Blog Núi Chứa Chan - Đệ nhị thiên sơn khu vực Đông Nam Bộ

Núi Chứa Chan - Đệ nhị thiên sơn khu vực Đông Nam Bộ

avatar
Hương Bùi Thị dot Thứ 3, 27/07/2021
Theo dõi Gody.vn trên Google news
Hành trình khám phá núi Chứa Chan
Chứa Chan là ngọn núi cao thứ 2 miền Đồng Nam Bộ, nằm ở huyện Xuân Lộc, Đồng Nai, cách SG khoảng 70km.
Núi này khá thấp, đường đi tương đối dễ, phù hợp với những người mới leo núi lần đầu. Người ta thường nói những người muốn thử sức với bộ môn trekking, leo núi thì hãy thử leo núi Chứa Chan trước, nếu khi đi về còn thấy vui thích thì hẵng tiếp tục không thì chỉ nên dừng lại ở đấy thôi.
Để leo núi này có 2 đường chính là đường Chùa và đường Cột điện. Đường Cột địa hình chủ yếu là những con dốc đá nhưng khá thoải và dễ đi. Để lên đỉnh bạn phải vượt qua 125 cái cột điện. Còn đường Chùa đường đường còn thoải và dễ hơn. Trên đường đi bạn sẽ được thăm thú ngôi chùa giữa lưng chừng núi và đặc biệt trên đường leo có khá nhiều quán ăn với đặc sản là bánh xèo ăn kèm với rau rừng rất hấp dẫn.
Vì núi này không quá cao, đường đi khá dễ và rõ đường nên bạn có thể tự đi hoặc rủ bạn bè cùng đi mà không cần phải thuê người dẫn. Nếu muốn cắm trại qua đêm bạn có thể thuê lều trại và các đồ dùng cần thiết khác tự chị Yến ở nơi giữ xe đường Cột. Thời gian leo lên cho cung đường này khoảng 3 tiếng, xuống 2 tiếng nên nếu ko có thời gian cắm trại qua đêm bạn vẫn có thể leo về trong ngày.
Để đi núi này bạn có thể chạy xe máy hoặc đi xe đò. Nếu đi máy bạn cứ gõ "chỗ gửi xe leo núi Chứa Chan" rồi đi theo là sẽ tới chỗ gửi xe để leo đường cột điện. Còn đi xe đò bạn có thể đi xe Kim Mạnh Hùng tới bến cuối ở Xuân Lộc (100k) cách núi Chứa Chan có 4-5km, sau đó đi xe ôm (50k) hoặc taxi (80k) vô đến chân núi.
Nói chung, núi Chứa Chan là 1 ngọn núi gần Sài Gòn, phù hợp cho bạn leo thể dục, tụ tập bạn bè, khám phá thiên nhiên dịp cuối tuần khi không có thời gian cho những chuyến đi xa.

Đồng nai Núi Chứa Chan Núi Chứa Chan (Chua Chan Mountain)

Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.

Viết blog ngay
Đã cập nhật vào ngày 27/12/2022
Love
4 Bình luận
avatar
Hương Bùi Thị
0 Quốc gia
17 Tỉnh thành
10 Người theo dõi
1 Đang theo dõi
icon Theo dõi
Kiếm tiền cùng Gody icon My Travel Map
Bình luận
*Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để bình luận và chia sẻ nhanh hơn
avatar
Khương Kiện hê hê núi này dễ leo nè, cũng gần tp nữa nên dễ đi
Trả lời
Chia sẻ
avatar
Hoàng Nam cảm ơn em đã viết review, anh đang cần tìm
Trả lời
Chia sẻ
avatar
Lâm Tuânz nhìn hình thôi cũng thấy vui rồi
Trả lời
Chia sẻ
avatar
Thiên Thư nhìn đã ghê hihu
Trả lời
Chia sẻ
Bài viết liên quan
Bài viết cùng tác giả
Đây là bài viết kể về hành trình chinh phục đỉnh Puxailaileng thuộc địa phận xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, sát biên giới với Lào được xem là nóc nhà của dãy bắc Trường Sơn hùng vĩ.
Cắm trại là một hoạt động du lịch, đi dã ngoại ngoài trời, có địa điểm thường ở những nơi xa trung tâm thành phố lớn như trong rừng, núi, suối, thác, biển,… Nói cách khác, mục đích của cắm trại là tìm về những nơi yên tĩnh, không xô bồ, hòa mình với thiên nhiên, sông nước, mây trời. Cắm trại không chỉ là một hình thức giải trí mà còn là một phương thức tuyệt vời giúp chúng ta có thể hòa nhập với thiên nhiên và cải thiện nhiều kỹ năng trong cuộc sống.
Ngọc Linh là khối núi cao nhất miền Trung Việt Nam, nằm trên dải Trường Sơn Nam thuộc địa phận các tỉnh Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai.
Là bài viết chia sẻ trải nghiệm chuyến đi chinh phục Tà Năng Phan Dũng mùa cỏ xanh
Là bài viết kể về chuyến leo đỉnh Chư Yang Sin ở Đăk Lak
Là hành trình chinh phục langbiang, đồi rada và lê lết xuống đồi cỏ hồng, cây thông cô đơn cắm trại
Là bài viết review về cung đường trekking Tà Năng Phan Dũng
Là hành trình chinh phục Mũi Đôi- Cực Đông của tổ quốc - nơi đón ánh bình mnh đầu tiên trên liền Việt Nam
Là hành trình chinh phục hệ thống hang núi lửa Chư Bluk và tham quan cụm các thác Dray Sap, Dảy Nur, Gia Long ở Dak Nông
Là hành trình chinh phục đỉnh núi Bidoup cao 2287m, được mệnh danh là nóc nhà lâm viên