Blog (Độc hành xuyên cambodia) Ngày 7 khám phá đền "Preah Vihear" vùng nhạy cảm biên giới cam - thái
cover

(Độc hành xuyên cambodia) Ngày 7 khám phá đền "Preah Vihear" vùng nhạy cảm biên giới cam - thái

avatar
ĐỖ TRUNG TRỊ dot Thứ 7, 31/08/2019
Theo dõi Gody.vn trên Google news
Rặng Dangrek nằm phía Bắc Campuchia trải từ Đông sang Tây dài 320km có độ cao trung bình là 500m trên mực nước biển, tạo thành một biên giới tự nhiên ngăn cách với Thái Lan.
hình ảnh
Sáng dậy làm ly sirô
hình ảnh
Let's go
hình ảnh
Chỉ thích chạy đường khó hehe
hình ảnh
Và bắt gặp cổng hoa hìhì
hình ảnh
Đâm vô đường tắt nek
hình ảnh
Lạc vô khu doanh trại quân đội hihi
Cung đường này qua rất nhanh vì có thể duy trì tốc độ xe khá cao...Trên suốt con đường này,tôi chỉ gặp những người lính trong quân phục màu xanh di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô, mà không thấy bóng dáng người dân nào.
hình ảnh
Phía trước là rặng núi Dangrek phân chia biên giới Cam-Thái, nơi đền Preah Vihear tọa lạc. Đường đi khá đẹp và hoàn toàn vắng người.

Preah Vihear được xây dựng trên một bề mặt khá bằng phẳng trên đỉnh núi, độ cao 525m so với đồng bằng phía dưới và 625m so với mực nước biển, trải dài 800m quay mặt về hướng Bắc. Đây là một nét độc đáo của Preah Vihear với bố trí kiến thúc của toàn quần thể theo chiều dài trục Bắc-Nam, rất khác so với hầu hết các ngôi đền khác trong thời kỳ Angkor luôn được bố trí khuôn viên hình vuông đặc trưng phong cách đền núi và cửa đền quay về hướng Đông. Tuy vậy, giống như các ngôi đền khác, Preah Vihear vẫn là một mô phỏng cho ngọn núi Meru – ngôi nhà của các vị thần trong truyền thuyết Hindu giáo.

hình ảnh
Đến chân núi Dangrek,ngã 3 rẽ phải tới điểm mua vé nhé "Ticket Booth”.
hình ảnh
Cô đang ngồi ôm 2 đưa bé tên là (Duyên)quê ở sóc trăng,người việt duy nhất tại đây.Cô bán nón phía bên phải phòng vé ai tới đây mà mù mờ thì ghé hỏi thăm cô hìhì
hình ảnh
Mua tấm vé 10$ là được lên tham quan đền.(tui khoái chạy xe tui mòa)quanh điểm bán vé có đội ngũ xe ôm sẵn sàng để chở du khách lên đỉnh núi thăm đền Preah Vihear với giá thuê 5$/chuyến.<~(đi chui)
hình ảnh
Quay lại ngã 3 thẳng tiến lên núi
hình ảnh
Trạm kiểm soát vé,lưu ý ngoài trạm này lên trên còn rất nhiều trạm liên lạc bộ đàm từ dưới lên...nếu có lọt trạm đầu thì cũng dính trạm sau,cho nên đi thăm quan đền đài ở cambodia phải cắn răng mua vé thôi
( Hôm bữa tui đâu có biết ăngkor wat thu vé,lủi đại cùng đoàn tham quan lọt vô một cách bất ngờ)
Lần này chạy xe lên bó tay kkk
hình ảnh
Trạm kiểm soát đường lên núi,dốc đứng cheo leo.HaHa ở dưới họ cảnh báo rồi mà tui hok nghe xe tui ko độ nhông dĩa bò lên từng đoạn dốc mà đổ mồ hôi hột~> xém tuột dốc luôn ?
hình ảnh
6km từ chân núi lên đến ngôi đền với những con dốc đứng nhìn muốn nghẹt thở,phải bình tĩnh và quyết tâm lắm để có thể xử lý tốt các khúc cua gấp trên dốc núi thẳng đứng.
Cuối cùng cũng lên đỉnh,bằng 2 bánh và đẩy 2 chân mừng quá trời luôn nak
hình ảnh
Chốt kiểm tra chính để vào đền bằng trekking
hình ảnh
Bản đồ phụ họa tổng thể đền Preah Vihear
hình ảnh
Chi tiết từng cụm của đền
hình ảnh
Dọc đường trekking là các cặp vợ chồng bồ đội,họ bán nước và ở trong các túp lều lý tưởng...phải công nhận chính phủ nhà người ta luôn biết tạo điều kiện an sinh cho con dân thật đó.
hình ảnh
Đây là đường cho xe máy & ô tô nhưng dành cho xe thương mại,tui làm gì có vé.Mặc dù để biển cảnh báo nguy hiểm nhưng mấy chú bồ đội hoăc cảnh sát du lịch chở khách chạy lên lườm lượp ?
hình ảnh
Lủi thủi trekking cuốc đường bộ thôi
hình ảnh
Sau khi đi ngang qua một ngôi làng có những gia đình bộ đội bán nước trên các túp lều thì thấy cổng chào của đền
hình ảnh
Phía trên cổng chào người ta đi ngang qua đều thắp hương,cúng lạy...nhưng có một chú police lẳng lặng xếp gọn tiền hìhì
hình ảnh
Phía bên dưới là đường xuống biên giới thái lan

hình ảnh
Nhìn về phía xa thì thấy xe và đường của thái đang lưu thông
hình ảnh
Tui tranh thủ xuống núi selfie cổng lên đền phía bên thái.
Trước đây, hầu như ai muốn lên đền chỉ có thể tiếp cận ngôi đền từ phía Thái Lan,theo cổng chào này. Nhưng từ năm 2003, chính phủ Campuchia đã ý thức rằng cần có một lối đi để có thể dễ dàng lưu thông đến ngôi đền một cách độc lập và cho xây dựng con đường phía trên.

hình ảnh
Đền Preah Vihear được xây dựng trên một mỏm đá cheo leo của rặng núi này. Đây là ngôi đền Hindu giáo được xây dựng bởi các vị vua của Đế chế Khmer từ đầu thế kỷ thứ 9 và liên tục được tu sửa cũng như xây mới trong những thế kỷ sau đó để tôn vinh thần Shiva – vị thần sáng tạo và hủy diệt trong truyền thuyết Hindu giáo. Các kiến trúc còn sót lại ngày nay có thể tìm thấy phong cách kiến trúc Koh Ker có từ đầu thế kỷ thứ 10 và cả phong cách Banteay Srei cuối thế kỷ thứ 10. Tuy nhiên, phần lớn các kiến trúc còn lại hiện nay đã được xây dựng trong thế kỷ thứ 11 và 12 dưới thời các vị vua Suryavarman I (1002–1050) và Suryavarman II (1113–1150). Qua các văn bia bằng tiếng Phạn tại ngôi đền, người ta biết rõ rằng dưới thời Suryavarman II ngôi đền đã được sử dụng cho mục đích tôn giáo với rất nhiều nghi lễ cúng tu hành và lễ hội tôn giáo.
hình ảnh
Điện thờ cấp thứ nhất của Preah Vihear
Ngôi đền là một kiệt tác kiến trúc của người Khmer, thể hiện trình độ thiết kế rất cao, được trang trí bởi những họa tiết chạm khắc đá tinh xảo bậc nhất và sự kết hợp hài hòa với môi trường cảnh quan xung quanh.
Toàn thể kiến trúc ngôi đền trải dài qua 5 cấp, với độ cao tăng dần đều mà phía Bắc thấp hơn phía Nam tới 120m. Bắt đầu tại cấp thứ nhất là dãy bậc thang rộng 7m và khá dốc, với chiều dài gần 150m dẫn lên ngôi đền. Ngay phía trên cầu thang này là hai tượng rắn thần Naga bảy đầu canh giữ hai bên.
hình ảnh
Cầu thang đá để lên cấp thứ nhất đã bị hư hỏng, vì vậy người ta đã làm một cầu thang bằng gỗ để thay thế đồng thời bảo vệ hiện trạng cho ngôi đền. Khi vừa bước lên cấp thứ nhất, sẽ choáng ngợp bởi kiến trúc còn lại của ngôi đền, mặc dù đã bị hư hại và đổ vỡ 3 trong số 4 cửa hướng ra bốn phía, nhưng vẫn còn nguyên vẻ uy nghi, đường bệ. Kiến trúc tại cấp thứ nhất này chính là hình ảnh thường thấy trên báo chí và truyền hình, cũng như được in trên tiền giấy mệnh giá 2000 Riel của Campuchia.
hình ảnh
Có thể nói, đây là kiến trúc đặc trưng nhất của ngôi đền và mang yếu tố thẩm mỹ cao. Cũng tại đây, quốc kỳ Campuchia, cờ di sản của tổ chức UNESCO được cắm rất trang nghiêm. Sau gian điện này là một con đường lớn, dài gần 100m dẫn đến cấp thứ hai.
hình ảnh
Phía bên tay trái, một hồ nước hình chữ nhật rộng lớn được xây bằng đá vẫn còn khá nguyên vẹn, có các bậc thang để có thể dễ dàng bước xuống mép nước. Tương truyền, hồ nước này dùng để các vị vua tắm rửa tẩy sạch bụi trần trước khi bái lạy thần linh.
hình ảnh
Tiếp đến là một khoảng sân dài 50m, chấm dứt bằng một cầu thang đá dẫn lên ngôi điện
hình ảnh
Cấp thứ 2 cũng được sửa sang lại thành bậc thang gỗ
hình ảnh
Sau khi lên đến cấp thứ hai là một kiến trúc mang phong cách Banteay Srei còn khá nguyên vẹn.
hình ảnh
Đá hồng và sa thạch được phối hợp để xây dựng ngôi điện này với rất nhiều họa tiết tinh xảo chạm khắc trên các khung cửa, mái điện.
hình ảnh
Đường dẫn lên cấp thứ 3 ngập tràn cỏ lau phủ hai bên đường biên
hình ảnh
Cảnh sát và bồ đội dày đặc trên đường lên các cấp tại Đền Preah Vihear
hình ảnh
Con đường lát đá nối liền các cấp đền Preah Vihear
hình ảnh
Một lối đi dài hơn 50m tiếp tục dẫn đến cấp thứ ba
hình ảnh
Là dãy kiến trúc lớn nhất của ngôi đền
hình ảnh
Ngôi điện tại cấp thứ ba này được nối dài sang hai bên bởi hai sảnh đường lớn, tạo nên một quần thể chắn ngang lối đi mang đến cảm giác hùng dũng cho ngôi đền.
hình ảnh
Vẫn mang phong cách Banteay Srei với những đường nét chạm khắc tuyệt đẹp.
hình ảnh
Tại cấp thứ tư, ngôi điện thờ có niên đại vào thời kỳ Baphuon
Tại một gian thờ ở đây, những hình ảnh chạm khắc được trình bày rất ấn tượng
hình ảnh
Trên cổng điện về truyền thuyết khuấy dòng biển sữa trường sinh, giữa hai phe thần linh: thiện và ác. .
Cổng điện còn khá nguyên vẹn được trang trí bằng các chi tiết chạm khắc điêu luyện.
Có thể xem đây là một kiệt tác chạm khắc của đền Preah Vihear
hình ảnh
Sân sau cấp thứ 4
hình ảnh
Cấp thứ năm cũng là cấp cao nhất được ngăn cách với cấp thứ tư chỉ qua một khung cửa lớn. Điều này khác biệt với các cấp khác luôn được nối liền với nhau thông qua một con đường dài trải đá. Kiến trúc tại cấp này mang nặng dấu ấn của phong cách Koh Ker.Vẫn giữ lại những vết sơn đỏ từ thời gian trước mặc dù ngói đỏ bây giờ không còn nữa.
hình ảnh
Hai bên ngôi chính điện tại đây là hai dãy hành lang dài dẫn đến hai căn phòng bên ngoài, được cho là thư viện nơi các vị tu sĩ học tập.
hình ảnh
Chính giữa là chính điện mặc dù phía sau đã sụp đổ với các khối đá lớn nằm ngổn ngang, nhưng phần trung tâm vẫn còn giữ được đường nét khá nguyên vẹn với mái đá chắc chắn. Trong khi mái của hầu hết các điện thờ ở các cấp khác đã bị sập một phần hoặc hoàn toàn. Hiện trong chính điện tại đây, dân địa phương đã hoán cải thành một gian thờ Phật với các nhà sư túc trực, sẵn sàng làm lễ ban phước cho những du khách thành tâm với một chút công đức tùy ý.
hình ảnh
Trạm chỉ huy quân đội nằm kế bên cấp thứ 5
hình ảnh
Trên đỉnh nhìn xuống toàn thành bên dưới xa xa là bình nguyên bao la phía lãnh thổ của Campuchia,tại đây ngắm nhìn lại ngôi đền cổ với những truyền thuyết ly kỳ, cũng như băn khoăn cho một tương lai còn nhiều biến chuyển.
hình ảnh
Đền Preah Vihear nằm giữa hai nước cam - thái.


preah vihear Cambodia preah vihear Cambodia

Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.

Viết blog ngay
Đã cập nhật vào ngày 4/01/2023
Love
8 Bình luận
avatar
ĐỖ TRUNG TRỊ travel blogger

Khi bạn cảm thấy quá già không làm được một việc gì đó – hãy làm ngay việc đó Còn đó những lời hứa phải giữ, những dặm đường phải đi trước khi ngủ.

2 Quốc gia
64 Tỉnh thành
9 Người theo dõi
200 Đang theo dõi
icon Theo dõi
Kiếm tiền cùng Gody icon My Travel Map
Bình luận
*Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để bình luận và chia sẻ nhanh hơn
Bài viết liên quan
Bài viết cùng tác giả
Nguyên team 18 người bạn từ SÀI GÒN chạy xe máy lên ĐÀ LẠT,chỉ để tìm ăn món bánh tráng nướng & uống sữa đậu nành nóng. ^,^
Cung đường Bàu Trắng cách thành phố Phan Thiết khoảng 65 kilomet về hướng Đông Bắc (thuộc xã Hòa Thắng - huyện Bắc Bình). Với đặc trưng có nhiều cung đường ngoằn ngoèo, tuyệt đẹp.
“Có đương đầu với gió bão mới biết được sức mạnh của giông tố. Muốn hiểu mình tường tận cần phải có lúc cô đơn.”
Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi - mà khó vì lòng người ngại núi e sông. _ Núi đồi cao nguyên kon tum _
Ta không hề tin vào duyên số nhưng cuộc sống là không thể sống một mình. Cuộc sống là sự tương duyên nương tựa giữa ta và người. Mấy mươi năm sống trong đời, không biết bao nhiêu người đã đi ngang đời ta.
Lặng lẽ nhìn, lặng lẽ xa ! Như rất thật, bỗng hiện lên rồi mất vụt... Ôn lại ký ức những hình ảnh không gian như choáng lấy tâm hồn nó, để rồi, một cái chớp mắt rất khẽ, và vụt tắt.
Nơi được mệnh danh một con gà gáy 3 nước cùng nghe ! + 3 ngày 2 đêm cho một hành trình khám phá tổng thiệt hại 30 lít xăng & chi 1200.000 vnd. " Qúa phiêu ^,^ Qúa tê mông @,@ cho một hành trình "
Phần cuối của hành trình chúng tôi cùng một nhóm bạn tình cờ bắt chuyện làm quen trên đảo,và sau đó cùng hội cùng thuyền lướt sóng xa bờ để đến với "HÒN NHẠN" nơi có từng đàn chim nhạn bay lượn ngập biển trời...Cột mốc chủ quyền biển đảo đứng sừng sững hiên ngang một góc trời tại nơi hòn nhạn linh thiêng.
Chúng tôi lên tàu di chuyển từ cảng Bãi Vòng Phú Quốc, 100km lênh đênh trên biển cả để đi tới đảo Thổ Chu, nắng chiều hoàng hôn bên bãi ngự bình yên đến lạ khi chúng tôi đến với đảo.
Chúng tôi bay từ sài gòn,quá cảnh tại đảo ngọc Phú Quốc rồi thăm thú làng chài Hàm Ninh,khám phá đỉnh núi sơn tiên.