Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng

83 reviews
Viết review
Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng rộng trên 2.800ha thuộc tỉnh Hậu Giang, không chỉ được mệnh danh là “lá phổi xanh” của ĐBSCL mà còn là nơi bảo tồn đa dạng sinh học thuộc dạng độc đáo nhất cả nước hiện nay.
Thông tin cần biết
  • Giá vé: miễn phí

  • Địa chỉ: Lâm Trường Phương Ninh, Xã Hiệp Hưng, Huyện Phụng Hiệp, Hiệp Hưng, Phụng Hiệp, Hậu Giang, Việt Nam

Giống những cánh rừng được bảo vệ nghiêm ngặt khác như Vồ Dơi (Cà Mau), Tràm Chim (Đồng Tháp), rừng quốc gia U Minh Thượng (Kiên Giang)..., đến cuối tháng 10-2009 Lung Ngọc Hoàng vẫn đang được bảo vệ ngày đêm. Đây là một trong những khu bảo tồn ít bị tổn thương, môi trường trong lành, những năm gần đây không xảy ra vụ cháy nào nghiêm trọng.

Các cánh rừng trong lung hiện nay có đầy đủ hệ thực vật thuộc hệ sinh thái đất ngập nước với những quần thể rất đa dạng. Đó là các loài dây choại mọc dưới gốc hoặc trên thân tràm, lau, sậy, bòng bong... Những loài trên cạn cũng khá nhiều như trâm sắn, ngái lông, mua, gừa...

Qua nghiên cứu, tổng hợp cho thấy tại Lung Ngọc Hoàng đang tồn tại trên 330 loài thực vật với 224 chi, 92 họ. Trong số này có 56 loài mới phát hiện. Với số loài thực vật phong phú như vậy, Lung Ngọc Hoàng sẽ là nơi nghiên cứu khoa học, bảo vệ các thảm thực vật quý, đồng thời kết hợp phát triển du lịch sinh thái, tái tạo các mảng sinh cảnh trên vùng đất ngập nước hiếm hoi còn sót lại của khu vực ĐBSCL.
Với hệ thống lung trũng phong phú và hoang sơ kết hợp với rừng tràm được bảo vệ nghiêm ngặt, Lung Ngọc Hoàng là nơi thích hợp cho các loài lưỡng cư, cá tôm về sinh sống nhiều vô kể. Nơi đây từng được ví như cái rốn cá của khu vực phía tây sông Hậu.
Lung Ngọc Hoàng hiện quy tụ nhiều loài động vật quý hiếm, trong đó có loài đang nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới như rái cá lông mũi, rùa nắp, rắn hổ mang... Tất cả có 206 loài, trong đó có chín loài chim quý hiếm là bạc má, cà cuốc, cò ốc, giang sen, cò lạo xám, ác là... và các loài thú như dơi chó, rái móng, chồn mực, cáo mèo cùng các loài quý hiếm khác như càng đước, cua đinh, rùa vàng, ếch giun, cá còm...

Hàng năm Khu bảo tồn đều tổ chức các cuộc tuyên truyền đến người dân về ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ các loài động vật quý hiếm, mở các buổi hướng dẫn người dân về các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, giới thiệu các giống mới năng suất, chất lượng cao...



Đã cập nhật vào ngày 09/10/2019
4.51
dựa trên 83 đánh giá
5
71.08%
59
4
13.25%
11
3
13.25%
11
2
0%
0
1
2.41%
2
avatar