Chùa Giác Ngộ được đức Hòa thượng Thích Thiện Hòa, Phó Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, xây dựng vào thập niên 60 của thế kỷ XX.
Chùa Giác Ngộ ở đâu?
Địa chỉ chùa Giác Ngộ thành phố Hồ Chí Minh tại số 92 Nguyễn Chí Thanh, Phường 3, Quận 10. Với vị trí thuận lợi, chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 4km nên việc di chuyển tới đây vô cùng dễ dàng. Chùa cũng cung cấp thêm số điện thoại để bạn có thể liên lạc khi cần thiết. Số điện thoại chùa Giác Ngộ là 08.8309570 và 08.8394121.
Ngoài Chùa Giác Ngộ Nguyễn Chí Thanh, Hồ Chí Minh thì còn có chùa Giác Ngộ Đà Lạt có địa chỉ tại Đơn Dương, Lâm Đồng và chùa Giác Ngộ Vũng Tàu có địa chỉ tại QL55, Láng Dài, Đất Đỏ, Bà Rịa – Vũng Tàu. Đây đều là các chi nhánh chùa Giác Ngộ. Trong bài viết này mình sẽ giúp bạn tập trung tìm hiểu các thông tin cần thiết về chùa Giác Ngộ tại Quận 10, TPHCM thôi nhé!
Chùa Giác Ngộ được đức Hòa thượng Thích Thiện Hòa, Phó Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, xây dựng vào thập niên 60 của thế kỷ XX.Vào năm 1946, cư sĩ Trần Phú Hữu, một công chức của chính phủ, đã phát tâm xây dựng ngôi Chùa Giác Ngộ trên lô đất 695m2, lòng những mong giúp cho người hữu duyên tìm về chánh đạo, tu tâm dưỡng tánh, ngỏ hầu xóa dần những hệ lụy thương đau của cuộc đời. Chùa Giác Ngộ lúc đó tọa lạc tại số 36 đường Jean Jacques Rousseau, sau đó đổi thành số 90 Trần Hoàng Quân và nay là số 92 đường Nguyễn Chí Thanh. Lúc ấy, ngoài chính điện nhỏ, chỉ đủ chỗ cho khoảng 80 Phật tử tu học, còn lại chỉ là mấy căn nhà nhỏ, xen lẫn với một số mồ mả. Vào ngày 21-5-1956, cư sĩ Trần Phú Hữu đã hiến cúng toàn bộ đất và chùa Giác Ngộ cho Giáo hội Tăng Già Nam Việt. Trị sự trưởng của giáo hội này lúc bấy giờ là Hòa thượng Thích Thiện Hòa, cũng là Giám đốc Phật học đường của Giáo hội Tăng già Nam Việt, đứng đại diện giáo hội tiếp nhận. Sau đó, cư sĩ đã phát tâm xuất gia và trở thành thầy Thích Thiện Đức.
Năm 1959, Giáo hội Tăng già Nam Việt xin phép Chính phủ thành lập trường Trung-Tiểu học Bồ Đề Chợ Lớn , đặt cơ sở tại chùa Giác Ngộ, do Thượng tọa Quảng Liên làm Hiệu trưởng. Từ năm 1964 đến năm 1975, Trường do Thượng tọa Quảng Chánh làm Hiệu trưởng. Chương trình đào tạo gồm 2 cấp tiểu học và trung học đệ nhất cấp. Về tiểu học có 12 lớp, mỗi lớp trên 120 học sinh, dạy từ lớp Năm đến lớp Nhất. Chương trình Trung học đệ nhất cấp có 16 lớp, dạy từ đệ nhất đến đệ tứ, mỗi lớp có trên 65 học sinh. Tổng cộng tiểu học có 1.440 học sinh, trung học đệ nhất cấp có 1.040 học sinh. Vào ngày 21/5/1970, Chùa Giác Ngộ được HT. Thích Thiện Hòa trùng tu theo giấy phép số 171 của Sở Thiết kế Đô Thành Sài Gòn. Đây là diện mạo của Chùa Giác Ngộ như chúng ta thấy hiện nay. Đây là trường tư thục Phật giáo đầu tiên tại Sài Gòn – Chợ Lớn, góp phần đào tạo thế học song song với minh triết Phật giáo cho hàng ngàn thanh thiếu niên Phật tử, nhờ đó giới trẻ Phật giáo sống có lý tưởng, an vui và hạnh phúc. Sau ngày 30/4/1975, cùng chung số phận của các trường tư thục lúc bấy giờ, Trường Bồ Đề Giác Ngộ - Chợ Lớn đã bị đóng cửa.
Chùa giác ngộ được xây mới khi nào?
Ngày 30/7/2012 chùa Giác Ngộ được Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy phép xây mới toàn bộ. Do chùa cũ đã xuống cấp và không đủ điều kiện để phục vụ cho việc đào tạo, sinh hoạt của các Phật tử, Tăng đoàn tại đây. Lễ đặt đá trùng tu chùa Giác Ngộ vào ngày 16/9/2012.
Công trình chùa Giác Ngộ xây mới có tổng diện tích là 3476m2 bao gồm 7 lầu và 1 tầng hầm gửi xe. Trong đó, chính điện của chùa gồm 2 tầng. Tầng 1 có diện tích 412m2 và gác lửng tầng 2 có diện tích 300m2 với sức chứa khoảng 700 người cùng làm lễ một lúc. Tầng 3 của chùa là thiền đường, tầng 4 là thư viện. Các tầng 5, 6, 7 phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt Phật học và các Phật sự khác. Ngoài 7 lầu và 1 tầng hầm gửi xe thì khi tới tham quan chùa Giác Ngộ bạn sẽ thấy phía sau còn có dãi Tăng xá và dãi nhà thờ cốt của thân bằng quyến thuộc các Phật tử đã quá vãng ở phía bên trái từ ngoài nhìn vào.
Chùa có tổng chi phí xây mới là trên 20 tỷ đồng và đã hoàn thành vào năm 2014.
Lịch tu chùa Giác Ngộ năm 2020
Lịch tu và lịch giảng chùa Giác Ngộ năm 2020 cụ thể như sau:
Khóa tu thiền Vipassana (Chủ nhật, 2 lần / tháng). Đối tượng tham gia không giới hạn. Thời gian tổ chức từ 6h đến 17h.
Lần 61: 12-01-2020 (tức ngày 18/12/2019 âm lịch)
Lần 62: 09-02-2020 (tức ngày 16/01/2020 âm lịch)
Lần 63: 23-02-2020 (tức ngày 01/02/2020 âm lịch)
Lần 64: 08-03-2020 (tức ngày 15/02/2020 âm lịch)
Lần 65: 22-03-2020 (tức ngày 29/02/2020 âm lịch)
Lần 66: 05-04-2020 (tức ngày 13/03/2020 âm lịch)
Lần 67: 19-04-2020 (tức ngày 27/03/2020 âm lịch)
Lần 68: 03-05-2020 (tức ngày 11/04/2020 âm lịch)
Lần 69: 17-05-2020 (tức ngày 25/04/2020 âm lịch)
Lần 70: 31-05-2020 (tức ngày 09/04/2020 âm lịch) (Nhuận)
Lần 71: 14-06-2020 (tức ngày 23/04/2020 âm lịch) (Nhuận)
Lần 72: 28-06-2020 (tức ngày 08/05/2020 âm lịch)
Lần 73: 12-07-2020 (tức ngày 22/05/2020 âm lịch)
Lần 74: 26-07-2020 (tức ngày 06/06/2020 âm lịch)
Lần 75: 09-08-2020 (tức ngày 20/06/2020 âm lịch)
Lần 76: 23-08-2020 (tức ngày 05/07/2020 âm lịch)
Lần 77: 06-09-2020 (tức ngày 19/07/2020 âm lịch)
Lần 78: 20-09-2020 (tức ngày 04/08/2020 âm lịch)
Lần 79: 04-10-2020 (tức ngày 18/08/2020 âm lịch)
Lần 80: 18-10-2020 (tức ngày 02/09/2020 âm lịch)
Lần 81: 01-11-2020 (tức ngày 16/09/2020 âm lịch)
Lần 82: 15-11-2020 (tức ngày 01/10/2020 âm lịch)
Lần 83: 29-11-2020 (tức ngày 15/10/2020 âm lịch)
Lần 84: 13-12-2020 (tức ngày 29/10/2020 âm lịch)
Lần 85: 27-12-2020 (tức ngày 14/11/2020 âm lịch)
Lần 86: 10-01-2021 (tức ngày 28/11/2020 âm lịch)
Lần 87: 24-01-2021 (tức ngày 12/12/2020 âm lịch)
Lần 88: 07-02-2021 (tức ngày 26/12/2020 âm lịch)