn tượng trung cho quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa.
hình ảnh
Phòng Khánh tiết
hình ảnh
Phòng Nội các – nơi diễn ra các cuộc họp quan trọng
hình ảnh
Khu ở của gia đình Tổng thống
Khu ở của gia đình Tổng thống: Người có thời gian sống lâu nhất là Nguyễn Văn Thiệu (từ tháng 10/1967 đến 21/4/1975).
hình ảnh
Phòng tham mưu tác chiến – phòng thu nhận tin tức quan sự từ 4 vùng.
Phòng tham mưu tác chiến: Đây là phòng thu nhận tin tức quân sự từ 4 vùng chiến thuật.
hình ảnh
Phòng thư viện trong Dinh Độc Lập
Thư viện trong Dinh Độc Lập: Nơi đây gồm nhiều tủ sách chứa rất nhiều sách, tài liệu nghiên cứu của các đời Tổng thống chế độ VNCH ngày xưa.
hình ảnh
Lối đi dưới tầng hầm
Tầng hầm: Tầng hầm có đầy đủ các phòng truyền tin, phòng in ấn… nhằm bảo đảm việc phát lệnh của Tổng thống ra bên ngoài.
Khu chuyên đề
Địa điểm này trưng bày các chuyên đề như: Hiệp định Paris, chiến dịch Hồ Chí Minh qua tài liệu dự trữ; Đường Hồ Chí Minh qua các tài liệu của chính quyền Sài Gòn; các cuộc triển lãm ảnh,…
Khi tham quan, bạn không chỉ nhìn thấy những bức hình sống động thời kỳ trước mà còn tìm hiểu thêm về lịch sử ẩn đằng sau đó mà trong sách báo không có.
Đặc biệt, khu trưng bày “từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập 1868 – 1966” còn là nơi mô phỏng lại quá trình hình thành, xây dựng, những cột mốc quan trọng diễn ra ở Dinh.
hình ảnh
Dinh Norodom - khu trưng bày từ Dinh Norodom đến Dinh Độc lập
Các phòng trưng bày bên trong dinh Norodom
Khu bổ sung
Là nơi trưng bày ảnh được tìm thấy và sưu tập sau này, Khu bổ sung chứa những bức ảnh do người dân lưu giữ từ các thời kháng chiến đến khi độc lập.
Rất nhiều hiện vật lịch sử là “minh chứng” cho các giai đoạn được lưu giữ tại Dinh Độc Lập. Trên nóc nhà của Dinh có chiếc trực thăng UH-1 của Nguyễn Văn Thiệu, bên cạnh là hai quả bom do phi công Nguyễn Thành Trung ném nổ.
hình ảnh
Chiếc trực thăng UH-1 của Nguyễn Văn Thiệu
Cùng với đó là chiếc xe Mercedes Benz 200 W110 mang biển số VN-13-78 của Đức, xe Jeep M152A2 dùng để chở vị Tổng thống cuối cùng của chế độ Việt Nam cộng hòa – Dương Văn Minh ra đài phát thanh Sài Gòn độc bản tuyên bố đầu hàng (30/4/1975) và các hiện vật khác như xe tăng 390, xe tăng 843, máy bay chiến đấu F5E… Chiếc trực thăng UH-1 của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
hình ảnh
Chiếc xe Tăng 390 húc đổ cổng Dinh độc lập trưa ngày 30/4/1975
hình ảnh
chiếc xe Mercedes Benz 200 W110
hình ảnh
Xe Jeep M152A2 dùng để chở vị Tổng thống cuối cùng của chế độ Việt Nam cộng hòa – Dương Văn Minh
Bên cạnh đó, tham quan Dinh Độc Lập, du khách có thể chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật như: Bức tranh sơn dầu miêu tả khung cảnh làng quê Việt Nam của Ngô Viết Thụ, bức tranh chị em Thúy Kiều, Thúy Vân gặp Kim Trọng trong ngày Tết Thanh minh,…
hình ảnh
Bức tranh sơn mài " Bình Ngô đại cáo"
Lưu ý khi tham quan
- Ăn mặc lịch sự, không mặc những trang phục quá ngắn, hở hang.
- Không mang hành lý, đồ ăn thức uống, động vật, các loại vũ khí và chất gây cháy nổ vào bên trong.
- Các bạn phải chịu trách nhiệm nếu có những hành động gây tổn thất cho khu di tích.
Với ý nghĩa lịch sử quan trọng, Di tích lịch sử Dinh Độc Lập là một trong 10 di tích quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 1272/QĐ-TTg.
Hy vong bài viết trên cung cấp cho các bạn kiến thức về lịch sử và kinh nghiệm tham quan Dinh Độc lập. Chúc các bạn có một chuyến đi vui vẻ! Hãy theo dõi và ủng hộ bài viết của Việt Đăng Di nhé!
hồ chí minh Dinh Độc Lập

Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.

Viết blog ngay
Đã cập nhật vào ngày 24/12/2022
Love
0 Bình luận
avatar
Việt Quốc Phạm

Tôi có một ước mơ, ước mơ được xê dịch. Tôi cố gắng để đi được nhiều nơi nhất có thể để được tìm hiểu, khám phá và học hỏi nhiều điều tuyệt vời trong cuộc sống và những giá trị mà những chuyến đi mang lại. Tôi là một người lang thang, kẻ độc hành ôm mộng mơ đi muôn nơi để tìm câu trả lời : Rốt cuộc ta là ai trên cuộc đời này?

0 Quốc gia
23 Tỉnh thành
14 Người theo dõi
9 Đang theo dõi
icon Theo dõi
Kiếm tiền cùng Gody icon My Travel Map
Bình luận
*Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để bình luận và chia sẻ nhanh hơn
Bài viết liên quan
Bài viết cùng tác giả
Nhà thờ Cái Bè thuộc thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Nhà thờ Cái Bè được biết đến là nhà thờ với kiến trúc đẹp, có tháp chuông cao nhất và có địa thế đẹp nhất trong tất cả các nhà thờ ở đồng bằng sông Cửu Long.
Nằm giữa Đăk Lăk đại ngàn đầy nắng và gió có một nơi được ví như "Đà Lạt thu nhỏ" vì nơi đây được trồng rất nhiều thông cho nên rất trong lành và mát mẻ. Đó chính là Thiền Viện Trúc Lâm Từ Giác nằm tại thôn Ea Wi, xã Ea Yông, huyện Krông Pắc, tỉnh Đăk Lăk.
Hẻm 206 đường Trần Hưng Đạo B (quận 5, TP.HCM) còn được biết đến với tên gọi hẻm Hào Sĩ Phường. Hơn 100 năm tồn tại giữa lòng đô thị, hẻm Hào Sĩ Phường vẫn giữ nguyên được kiến trúc độc đáo từ thuở ban đầu.
Chùa Ngọc Hoàng là một ngôi chùa nổi tiếng nằm ngay tại Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh. Chùa Ngọc Hoàng sở hữu vẻ đẹp kiến trúc Trung Hoa mỹ lệ, cổ kính và đây còn là địa điểm cầu duyên, cầu con linh thiêng thu hút nhiều khách du lịch và người dân bản địa đến hành hương.
Nhắc đến Nghệ An, ngoài vẻ đẹp hấp dẫn của bãi biển Cửa Lò quanh năm xanh mát thì không thể không nhắc đến Bãi Lữ. Bãi Lữ hút hồn khách du lịch không chỉ ở vẻ đẹp hoang sơ, tĩnh lặng, mà còn là nơi nghĩ dưỡng, thư giãn sang trọng, tiện nghi không kém bất kì khu du lịch cao cấp nào.
Trong con hẻm tấp nập trên đường Nguyễn Đình Chiểu, TP.HCM có một "địa chỉ đỏ" rất đặc biệt. Đó là căn nhà số 287/70. Nơi đây có căn hầm bí mật từng là nơi cất giấu gần 2 tấn vũ khí của Biệt động Sài Gòn tấn công Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân 1968, được công nhận là Di tích lịch sử- văn hóa Quốc gia.
Cầu Long Biên là cây cầu được gọi với danh xưng “chứng nhân lịch sử” của nước ta. Trải qua bao thăng trầm của thời gian cùng biến cố lịch sử, cây cầu vẫn hiên ngang và trở thành một trong những biểu tượng của Hà Nội. Giờ hãy cùng mình tìm hiểu về cây cầu nổi tiếng này nhé!
Trải qua hơn 100 năm tồn tại và phát triển, chợ Bến Thành không chỉ là nơi giao thương của thị dân mà còn trở thành điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến . Từ kiến trúc độc đáo của ngôi chợ, những người bán hàng thân thiện, đến sự đa dạng của hàng hóa, khiến ai cũng muốn một lần ghé đến tham quan.
Tín ngưỡng thờ Quan Công là một trong những nét đặc sắc nhất, tiêu biểu cho văn hóa tinh thần người Hoa. Tại Sài Gòn, tinh thần đó được thể hiện rõ nét nhất ở nhiều công trình văn hóa, tính ngưỡng. Nổi bật trong số đó phải kể đến Hội quán Nghĩa An.
Nhà thờ Tân Định (tên chính thức: Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Tân Định) là một nhà thờ Công giáo tại Thành phố Hồ Chí Minh, thuộc giáo xứ Tân Định.