Khu di tích Gò Tháp thuộc ấp 4, xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, cách thị trấn Mỹ An, huyện lỵ Tháp Mười khoảng 11km về phía bắc, cách Tp. Cao Lãnh về hướng đông bắc 43km (theo đường bộ và đường thủy).
Địa danh Gò Tháp hay Gò Tháp Mười có nhiều truyền thuyết khác nhau theo tên gọi dân gian và có nhiều giả thuyết khác nhau về luận cứ khoa học. Từ tên gọi Gò Tháp hay Gò Tháp Mười đã trở thành tên gọi Đồng Tháp Mười (ĐTM) đại diện chung của một vùng đất rộng lớn gần 8000 km2 thuộc vùng tả ngạn sông Tiền. Đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười là có vùng đất ngập lũ hàng năm rộng trên 4.500 km2. Đây chính là bồn trũng ven sông ở tả ngạn Tam giác châu của sông Mekong. Đối trọng với vùng ĐTM trong kiến tạo địa chất là vùng bồn trũng Tứ giác Long Xuyên ở hữu ngạn sông Hậu thuộc Tam giác châu sông Mekong.
Gò Tháp cao hơn mặt ruộng xung quanh khoảng 3,8 m, diện tích chừng 4.500m2.
Di tích Gò Tháp được biết đến từ những năm cuối thế kỷ XIX và vào những thập kỷ đầu thế kỷ XX, một số nhà nghiên cứu người Pháp đã đến đây khảo sát và công bố những phát hiện quan trọng về một số dấu tích kiến trúc cổ, tượng thờ, bia đá và văn tự cổ…
Gò Tháp - nơi chứa đựng nhiều điều bí ẩn của một nền văn minh cổ xưa nhất ở Đông Nam Á được biết đến từ những năm đầu thế kỷ 20 do công khai quật của các nhà khảo cổ học người Pháp.
Từ quan niệm Gò Tháp Mười là di tích của một ngôi tháp 10 tầng. Vào năm 1957 Ngô Đình Diệm cho xây dựng lại ngôi tháp gồm 10 tầng, cao 42 m, gọi là Tháp Mười để các sư thờ cúng phật, nhưng sau này chúng dùng Tháp Mười để làm viển vọng đài qua đó để quan sát vùng Đồng Tháp Mười nên Tháp Mười đã bị đạt công Quân giải phóng tỉnh Kiến Phong đánh sập vào ngày…