Chiều Hiền Lương như tranh và mây nước trong lành
Một ngọn khói mong manh
Ai nhen bếp lửa bên bờ tre xanh
Cho tôi nhớ về câu hò năm xưa
Cầu Hiền Lương là trung tâm của cụm Di tích lịch sử Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam. Cầu nằm ngay trên vĩ tuyến 17, bắc qua sông Bến Hải, đoạn chảy qua thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Trong kháng chiến chống Mỹ, cầu Hiền Lương là ranh giới chia cắt Việt Nam thành hai miền bắc -nam.
Suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, có lẽ hiếm có cây cầu nào đặc biệt như Hiền Lương. Cây cầu là chứng nhân của đoạn trường chia cắt đất nước trong suốt 7.000 ngày đằng đẵng. Và cũng chính Hiền Lương là biểu tượng cho khát vọng thống nhất non sông không thể nguôi trong suốt 20 năm trường.
Tháng 7/1954, khi hiệp định Genève được ký kết, đất nước tạm thời chia đôi ở vĩ tuyến 17 nơi dòng sông Bến Hải. Cầu Hiền Lương với vị trí bắc qua đôi bờ cũng trở thành “điểm nối” hai nửa non sông, chờ đến ngày tổng tuyển cử sẽ diễn ra sau đó chỉ 2 năm.
Thế nhưng, lời hẹn thề đoàn tụ bên “sông tuyến” ấy đã phải kéo dài đằng đẵng tới mấy mươi năm sau.
Nếu một lần ghé thăm mảnh đất lửa Quảng Trị, hãy dừng chân ghé thăm di tích lịch sử này nhé. Cây cầu nằm ngay trên trục Quốc lộ 1A rất thuận tiện để di chuyển, nếu bạn có thời gian thì khoảnh khắc ngắm hoàng hôn buông trên đôi bờ Bến Hải cũng rất tuyệt vời nữa.
quảng trịQuảng TrịCầu Hiền Lương và sông Bến Hải
Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.
Vào cuối thu, cây sau sau thay lá. Từ màu xanh, lá chuyển sang đỏ. Để rồi, khi chớm xuân, cây đâm chồi, khi còn non, lá màu vàng nhạt, đỏ dịu dàng, khiến cánh rừng bừng lên sức sống mới.
Tôi nhớ mùa thu se se lạnh, nhớ ánh chiều tà tôi dạo bước trên con đường xào xạc lá vàng rơi. Nắng rải dọc con đường, mùa thu lãng mạn làm sao.
Ngồi trên ban công nhỏ, uống ly cà phê trứng, ngắm nhìn góc phố xa.
Khác hẳn với vẻ nhộp nhịp của thành phố trẻ Châu Đốc, phía bên kia bờ sông Hậu lại là khung cảnh bình yên của làng Chăm Châu Giang. Một trong những làng Chăm lớn nhất An Giang.
Những người sống tự do. Họ ôm ấp nhiều nỗi niềm. Họ thích chuyển động hơn là đứng yên, mà kể cả có đứng yên thì cũng là chuyển động theo cách mà họ nghĩ. Không phải cô đơn, mà làm theo sở thích của mình.