Thiền viện Thường Chiếu là chùa nổi tiếng ở Vũng tàu mang tên một nhà sư đời Lý do Hòa thượng Thích Thanh Từ tạo dựng năm 1974.
Thiền viện Thường Chiếu là chùa nổi tiếng ở Vũng tàu mang tên một nhà sư đời Lý do Hòa thượng Thích Thanh Từ tạo dựng năm 1974.
Thiền Viện Thường Chiếu được tạo dựng vào năm 1974, đây là một trong những trung tâm Thiền học lớn thuộc dòng Thiền Trúc Lâm do Hòa thượng Thích Thanh Từ khởi xướng vào cuối thế kỷ XX, và hiện đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam cùng một số nơi trên thế giới, góp phần làm đa dạng hơn nữa Phật giáo ở Việt Nam.
Chỉ cần hơn 1h đồng hồ ngồi sau tay lái ô tô, từ nội ô TP. Hồ Chí Minh, một đô thị phồn hoa náo nhiệt, bạn sẽ đặt chân vào một khung cảnh hòan tòan trái ngược. Một không gian êm đềm và tĩnh mịch với âm thanh líu lo của tiếng chim hót như vọng về từ xa xăm, những vườn cây xanh mát đang xào xạc trong buổi sớm mai. Đặt chân chùa nổi tiếng ở Vũng tàu này, tự nhiên bạn sẽ cảm thấy cõi lòng mình như dịu lại, bình an… tâm hồn trở nên cởi mở và tan hòa vào khung cảnh thiên nhiên cô tịch. Đây là nơi thực sự đáng để cho bạn đến thư giãn tinh thần sau những ngày làm việc đầy vất vả để mưu sinh.
Thiền viện Thường Chiếu Vũng Tàu toạ lạc giữa cây số 76 – 77 Quốc lộ 51, cách Tp. Biên Hoà khoảng 44 km, và cách trung tâm thị trấn Long Thành 14 km. Thiền viện mang tên một danh sư Việt Nam đời nhà Lý, môn phong của sư được các thế hệ sau phát triển rực rỡ và chuyển tiếp thành dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử đời Trần, danh sư vì thế đã trở thành danh xưng của thiền viện Thường Chiếu non một thế kỷ sau.
Theo “Kỷ yếu 25 năm thiền viện Thường Chiếu”, thì vào thời điểm những năm 1973-1974, có hai phật tử ở Cát Lở phát tâm cúng dường thửa đất 52 mẫu tại xã Phước Thái (Thái Thiện cũ), huyện Long Thành, để Hòa thượng Thích Thanh Từ lập Thiền Trang. Thửa đất khi ấy là một vùng bạt ngàn cỏ tranh cao tới ngực, ở giữa có một dòng suối sình lầy tre gai với dứa gai mọc đan xen nhau. Tháng 10/1974, một ngôi chùa lợp lá tàu vách đất trên nền cao có sẵn bên cạnh cây bồ đề được cất lên, đó chính là thiền viện Thường Chiếu. Hòa thượng Đắc Huyền là Trụ trì đầu tiên. Ngày 15/4/1986, chánh điện Thường Chiếu được xây dựng xong và khánh thành. Khu ngoại viện cũng được mở rộng. Năm 1998, tổ đường thiền viện Thường Chiếu được đại trùng tu.
Sau 31 năm hình thành và phát triển, thiền viện Thường Chiếu Vũng Tàu hôm nay thay da đổi thịt thành ngôi chùa thanh thoát và rợp ngời bóng mát. Ngày xưa hoang dã cây cỏ um tùm, hôm nay sạch sẽ tôn nghiêm. Ngoài những kiến trúc cổng tam quan, nội viện, thiền đường, chánh điện, thư viện và mái ngói cong cong đậm nét xưa cũ, khung cảnh ở đây còn rất quyến rũ với khuôn viên rộng trồng cây xanh bát ngát khắp mọi nơi. Những ai đã một lần đến Thiền viện Thường Chiếu đều không thể quên hình ảnh ngôi chánh điện sừng sững trang nghiêm giữa hai hàng dương xanh mượt.
Giai đoạn đầu từ 1974 - 30/ 04/ 1975: Thời sơ khai.
Ngôi chùa Thường Chiếu đầu tiên là một căn nhà lá, mái tol, nằm trơ vơ trên một dãy đất cát trắng phếu với sỏi đá khô cằn. Thầy Ðắc Huyền được Hòa thượng bổ nhiệm làm lính tiên phong - Trụ trì đầu tiên - với số chúng là bốn vị. Mấy anh em xuống núi trong giai đoạn này quả thật là phải " cạp đất mà ăn ". Vì vậy Hòa thượng luôn động viên, luôn tiếp sức qua những lần về thăm. Thầy không chỉ dùng lời mà còn cộng sự, cuốc đất trồng khoai, thân giáo chư tăng. Bây giờ ngồi mà nhớ lại hồi xưa, nếp nhà tranh, ánh đèn dầu, khung trời nắng cháy.Ai tới đây rồi cũng phải ngao ngán. Thường Chiếu lúc đó, không biết ra sao ở ngày mai ? Song nhờ có Hòa thượng luôn yểm trợ tinh thần, giúp chư tăng vượt qua mọi khó khăn, giữ vững tâm nguyện tu hành của mình, nên rồi tất cả cũng kham nhẫn được. Vạn sự khởi đầu nan. Xưa nay vẫn vậy.
Ðến 30 / 04 / 75, đất nước giải phóng, lịch sử sang trang. Chư Tăng ni cũng thay đổi cuộc sống tu hành của mình theo nhịp đổi thay chung của đất nước. Thế là Tăng ni của cả hai viện Chân Không và Bát Nhã khóa hai cùng xuống núi, về đây làm ruộng rẫy. Thầy Phước Hảo và Thầy Ðắc Pháp cũng có mặt trong giai đoạn này để hướng dẫn chúng tu học và lao động, Tuy nhiên, thời gian chỉ có hai tháng thì giao lại cho Thầy Nhật Quang làm Huynh Trưởng. Ngẫm lại trong cuộc vô thường, bể hóa cồn dâu có khác gì nhau. Cũng chỉ đùa mà thôi.
2. Giai đoạn hai từ 1975 - 1986:
Thời vượt khó.Năm 1975, Thầy Nhật Quang lãnh trách nhiệm Huynh Trưởng với tổng số chúng là 20 vị. Hòa thượng cho cất thêm một tăng đường bằng lá và cái thất sàn cũng bằng lá, nép mình khiêm cung bên bụi tre hồi đó chính là phương trượng của Thầy bây giờ.Thanh Qui Bách Trượng được áp dụng từ đây. Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực ( một ngày không làm, một ngày không ăn ).
Tu, học và lao động trở thành ba yếu tố căn bản không thể thiếu của Thiền sinh Thường Chiếu và các Chiếu phụ cận ra đời tiếp theo sau như Viên Chiếu (1975), Linh Chiếu (1980) . Việc tu được Hòa thượng cụ thể hóa như hơi thở, việc học như uống nước, việc làm như ăn cơm. Một trong ba đều cần thiết đối với đời sống tu học của Thiền sinh. Ðể chấn chỉnh môn phong trong giai đoạn này, Hòa thượng Viện Trưởng đã sửa đổi bản Thanh Qui Chân Không, cho ra đời bản Qui Ước áp dụng chung cho các Thiền viện. Tinh thần tu, học và lao động tuy phôi thai nhưng đã gầy dựng được một sức sống mới trong tăng đoàn. Sức sống ấy đã được Thiền tăng chuyển tải trên đồng khô ruộng cạn, trên từng nhát cuốc đường cày, lúc đẩy xe kéo củi, khi đào giếng khoét mương.khắp trong bạn lứa anh em, đâu đâu cũng hùng hồn vang vọng như một hành khúc: