Blog Mê Cung Ở Di Tích Giàn Dừa
cover

Mê Cung Ở Di Tích Giàn Dừa

avatar
Nguyễn Đức Tính dot Thứ 6, 01/11/2019
Theo dõi Gody.vn trên Google news
Nơi đây từng là cơ sở cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của quân dân Việt Nam.
Khu di tích Giàn Gừa thuộc ấp Nhơn Khánh, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ, được UBND TP Cần Thơ xếp hạng là Di tích lịch sử cấp thành phố vào 7/4/2013. Nơi đây từng là cơ sở cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của quân dân Việt Nam. Hôm nay mình sẽ cùng các bạn khám phá Di tích lịch sử giàn Gừa Phong Điền, Cần Thơ.
hình ảnh
Từ Trung Tâm thành phố Cần Thơ là đi theo hướng lộ Vòng Cung trên địa bàn xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, qua phà đến xã Nhơn Nghĩa rồi hỏi thăm đường đi vào di tích lịch sử giàn Gừa. Dù con đường làng đã được tráng nhựa, lại do hẹp nên phương tiện di chuyển đến di tích chủ yếu là xe gắn máy.

Trước đây giàn Gừa có diện tích khá lớn, nhưng do bom đạn chiến tranh tàn phá và tác động của môi trường hiện nay giàn Gừa chỉ còn khoảng 2.700 m2. Đến di tích Giàn Gừa, khách tham quan cảm thấy choáng ngợp trước một khu giàn Gừa nguyên sinh vững chắc, với nhiều cây, nhiều nhánh đan xen, quyện chặt vào nhau như một tấm lưới khổng lồ. Có những cành gừa còn in hằn vết tích chiến tranh với những vết đứt, vết loang lổ do bom đạn. Tuy nhiên, những cành gừa ấy vẫn đâm chồi, vươn mình tỏa rợp bóng mát.
hình ảnh
Gừa là loại cây tiêu biểu cho vùng sinh thái ngập nước của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Loại cây này không xa lạ với người dân miền Tây. Tuy nhiên, việc có một giàn gừa khổng lồ và lâu năm như vậy thì chỉ nơi đây mới có. Theo đo đạc, Giàn Gừa có diện tích khoảng 2.740m2, chiều cao trung bình khoảng 12 m.
hình ảnh
Tuy nhiên, theo như mình tìm hiểu, các nhánh cây lan rộng ra diện tích hơn 4.000m2. Mọi người quen gọi là Giàn Gừa nhưng thực tế chỉ có một cây cái rồi phân nhánh, phát triển lan rộng ra xung quanh. Do sự tàn phá của chiến tranh, thân cây cái đã chết. Tuy nhiên, vết tích của thân cây cái vẫn còn được lưu giữ để mọi người nhận biết.

Vào đến Giàn Gừa, mọi người sẽ có cảm giác như lạc vào một mê cung. Những cành gừa uốn lượn, ngoằn ngoèo đan chen vào nhau giống như đàn trăn khổng lồ, tạo thành những tán cây rộng, rợp bóng mát đem lại không khí thoải mái, yên bình, không khí mát mẻ, trong lành.
hình ảnh
Khách du lịch đến tham quan Khu di tích lịch sử Giàn Gừa không khỏi bất ngờ vì khu giàn gừa không thể phân biệt nơi đâu là gốc, những nhánh gừa được kết dính vào nhau đan xen như một ma trận.
Khi được hỏi về nguồn gốc của Giàn Gừa, nhiều bậc cao niên trong vùng cho biết, theo truyền thuyết, có một dòng họ Nguyễn đến đây khai hoang lập ấp. Trong quá trình khai khẩn, không may giàn gừa bốc cháy khiến cảnh vật trở nên hoang tàn, trong làng có nhiều người mắc bệnh.

Có một vị đạo sĩ từ xa đến cho rằng Giàn Gừa này là “vùng đất thiêng, nơi ngự của bà Thượng Động Cố Hỉ. Muốn an cư lạc nghiệp, người dân phải trồng lại giàn gừa”. Bà Nguyễn Thị Phượng (dòng dõi họ Nguyễn) cho biết, trải qua nhiều thế hệ, đến nay con cháu họ Nguyễn vẫn sinh sống trên mảnh đất này và thay nhau giữ gìn, tôn tạo Giàn Gừa và miếu thờ.
hình ảnh
Trăm năm huyền thoại

Di tích Giàn Gừa còn là nơi có nhiều huyền thoại, gắn liền với lịch sử khai hoang mở cõi của nhà Nguyễn và lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân địa phương. Bên trong khu di tích có đền thờ Bác Hồ và một ngôi miếu nhỏ thờ Bà Thượng động Cố Hỉ.

Theo truyền thuyết mà một số người lớn tuổi của tộc họ Nguyễn ở xã Nhơn Nghĩa kể lại: vào giữa thế kỷ XIX (năm Đinh Tỵ, 1857), nhiều nhóm người từ sông Tiền di cư đến làng Nhơn Nghĩa khai hoang, trong đó có ông Cả và một số người thuộc kiến họ Nguyễn. Do đất đai nơi đây màu mỡ, phì nhiêu nên việc khai hoang thuận lợi, đất đai của kiến họ Nguyễn ngày càng được mở rộng. Từ đó, nhiều người gọi ông Cả là ông Cả Nguyễn. Một hôm, vùng này xảy ra hỏa hoạn khiến giàn gừa bị cháy. Ở làng xuất hiện nhiều dịch bệnh, nhiều con cháu ông Cả Nguyễn bị bệnh chết.
hình ảnh
Thầy Bảy ở núi Châu Đốc, An Giang làm nghề bốc thuốc Nam đến chữa bệnh cho dân làng và khuyên mọi người nên trồng lại cây gừa.

Sau khi cây gừa được trồng lại, dịch bệnh, tai ương không còn hoành hành, cuộc sống người dân được bình yên. Về sau, mỗi khi gặp khó khăn, trắc trở trong cuộc sống, người ta đến đây cầu nguyện ngày càng đông. Con cháu họ Nguyễn liền dựng ngôi miếu thờ Bà Thượng động Cố Hỉ và lấy ngày 28 tháng 2 âm lịch hằng năm là ngày Vía, để cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
hình ảnh
Hằng năm, vào ngày 28/2 âm lịch tại đây diễn ra lễ hội vía Bà thu hút đông đảo khách thập phương về tham dự. Ngoài ra, Giàn Gừa còn là địa điểm sinh hoạt giao lưu văn hóa, văn nghệ, nhất là nghệ thuật đờn ca tài tử và tổ chức họp mặt nhân dịp các ngày lễ kỷ niệm những ngày lễ lớn trong năm.
Lễ Vía bà được diễn ra với nhiều hoạt động sôi nổi như: cúng lễ, múa bóng rỗi, giao lưu đờn ca tài tử và một số trò chơi dân gian khác nhằm bày tỏ lòng tôn kính đối với Bà Thượng Động Cố Hỷ, người được nhân dân tôn sùng là ân nhân của quê hương này.

Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.

Viết blog ngay
Đã cập nhật vào ngày 2/01/2023
Love
8 Bình luận
avatar
Nguyễn Đức Tính

Đi để trưởng thành

3 Quốc gia
30 Tỉnh thành
11 Người theo dõi
1 Đang theo dõi
icon Theo dõi
Kiếm tiền cùng Gody icon My Travel Map
Bình luận
*Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để bình luận và chia sẻ nhanh hơn
avatar
Tiến Dũng Tính ra mới đi cần thơ mà không biết chỗ này luôn
Trả lời
Chia sẻ
avatar
Thanh Duy chỗ này nhìn ấn tượng vậy
Trả lời
Chia sẻ
avatar
Lý Lệ mấy cây này là cây gì vậy bạn!?
Trả lời
Chia sẻ
avatar
Hạ Ái thích những chỗ chụp ma mị như này
Trả lời
Chia sẻ
Bài viết liên quan
Bài viết cùng tác giả
Chùa Giác Ngộ được đức Hòa thượng Thích Thiện Hòa, Phó Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, xây dựng vào thập niên 60 của thế kỷ XX.
Có lẽ đảo Sanxiantai sẽ rất thích hợp với những ai thích đi du lịch để ngắm cảnh hoặc muốn di chuyển sang các hòn đảo khác qua cây cầu đặc biệt ở đây để tham quan. Đảo có một hệ sinh thái biển rất đa dạng và phong phú, chính vì lẽ đó mà chính quyền và người dân rất tích cực bảo vệ hòn đảo nhỏ này.
Thiền viện Thường Chiếu là chùa nổi tiếng ở Vũng tàu mang tên một nhà sư đời Lý do Hòa thượng Thích Thanh Từ tạo dựng năm 1974.
Cùng thuộc địa phận tỉnh Bà Rìa - Vũng Tàu, lại nằm trên con đường từ Sài Gòn đến Vũng Tàu, thế nhưng khu vực đảo Long Sơn vẫn chưa được du khách biết đến nhiều.
Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam tọa lạc nơi chân núi Sam, trước thuộc xã Vĩnh Tế, nay thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, Việt Nam. Đây là một di tích (lịch sử, kiến trúc và tâm linh) quan trọng của tỉnh và của khu vực.
Tết đến xuân về bạn cùng lũ bạn thân đi đâu? Một khu du lịch sinh thái sẽ là điểm đến lý tưởng nhất rồi còn gì nữa.
Sinh nhật đến là dịp tự thưởng cho mình một chuyến đi. Tôi chọn cho mình hòn đảo mang tên sự giàu sang và không nơi nào khác chính là đảo Phú Quý.
Không trong veo, róc rách, suối Tiên ở Mũi Né ấn tượng bởi dòng nước đỏ cam đẹp mắt. Đi chân trần lội nước suối Tiên khiến du khách như rũ bỏ mọi ưu phiền trong cuộc sống. Suối Tiên là cái tên còn khá xa lạ với du khách khi đến Mũi Né.
Từ Sài Gòn, có rất nhiều tuyến điểm du lịch phong phú đến các tỉnh miền Tây. Để thêm làn gió mới trong hành trình thưởng ngoạn khám phá từ Sài Gòn, một chuyến du lịch Phan Thiết Mũi Né xuất phát từ Sài Thành chắc chắn sẽ mang lại nhiều trải nghiệm thú vị cho bạn đấy.
Bạc Liêu là vùng đất nổi tiếng trù phú và giàu có bậc nhất trong các tỉnh miền tây nam bộ, sông nước quanh năm chở nặng phù sa bồi đắp cho những cánh đồng lúa bạt ngàn. Nơi đây còn được biết đến như 1 vùng đất linh thiêng với Mẹ Nam Hải và Cha Diệp.