Blog Núi Bà Đen - Điểm đến lý tưởng của người ưa thích khám phá trải nghiệm

Núi Bà Đen - Điểm đến lý tưởng của người ưa thích khám phá trải nghiệm

avatar
Hương Bùi Thị dot Thứ 6, 23/07/2021
Theo dõi Gody.vn trên Google news
Là bài viết chia sẻ về kinh nghiệm và các cung đường leo núi Bà Đen, Tây Ninh
1. Giới thiệu đôi nét về núi Bà Đen
Bà đen là ngọn núi nổi tiếng nằm ở tỉnh Tây Ninh, cao 986m, được mệnh danh là đệ nhất thiên sơn khu vực Nam Bộ.
Đây đã và đang là ngọn núi "quốc dân" của dân leo núi miền Nam. Đây cũng là ngọn núi hiếm hoi người ta có thể leo đi leo lại nhiều lần mà không chán vì có rất nhiều cung đường để khám phá (vài đường sơ sơ như: Cột điện, Chùa, Colomo, Cây đa tàng dù, ống nước, Ma thiên lãnh, núi Heo, núi Phụng, đá Trắng,... ) và ở mỗi cung đường lại có những dạng địa hình khác nhau để chinh phục và trải nghiệm.
2. Cách di chuyển đến núi Bà Đen
Nếu xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh, du khách có thể đi đén núi Bà Đen bằng xe máy hoặc xe đò, xe buýt đều khá thuận tiện.
Nếu đi bằng xe máy bạn cứ chạy thẳng theo quốc lộ 22. Sau đó gặp ngã 3 Trảng Bàng bạn có thể rẽ phải đi tỉnh lộ 782 thêm 50km là sẽ tới được Tây Ninh. Sau khi chạy thêm 11km thì bạn đã có thể đến được Núi Bà Đen. Hoặc khi đến ngã ba Trảng Bàng, bạn có thể rẽ trái để đến được thị trấn Gò Dầu thì rẽ phải chạy theo quốc lộ 22B. Tiếp tục chạy thêm 60km nữa sẽ đến được vòng xoay của thành phố Tây Ninh. Cung đường này xa hơn tuyến thứ 1 nhưng bù lại đường khá dễ đi và phong cảnh bên đường cũng vô cùng bắt mắt. Bạn sẽ được chìm đắm trong khung cảnh đồng lúa mênh mông, vẻ đẹp dòng sông Vàm Cỏ Đông.
Nếu không muốn đi xe cá nhân, bạn có thể đi xe buýt chạy từ TP HCM. Ví dụ như xe buýt số 703 (tuyến Bến Thành – Mộc Bài và ngược lại). Sau khi dừng xe ở Mộc Bài, bạn tiếp tục bắt xe 05 đi Tây Ninh. Hoặc bạn có thể bắt xe buýt số 13, số 94, số 74 đi đến bến xe Củ Chi. Từ bến xe, bạn bắt tiếp xe buýt số 603 đi đến Tây Ninh và ngược lại. Tuyến này cũng dừng lại ở thành phố Tây Ninh.
3. Các cung đường leo núi Bà Đen
Núi Bà Đen có rất nhiều cung đường để chinh phục, điểm qua như: Cột điện, Chùa, Colomo, Cây đa tàng dù, ống nước, Ma thiên lãnh, núi Heo, núi Phụng, đá Trắng.
Trong đó cung đường Chùa và đường Cột điện là 2 cung đường phổ biến và dễ leo nhất. Với địa hình chủ yếu là những dốc đá, thường mất khoảng 3-4 tiếng để leo lên tới đỉnh. 2 cung đường này đường đi khá rõ và đều đã có chỉ dẫn nên du khách có thể tự mình hoặc rủ bạn bè cùng leo mà không cần người dẫn đường. Ở cung đường Chùa sẽ có những quán dừng chân trên đường leo để nghỉ ngơi và tiếp nước còn bên đường Cột thì không có trạm tiếp nước. Vì vậy, khi leo đường Cột du khách cần chuẩn bị đủ lượng nước để có thể leo lên đỉnh.
Còn ở những cung đường khác như Ma Thiên Lãnh, núi Heo, núi Phụng, Đá Trắng là những cung đường ít phổ biến và khó khăn hơn. Với địa hình là những tảng đá to, xếp chồng lên nhau liên tục. Để chinh phục những cung đường này bạn phải dùng lực chân và tay nhiều để leo, trèo, nhảy qua những tảng đá lớn liên tục, ở dưới là những vực sâu hun hút. Đôi khi còn phải leo, đi trên những nhành cây mọc trên đá trơn trượt. Vì vậy, để chinh phục được những cung đường này đòi hỏi bạn phải có một ít kinh nghiệm, kĩ năng leo núi và những cung đường này đường đi chưa rõ, khá dễ lạc vì vậy tốt nhất bạn nên liên hệ người dẫn đường để được dẫn đi, đảm bảo an toàn.
Trong những cung đường leo núi bà Đen khó nhất và ấn tượng nhất chắc hẳn là cung Đá trắng với điểm nhấn là bãi cắm trại tại bãi đá Bàn lưng chừng núi và con dốc 700 huyền thoại.
Để chinh phục cung đá Trắng bạn phải trải qua nhiều dạng địa hình khác nhau. Đoạn đầu là thử thách vượt qua những tảng đá to mà nhìn vào không biết cách nào có thể leo qua nếu không có sự chỉ dẫn của người dẫn đường để đi được tới bãi đá Bàn. Bãi đá Bàn là một địa điểm lý tưởng để cắm trại với một phiến đá lớn, bằng phẳng cùng với 1 view rất đẹp, rất thoáng để ngắm trời mây và ngắm toàn cảnh thành phố Tây Ninh.
Sau một đêm chill tại bãi đá Bàn, hôm sau sẽ tiếp tục hành trình chinh phục con dốc 700 huyền thoại. Dốc 700 là con dốc đá, gần như dựng đứng trên cung đường chinh phục cung đường đá Trắng bà Đen. Đây là đoạn đường thử thách nhất của cung đường này. Để chinh phục con dốc này cần phải có sự chuẩn bị kĩ càng vì nó khá nguy hiểm. Để vượt qua con dốc này an toàn, người dẫn đường sẽ leo lên trước, chuẩn bị một sợi dây dài, thả xuống cho những thành viên bám vào sợi dây để leo lên. Để đảm bảo an toàn, du khách nên chuẩn bị cho mình một đôi gang tay và đôi giày có độ bám cao và tuyệt đối làm theo hướng dẫn của người dẫn đường.
4. Những điều cần lưu ý khi leo núi Bà Đen
Là một hoạt động thể thao đòi hỏi thể lực vì vậy trước khi có ý định leo núi bà Đen bạn cần phải rèn luyện cơ thể bằng các bài tập sức bền như chạy bộ, nhảy cóc, kiễng chân…. để cơ thể sẽ quen dần với cường độ vận động trong hành trình.
Ngoài ra vì địa hình núi bà Đen chủ yếu là đá, khá dốc và trơn trượt vì vậy bạn nên chuẩn bị cho mình một đôi giày thể thao chuyên dụng cho trekking, có phần đế gai dễ bám trụ trên dốc đá.
Ngoài cung đường Chùa là có trạm tiếp nước nghỉ ngơi thì những cung đường khác trên đường đều không có chỗ để mua nước hay đồ ăn. Vì vậy, trước khi chinh phục những cung đường khác bạn cần chuẩn bị kĩ về nước uống, đồ ăn để có thể leo được tới đỉnh. Đặc biệt những bạn có dự định cắm trại qua đêm trên đỉnh núi thì cần chuẩn bị kĩ càng hơn, không chỉ về đồ ăn, thức uống mà cần chuẩn bị cả lều, võng, đèn sinh hoạt và dụng cụ để nấu nướng trên đỉnh.
Khi leo núi các bạn nên ưu tiên quần áo làm từ chất liệu mỏng, nhẹ, thấm hút mồ hôi. Nên mang thêm áo khoác và một bộ quần áo nữa để thay nếu đi vào ban đêm.
Thời gian gần đây, đỉnh bà đen đã được đầu tư xây dựng hệ thống cáp treo lên tới tận đỉnh để phục vụ những người muốn trải nghiệm đỉnh núi bà mà không thể tự leo. Và khuôn viên trên đỉnh cũng đã được cải tạo trở nên đẹp và sạch sẽ hơn với những vườn hoa khoe sắc 4 mùa. Đăc biệt là tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất khu vực Châu Á nổi bật trên đỉnh núi bà Đen mới đươc khánh thành.
Hi vọng, với sự đầu tư này, đỉnh núi bà Đen sẽ luôn là điểm đến lý tưởng cho những người thích trải nghiệm, khám phá.


tây ninh Núi Bà Đen (Black Virgin Mountain) Núi Bà Đen Leo núi Trekking tây ninh Núi Bà Đen (Black Virgin Mountain) Núi Bà Đen

Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.

Viết blog ngay
Đã cập nhật vào ngày 27/12/2022
Love
6 Bình luận
avatar
Hương Bùi Thị
0 Quốc gia
17 Tỉnh thành
10 Người theo dõi
1 Đang theo dõi
icon Theo dõi
Kiếm tiền cùng Gody icon My Travel Map
Bình luận
*Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để bình luận và chia sẻ nhanh hơn
avatar
Knight.Gody bài viết xuất sắc, mong bạn chia sẻ nhiều hơn về các hành trình của mình
Trả lời
Chia sẻ
avatar
Hương Bùi Thị Cảm ơn bạn. Tại dịch đang rảnh nên viết bài chia sẻ chơi chơi thôi. Sẽ cố gắng viết thêm về những chuyến đi trải nghiệm khác của bản thân ạ.
avatar
Knight.Gody hehe dịch nên mình cũng ko đi đâu đc nên toàn tìm mấy bài review du lịch đọc để giải khuây
avatar
Tran Tai tấm chụp mây trông đã quá. đợt lâu mình leo mà trời quang nên ko có gì
Trả lời
Chia sẻ
avatar
Chi Su bài rất chi tiết nha cô gái. many thanks, sau dịch mình sẽ làm chuyến
Trả lời
Chia sẻ
avatar
Thanh Duy thèm leo núi, thèm trekking, thèm cắm trại. bao giờ cô vy mới đi qua để được đi chơi đây...
Trả lời
Chia sẻ
Bài viết liên quan
Bài viết cùng tác giả
Đây là bài viết kể về hành trình chinh phục đỉnh Puxailaileng thuộc địa phận xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, sát biên giới với Lào được xem là nóc nhà của dãy bắc Trường Sơn hùng vĩ.
Cắm trại là một hoạt động du lịch, đi dã ngoại ngoài trời, có địa điểm thường ở những nơi xa trung tâm thành phố lớn như trong rừng, núi, suối, thác, biển,… Nói cách khác, mục đích của cắm trại là tìm về những nơi yên tĩnh, không xô bồ, hòa mình với thiên nhiên, sông nước, mây trời. Cắm trại không chỉ là một hình thức giải trí mà còn là một phương thức tuyệt vời giúp chúng ta có thể hòa nhập với thiên nhiên và cải thiện nhiều kỹ năng trong cuộc sống.
Ngọc Linh là khối núi cao nhất miền Trung Việt Nam, nằm trên dải Trường Sơn Nam thuộc địa phận các tỉnh Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai.
Là bài viết chia sẻ trải nghiệm chuyến đi chinh phục Tà Năng Phan Dũng mùa cỏ xanh
Là bài viết kể về chuyến leo đỉnh Chư Yang Sin ở Đăk Lak
Là hành trình chinh phục langbiang, đồi rada và lê lết xuống đồi cỏ hồng, cây thông cô đơn cắm trại
Là bài viết review về cung đường trekking Tà Năng Phan Dũng
Là hành trình chinh phục Mũi Đôi- Cực Đông của tổ quốc - nơi đón ánh bình mnh đầu tiên trên liền Việt Nam
Là hành trình chinh phục hệ thống hang núi lửa Chư Bluk và tham quan cụm các thác Dray Sap, Dảy Nur, Gia Long ở Dak Nông
Là hành trình chinh phục đỉnh núi Bidoup cao 2287m, được mệnh danh là nóc nhà lâm viên