Tainan (Đài Nam)
mask
Đã đi
Sắp đi
148 Gody-er đã đến

Tainan (Đài Nam)

Đài Nam (Tainan) là một thành phố trực thuộc trung ương của Đài Loan. Nó là thành phố lớn thứ năm của Đài Loan, sau Tân Bắc, Cao Hùng, Đài Trung và Đài Bắc. Thành phố Đài Nam cũng là một trong các trung tâm văn hóa của Đài Loan, với nền văn hóa dân gian giàu bản sắc bao gồm cả đồ ăn nhanh nổi tiếng của địa phương, bảo tồn các nghi lễ của Đạo giáo và các truyền thống bản địa khác. Những công trình đầu tiên của thành phố còn lại là miếu Khổng Tử Đài Nam, xây năm 1665, những phần của lại của Đông môn và Nam môn của thành cổ, và vô số di tích lịch sử khác. Đài Nam tuyên bố rằng có nhiều đền chùa Phật giáo và Đạo giáo hơn bất kỳ thành phố nào khác tại Đài Loan.

Khu vực phía Nam của Đài Loan đã quá nổi tiếng với 1 thành phố Cao Hùng - được mệnh danh là cái nôi Phật giáo với nhiều công trình kiến trúc kỳ vĩ. Bên cạnh đó thì khu vực này cũng có 1 thành phố thú vị không kém để du khách ghé thăm, đó chính là Đài Nam. Từng là cố đô của Đài Loan nên du lịch Đài Nam thu hút nhờ vẻ đẹp truyền thống, những nét lịch sử lâu đời, nền văn hoá cổ xưa cùng bầu không khí nhẹ nhàng.

Giới thiệu về Đài Nam (Tainan)

Đài Nam là một đô thị đặc biệt nằm ở miền nam Đài Loan, đối diện với eo biển Đài Loan trên bờ biển phía tây. Được xem là thành phố lâu đời nhất trên đảo và thường được gọi là "Thành phố Thủ đô" vì Đài Nam có đến hơn 200 năm lịch sử giữ vị trí thủ đô của Đài Loan dưới thời Koxinga và sau đó là nhà Thanh. Thành phố Đài Nam cũng là một trong các trung tâm văn hóa của Đài Loan với nền văn hóa dân gian giàu bản sắc bao gồm cả đồ ăn đường phố nổi tiếng của địa phương, việc bảo tồn các nghi lễ của Đạo giáo và các truyền thống địa phương khác nữa.

Vì sao có tên gọi là Đài Nam?

Theo tài liệu ghi chép thì Đài Nam là một trong các thành phố cổ nhất tại Đài Loan, có tên gọi cũ là: Taoyuan (大員, Đại Viên). Cái tên này cũng được cho là nguồn gốc của từ "Taiwan" (Đài Loan). Sau đó thì nơi này được đặt tên là Đài Nam (Tainan) chính là do vị trí của nó nằm ở phía Nam Đài Loan, cũng tương tự như Đài Bắc hay Đài Trung. Vì thế, tên gọi Đài Nam được hiểu đơn giản chính là “Nam Đài Loan”.

Thông tin cần biết về Đài Nam

  • Tên gọi: thành phố Đài Nam
  • Quốc gia: Đài Loan
  • Diện tích: 2,191,6.531 km2
  • Dân số: 1.856.642 người 
  • Ngôn ngữ: tiếng Đài Loan
  • Tôn giáo: Đạo giáo, Phật giáo
  • Múi giờ: UTC +8
  • Mã điện thoại: +886 7
  • Tiền tệ: Đài tệ (kí hiệu: TWD)

Du lịch Đài Nam có gì hay? có gì đẹp?

Nếu bạn là một người yêu thích lịch sử, ẩm thực xứ Đài và những điều truyền thống thì có thể sẽ thích thú với một chuyến du lịch Đài Nam hơn. Không hối hả như Đài Bắc, hiện đại như Cao Hùng hay sở hữu nhiều cảnh đẹp như Đài Trung nhưng Đài Nam thật sự là một điểm dừng chân tuyệt vời để du khách cảm nhận trọn vẹn hình ảnh Đài Loan từ xa xưa. Thành phố này có rất nhiều di tích lịch sử với nét đẹp cổ kính cũng như từng tự hào tuyên bố là nơi có nhiều đền chùa Phật giáo và Đạo giáo hơn bất kỳ thành phố nào khác ở Đài Loan.

Lịch sử

Theo nghiên cứu từ các cuộc khai quật khảo cổ học thì khu vực Đài Nam đã có người sinh sống ít nhất cách đây ​20.000 năm đến 31.000 năm. Vào thế kỷ 16 thì có bộ tộc Siraya bản địa sinh sống tại đây cùng nhiều tiểu bộ lạc khác như Sinkan, Soelangh, Mattauw, Baccloangh,... Vào cuối thế kỷ 16, các thương nhân và ngư dân Trung Quốc đã thiết lập một số căn cứ dọc theo bờ biển phía Tây của hòn đảo Đài Loan. Còn dọc theo bờ biển gần Bassemboy là nơi các hương nhân Nhật Bản thành lập cơ sở buôn bán với thương nhân Trung Quốc. Thời kỳ đầu thì người Trung Quốc và người Nhật Bản cũng có buôn bán, trao đổi với người Siraya. Đó cũng là lý do mà người Siraya chịu ảnh hưởng của cả hai nền văn hóa, lối sống của Trung Quốc lẫn Nhật Bản. Họ bắt đầu sử dụng tiếng Trung trong ngôn ngữ của họ, sử dụng kiếm của Nhật Bản trong các sự kiện nghi lễ và di cư vào đất liền để sinh sống Vào thời điểm người châu Âu đến Đài Nam thì ảnh hưởng của Trung Quốc và Nhật Bản tại vùng đất này đã rất rõ ràng.

Sau đó thực dân Hà Lan cũng muốn chiếm đóng khu vực này, họ đã xây dựng Pháo đài Zeelandia để làm căn cứ phòng thủ quân Tây Ban Nha cũng như trạm giao thương Trung Quốc và Batavia ở Indonesia. Chiến dịch bình định của Hà Lan đối với Đài Loan là các hành động quân sự và động thái ngoại giao được thực hiện vào năm 1635 - 1636 nhằm mục đích khuất phục các ngôi làng thổ dân sinh sống ở khu vực phía Tây Nam hòn đảo. Đến năm 1642, người Hà Lan đã chiến thắng, công ty Đông Ấn Hà Lan trở thành cơ quan đầu tiên tuyên bố kiểm soát toàn bộ Đài Loan, với Pháo đài Zeelandia là trụ sở của chính phủ.

Vào năm 1661, Trịnh Thành Công (Koxinga) tấn công thực dân Hà Lan ở Đài Loan. Ông là một vị tướng trung thành với nhà Minh. Sau 9 tháng bị bao vây, Thống đốc Hà Lan tại Đài Loan đã giao nộp Pháo đài Zeelandia cho Trịnh Thành Công vào ngày 1/2/1662 và chính thức chấm dứt 38 năm cai trị của Hà Lan tại Đài Loan. Sau đó Trịnh Thành Công đã cố gắng hết sức để xây dựng Đài Loan trở thành một căn cứ quân sự cho những người trung thành muốn khôi phục triều đại nhà Minh, lấy tên là Vương quốc Đông Ninh. Tuy nhiên đến năm 1681 thì đã xảy một cuộc tranh giành quyền kế vị bởi Trịnh Thành Công và con trai ông đã mất. Lợi dụng sự rối loạn nội bộ, vào ngày 17/7/1683, chỉ huy hải quân nhà Thanh là Shi Lang đã tiến hành đánh bại hạm đội Tungning trong Trận chiến Bành Hồ. Quân đội nhà Thanh đổ bộ lên Đông Ninh gặp rất ít sự kháng cự. Năm 1684, vương quốc Đông Ninh được sáp nhập vào triều đình nhà Thanh như một phần của tỉnh Phúc Kiến, chấm dứt hai thập kỷ cai trị của gia đình họ Trịnh. Tỉnh Đài Loan được thành lập, với tỉnh lỵ Taiwan Fu (Đài Nam ngày nay). Sau hơn 200 năm phát triển, Đài Nam đã trở thành thành phố lớn nhất Đài Loan và cũng là thành phố của Trung Quốc chịu ảnh hưởng nhiều từ các quốc gia nước ngoài.

Do Trung Quốc thua cuộc trong Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất năm 1895, Đài Loan và Quần đảo Bành Hồ đã nhượng lại cho Nhật Bản theo Hiệp ước Shimonoseki . Nước Cộng hòa Formosa được tuyên bố thành lập tại Đài Nam vào tháng 5/1895 nhằm nỗ lực ngăn chặn sự chiếm đóng sắp tới của Nhật Bản. Tuy nhiên đến tháng 10/1985 thì quân đội Nhật Bản đến Đài Nam và chiếm lấy một cách dễ dàng không gặp sự kháng cự nào. Dưới sự cai trị của Nhật, Đài Nam là thành phố đông dân nhất của Đài Loan vào năm 1905. Cũng có nhiều cuộc nổi dậy của người dân địa phương để chống lại quân đội Nhật Bản nhưng đều không thành công. Cho đến khi Trung Hoa Dân Quốc (ROC) tiếp quản lại Đài Loan vào ngày 25/10/1945 sau Thế chiến II . Thành phố Đài Nam và huyện Đài Nam được thành lập, trở thành các khu vực địa phương riêng biệt trực thuộc tỉnh Đài Loan vào năm 1946. Vào tháng 6/2009, Viện hành chính đã phê duyệt kế hoạch sáp nhập huyện Đài Nam và thành phố Đài Nam để tạo thành một đô thị lớn hơn. Ngày 25/12/2010, huyện Đài Nam và thành phố Đài Nam chính thức hợp nhất để trở thành đô thị đặc biệt Đài Nam của Đài Loan.

Địa lý

Đài Nam là một thành phố trực thuộc trung ương của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), là thành phố lớn thứ năm của Đài Loan, chỉ sau Tân Bắc, Cao Hùng, Đài Trung và Đào Viên. Vị trí địa lý của Đài Nam là nằm về phía Tây Nam ở Đài Loan, có phía Bắc giáp với huyện Gia Nghĩa của Đài Trung, phía Đông và phía Nam thì giáp với Cao Hùng còn một phần phía Nam thì giáp với biển. Bởi vì là một đồng bằng ven biển nên khí hậu ở Đài Nam cũng thoải mái, dễ chịu hơn nhiều khu vực khác của Đài Loan.

Khí hậu

So với những thành phố nằm ở khu vực phía Bắc Đài Loan thì thời tiết Đài Nam sẽ nóng hơn. Khí hậu ở Đài Nam mang đặc trưng của kiểu khí hậu cận nhiệt đới ẩm. Vào mùa ẩm ướt thì không khí hơi ngột ngạt, gây cảm giác khó chịu và trời thì âm u có mây bao phủ. Còn những tháng mùa khô thì thời tiết sẽ ấm áp hơn và bầu trời cũng trong xanh hơn. Nhiệt độ ở Đài Nam trung bình thường dao động từ 14°C - 32°C và ít khi xuống thấp dưới 11°C hoặc tăng trên 34°C. Bên cạnh đó thì 4 mùa trong năm ở Đài Nam cũng không phân chia rõ ràng như Đài Bắc và các khu vực phía Bắc của Đài Loan. Nhìn chung thì khí hậu với nhiệt độ ở thành phố Đài Nam không quá khó chịu mà lại khá ôn hòa, phù hợp để du khách ghé thăm vào bất cứ thời điểm nào trong năm. 

Văn hoá và con người

Đài Nam là một trong những “cái nôi” văn hóa của Đài Loan với di tích lịch sử phong phú và lối sống của người dân. Thành phố này có rất nhiều ngôi đền Đạo giáo, chùa Phật giáo và nhà thờ nằm rải rác xung quanh. Nhiều gia tộc ở Đài Nam cũng là những dòng tộc lâu đời nhất ở Đài Loan. Cuộc sống của người dân Đài Nam luôn gắn liền chặt chẽ với nhiều vị thần và đền thờ của Trung Quốc. Cha mẹ sẽ con cái của mình đến gặp "Nữ thần Dệt vải" - là nữ thần của trẻ em, để cầu mong may mắn, bình an, hạnh phúc. Ở Đài Nam có một nghi lễ lớn tổ chức vào ngày 7 tháng 7 âm lịch, đó là ngày sinh nhật của Nữ thần Dệt vải. Đây là một nghi lễ được tổ chức long trọng và chỉ duy nhất tại Đài Nam.

Ẩm thực

Đài Nam chính là nguồn gốc của sự ra đời nhiều món ăn đặc sắc của người dân Đài Loan. Tuy rằng Đài Nam đã nhường lại vị trí trung tâm cho Đài Bắc hơn 1 thế kỷ nay, nhưng nền ẩm thực đặc sắc hiếm có vẫn luôn là điều thu hút nhiều người khi du lịch Đài Nam. Vùng đất này cũng là nơi mà các nền ẩm thực của Ấn Độ, Hà Lan, Trung Quốc và Nhật Bản giao thoa để làm ra nhiều món ăn hấp dẫn mang hương vị riêng. Bên cạnh đó vì là trung tâm sản xuất đường nên ẩm thực Đài Nam sẽ có xu hướng thiên ngọt hơn so với các món ăn ở nhiều vùng miền khác.

  • Bánh mì quan tài (Guan Cai Ban): ra đời vào năm 1940, bánh mì quan tài là món ăn được phổ biến trong văn hóa ẩm thực đường phố tại Đài Nam. Cái tên hơi đáng sợ này là do hình dáng bên ngoài của nó khá giống với chiếc quan tài. Mỗi chiếc bánh mì sẽ dày tầm 3 - 5cm, được khoét rỗng ruột để cho các nguyên liệu như: nhân kem, khoai tây, ngô (bắp), cà rốt thái hạt lựu, đậu xanh, thịt, tôm, gan lợn.
  • Mì Đại Giáp (Danzai): nếu đã yêu thích món mì bò trứ danh của người Đài Bắc thì bạn hãy thưởng thức món mì Đại Giáp nếu có dịp ghé thăm Đài Nam. Những sợi mì vàng được làm thủ công nên khá dai, không bị bỡ khi ăn chung nước dùng nóng hổi và thịt băm xào cay, tôm luộc. Đặc biệt phần nước dùng đậm đà ngọt dịu khiến thực khách không thể nào ngừng đũa với món mì Đại Giáp này.
  • Món thịt viên (Ba-wan): được xem như là món ăn đại diện cho quốc đảo Đài Loan cũng như là Đài Nam, xuất hiện vào thời kỳ khan hiếm lương thực ở Đài Loan lúc xưa. Món thịt viên này có cách làm khá giống món bánh bột lọc của Việt Nam với phần vỏ bánh là từ bột ngô, bột khoai và bột gạo. Còn phần nhân sẽ gồm có thịt heo, măng và nấm hương. Ban đầu thì người Đài Nam chỉ chế biến bằng cách đem hấp chín, sau này mới biến tấu thêm phương pháp khác nữa là chiên.
  • Cơm hấp Zongzi: là món ăn mà người Đài Nam rất tự hào, được xem như biểu tượng cho sự khác biệt nền ẩm thực của họ khi so sánh với Đài Bắc. Cơm hấp Zongzi ở Đài Nam gồm có thịt kho mềm, nấm, đậu phộng, tôm khô, lòng đỏ trứng muối và đem gói trong lớp gạo nếp tẩm dầu mè cùng nước tương. Sau đó, đem gói một lần nữa trong lá tre lớn và buộc lại bằng dây rồi đem đi hấp chín.
  • Mì lươn: là gợi ý mà nhiều người dân Đài Nam đều đề nghị du khách thử thưởng thức. Một tô mì lươn có ngon hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào thịt lươn cũng như nhiệt độ trong quá trình nấu. Những sợi mì trứng bản to cùng các miếng thịt lươn dai ngọt hòa chung nước sốt đậm đặc tạo nên một món mì lươn thơm ngon, đậm vị.
  • Bánh gạo Wagui: còn được người dân địa phương gọi tên là súp bánh gạo với lịch sử hơn 30 năm. Những chiếc bánh gạo mềm dẻo núng nính này sẽ được đem đi hấp cách thủy sau đó trộn cùng thịt lợn, tôm, lòng đỏ trứng, nấm hương, dầu mè. Nếu bạn thấy bánh gạo ở khu vực miền Bắc Đài Loan có màu trắng thì bánh gạo ở miền Nam Đài Loan lại có màu đặc trưng của nước tương. 

Ngoài những món ăn này thì vẫn còn rất nhiều món ngon địa phương khác mà du khách có cơ hội thưởng thức khi có chuyến du lịch Đài Nam, như là: trà bong bóng, tiết vịt cay, kem chả giò, đậu phụ thối, thịt xiên và thịt bò cuộn, chè tào phớ, súp bò,...

Các địa điểm tham quan

Không chỉ là một trong những thành phố mang đậm giá trị lịch sử văn hóa mà Đài Nam còn mang một khung cảnh thiên nhiên yên bình. Thành phố này là sự kết hợp hoàn hảo của non nước hữu tình cùng những danh thắng ghi đậm dấu ấn thời đại. Có nhiều địa điểm tham quan ở Đài Nam được nhiều khách du lịch yêu thích và rất muốn đặt chân ghé thăm khi có dịp đến với thành phố cổ xưa lâu đời này của xứ Đài.

  • Bảo tàng Kỳ Mỹ (Chimei): là một địa danh nghệ thuật quan trọng hàng đầu của Đài Nam được mở cửa vào năm 2015. Đa số các bộ sưu tập trong Bảo tàng Kỳ Mỹ đều là các tác phẩm nghệ thuật phương Tây như tác phẩm điêu khắc và tranh sơn dầu, cùng với các khu vực triển lãm về đàn violin, vũ khí và đồ cổ. Ngoài khu trưng bày bên trong thì bảo tàng Kỳ Mỹ còn có khu vườn ngoài trời với đài phun nước Apollo mô phỏng cung điện Versailles, các hồ nước nhân tạo cũng như nhiều tác phẩm điêu khắc được làm theo phong cách nghệ thuật châu Âu.
  • Đền Khổng Tử: xây dựng vào năm 1665, đền Khổng Tử ở Đài Nam là ngôi đền thờ Khổng Tử có lịch sử lâu đời nhất tại Đài Loan. Công trình kiến trúc cổ này được thiết theo tổ hợp tiêu chuẩn với bố cục là: trường học bên trái, đền thờ bên phải, sảnh ở phía trước và gian hàng ở phía sau. Các bức tường, mái hiên, dầm và cột của ngôi đền đều được trang trí với nhiều chi tiết tinh xảo, mang đậm dấu ấn nghệ thuật Trung Hoa.
  • Xích Khám Lâu: còn có tên gọi là Pháo đài Provintia, được người Hà Lan xây dựng vào năm 1652 và hoàn thành vào năm 1653. Là một di tích lịch sử và thắng cảnh của Đài Nam, Xích Khám Lâu vẫn được bảo tồn nguyên vẹn giúp du khách chứng kiến được hơn 3 thế kỷ lịch sử phát triển và quay trở lại thời tổ tiên khi con người canh tác vùng đất này. 
  • Phố cổ An Bình (Anping): là người yêu thích trải nghiệm truyền thống văn hóa địa phương thì phố cổ An Bình là một sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. Dạo bước trên con phố này, không khó để bạn bắt gặp những ngôi nhà bằng gạch đỏ với những chiếc sừng bằng đất sét. Không chỉ ngắm nhìn các kiến trúc độc đáo, du khách còn được nếm thử các món ăn đường phố nổi tiếng của ẩm thực Đài Nam.
  • Bảo tàng muối Đài Loan: nơi để du khách tìm hiểu thêm về văn hóa và công nghiệp làm muối của Đài Nam. Bảo tàng Muối Đài Loan là bảo tàng duy nhất của Đài Loan tập trung vào chủ đề muối với các cuộc triển lãm liên quan về sự phát triển ngành muối địa phương của Đài Nam cũng như các phương pháp sản xuất muối từ khắp nơi trên thế giới. Tuy rằng muối là một loại gia vị mà bất cứ ai cũng biết, cũng sử dụng hàng ngày nhưng bạn có biết hết các thông tin về nó. Vì thế ghé thăm bảo tàng muối Đài Loan sẽ giúp du khách trải nghiệm thêm một số điều thú vị.
  • Bảo tàng Nghệ thuật Đài Nam: là một trong những công trình nghệ thuật quan trọng nhất của thành phố Đài Nam, tự hào sở hữu nhiều bộ sưu tập quý giá. Bảo tàng nghệ thuật Đài Nam được chia thành 2 khu vực. Khu đầu tiên là nằm trong tòa nhà đồn cảnh sát của thành phố Đài Nam - một trong những di tích lịch sử của thành phố. Khu vực thứ 2 là một tòa nhà hiện đại màu trắng mới được xây dựng bởi các kiến trúc sư Đài Loan và Nhật Bản. Cả hai khu vực của Bảo tàng Nghệ thuật Đài Nam đều được khai trương vào năm 2019, mang đến một không gian nghệ thuật mới mẻ và hoành tráng để du khách khám phá.

Bên cạnh đó, Đài Nam sẽ còn rất nhiều địa điểm tham quan khác nữa mà khách du lịch có thể ghé thăm tùy theo sở thích của bạn. Một số địa danh như là: đền Mazu, làng văn hoá Ten Drum, bảo tàng văn học Quốc gia Đài Loan, thương xá Hayashi,...

Những hoạt động, trải nghiệm thú vị ở Đài Nam

Với lịch sử phong phú kéo dài gần 400 năm và chịu ảnh hưởng của người Hà Lan và Nhật Bản, Đài Nam là một hình ảnh thu nhỏ về hành trình lịch sử độc đáo của Đài Loan. Là thành phố đầu tiên và lâu đời của Đài Loan, Đài Nam mang đến cho du khách một sự pha trộn hoàn hảo giữa nét quyến rũ của thế giới cổ kính cùng với bầu không khí thoải mái. Không cần bận tâm rằng chuyến du lịch Đài Nam có gì hay để khám phá bởi sẽ có nhiều hoạt động thú vị ở Đài Nam dành cho bạn trải nghiệm.

Dạo quanh Phố Thần Nông (Shennong Street)

Phố Thần Nông là một trong những con phố sặc sỡ nhất Đài Nam và là địa điểm không thể bỏ qua dành cho các nhiếp ảnh gia. Tại đây có rất nhiều quán cà phê kỳ lạ, những cửa hàng bán đồ thủ công dễ thương và vô số góc hình check in tuyệt vời. Không chỉ gây ấn tượng bởi không gian mà phố Thần Nông còn có một lịch sử độc đáo bởi khu vực này từng là nơi kinh doanh thịnh vượng nhất của Đài Nam trong triều đại nhà Thanh. Ngày nay khách du lịch vẫn có thể tìm thấy một số cửa hàng buôn bán được xây dựng từ thời nhà Thanh và Nhật Bản.

Leo lên Ngôi nhà cây An Bình (Anping Tree House)

Không phải là một ngôi nhà được trang trí bởi vô số loại cây cối xanh tươi mà ngôi nhà cây An Bình ở Đài Nam chính là một kiệt tác kỳ vĩ của thiên nhiên. Ban đầu thì Nhà cây An Bình chỉ là một ngôi nhà gạch bình thường, sau đó bị bỏ hoang không ai dọn dẹp nên cây cổ thụ bên cạnh ngôi nhà bắt đầu mọc bao phủ. Theo thời gian, hiện tượng cộng sinh giữa nhà và cây cổ thụ này đã được hình thành tạo nên hình ảnh một Ngôi nhà cây An Bình được bao phủ hoàn toàn bởi những chiếc lá bạch đàn xanh và thân cây.

Ghé thăm các khu chợ đêm ở Đài Nam

Có thể nói chợ đêm là một nét văn hoá nổi bật của người dân Đài Loan vì thế những khu chợ đêm luôn là nơi mà du khách phải ghé thăm ít nhất một lần dù bạn đang ghé thăm nơi nào của Đài Loan. Tại Đài Nam cũng có nhiều khu chợ đêm nổi tiếng như là: chợ đêm Hoa Viên (Hua Yuan), chợ đêm Vũ Thắng (Wu Sheng), chợ đêm Đại Đông (Da Dong),... Đó là các địa chỉ mà bạn sẽ thưởng thức được vô số món ăn đặc sản của người Đài Nam và mua sắm một số món quà lưu niệm trong chuyến du lịch của mình.

Ngồi thuyền dạo kênh Sicao

Có người đã nói rất đáng tiếc nếu bạn có chuyến du lịch Đài Nam mà không ghé thăm kênh Sicao. Đó là một con kênh nước mặn với hai hàng cổ thụ xanh mát đan lấy nhau tại thành một bóng râm rộng lớn để che mát cho những con thuyền di chuyển phía dưới. Nắng chiếu luồn qua tán lá tạo thành những tia sáng lấp lánh trên mặt nước khiến du khách khi ngồi thuyền tham quan vô cùng thích thú. Cảm giác được ngồi trên chiếc thuyền trôi lênh đênh dưới dòng nước mát lành cùng bóng cây rợp mát chắc chắn sẽ giúp bạn quên đi mọi mệt mỏi và căng thẳng.

1. Tổng Quan

1. DANH LAM THẮNG CẢNH NỔI TIẾNG

Chimei Museum Sicao Green Tunnel Qigu Salt Mountain Anping Old street Pháo đài Zeelandia - Anping Fort Anping Tree House (Ngôi nhà trong cây) Đền Khổng Tử - Phố cổ Fuzhong Làng văn hóa Thập Cổ Kích Pháo Đài Eternal Golden (Pháo đài vàng bất diệt) Bảo tàng Văn học Dân tộc Chùa Nankunshen Suối nước nóng Guanzilling Khu bảo tồn sinh thái Black – Faced Spoonbill

2. VĂN HÓA

Phong tục, tập quán của người Đài Loan chịu ảnh hưởng của Nho giáo, rất gần gũi với phong tục, tập quán của người Việt Nam, Đài Loan cũng sử dụng cả lịch dương và lịch âm, duy trì phong tục cúng lễ, đốt hương và vàng mã vào ngày rằm, mùng một và các ngày tết, ngày giỗ thờ cúng cha mẹ, tổ tiên như Việt Nam. Trong một gia đình thường sống chung các thế hệ ông bà, cha mẹ và con cháu, người con trai lớn nhất trong gia đình sẽ có trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ, lo việc thờ cúng, vì thế vị trí người con trai lớn nhất trong gia đình là rất quan trọng. Người Đài Loan rất chăm chỉ trong công việc, có đời sống văn hoá phong phú, thích uống trà và có thói quen thưởng thức trà nóng trong các tách nhỏ, trà được chế biến có hương vị rất thơm ngon, khi uống thường san ra 2 cốc để thưởng thức hương thơm của trà từ cốc cao (gọi là cốc ngửi) sau đó mới uống trà ở cốc thấp hơn, một ấm trà được pha rất nhiều lần khi nàothật loãng mới bỏ. Một số đàn ông Đài Loan có thói quen ăn trầu, dọc các tuyến đường giao thông thường có các ki ốt nhỏ bán trầu do các cô gái trẻ đứng bán, đây cũng là một nét văn hoá riêng biệt của Đài Loan mà người nước ngoài rất thích thú được biết, được chụp ảnh.

3. ĐỊA LÝ

Thành phố Đài Nam (nghĩa là "Nam Đài Loan") là một thành phố trực thuộc trung ương của Trung Hoa Dân Quốc. Nó là thành phố lớn thứ năm của Trung Hoa Dân Quốc, sau Tân Bắc, Cao Hùng, Đài Trung và Đài Bắc.

4. THỜI TIẾT DU LỊCH THÍCH HỢP

Đài Loan có khí hậu cận nhiệt đới với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông với sự dịch chuyển mùa diễn ra rất rõ ràng, nên cần chuẩn bị quần áo theo mùa. Mùa xuân từ tháng 3 đến tháng 4 vào buổi sáng và buổi tối trời lạnh còn ban ngày thời tiết ấm, núi đồi, cỏ hoa, cây cối tràn đầy sức sống, tháng 3 trời còn rét, tháng 4 trời ấm dần lên; Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 8, thời tiết nóng ẩm nhiệt độ từ 25 đến 35oc, thường có nhiều mưa bão; Mùa thu từ tháng 9 đến tháng 11, nhiệt độ từ 22 đến 25o trong xanh, thời tiết đẹp, tháng 11 có những ngày lạnh như mùa đông; Mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2, nhiệt độ thấp hơn 20oc, thường có mưa nhỏ.

2. Phương tiện

1. PHƯƠNG TIỆN TRONG THÀNH PHỐ

Taxi Khi mơi đặt chân đến Đài Nam, bạn có thể sử dụng taxi để về khách sạn đã đặt trong thành phố. Thời gian mất khoảng 20 phút và giá dao động từ 300-350NDT tùy từng hãng taxi. Tuy nhiên, nếu đi taxi, bạn cần phải nhớ rõ lưu ý quan trọng khi di chuyển, tham quan Đài Nam, Đài Loan bằng taxi là phải chắc chắn taxi đó có đồng hồ tính tiền và đồng hồ đó còn phải hoạt động. Xe bus Nếu bạn du lịch Đài Nam tự túc, giá rẻ và tiết kiệm thì xe bus là một sự lựa chọn tối ưu nhất. Ở cổng ra sân bây luôn có sẵn các trạm xe bus đợi bạn, bạn chỉ cần đến quầy thông tin ở sân bay hoặc trạm xe bus lấy cho mình một tấm bản đồ xe bus là được. Tuy nhiên, bản đồ này khá phức tạp, nếu bạn không quen nhìn bản đồ thì hãy đi tàu điện ngầm. Tàu điện ngầm Tại quầy vé tàu điện ngầy bạn hãy mua một cái thẻ đi tàu điện nầm, nhớ bảo người bán nạp thêm khoảng 300NDT vào thẻ cho bạn nến bạn định sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện di chuyển tham quan, khám phá Đài Nam nhé.

2. SÂN BAY QUỐC TẾ

Sân bay Đài Nam là một sân bay hỗn hợp thương mại/quân sự tại Quận Nam, Đài Nam, Đài Loan, Trung Hoa Dân Quốc. Đây là sân bay quốc nội bận rộn thứ 3 sau sân bay Tùng Sơn Đài Bắc và sân bay quốc tế Cao Hùng Do dùng chung với quân đội nên nhà ga nằm khá xa khu bay Địa chỉ: No. 775號, Jichang Road, South District, Tainan City, Taiwan 702 Mã: TNN Điện thoại: +886 6 260 1016

3. GIAO THÔNG LIÊN TỈNH

Đài Nam nằm giữa Đài Bắc và Cao Hùng, vì vậy có rất nhiều cách để đi tới thành phố này. Xe bus/ tàu lửa: Từ Đài Bắc đến Đài Nam bằng xe bus và tàu lửa sẽ mất tầm 3 đến 5 tiếng, ngồi sẽ hơi mỏi mông xí! Giá vé tàu Đài Bắc – Đài Nam khoảng 700NTD, xe bus (500NTD – 700NTD) tuỳ hãng xe. Tàu cao tốc (HSR) là cách di chuyển nhanh nhất từ Đài Bắc đến Đài Nam chỉ mất chưa đến 2 tiếng đồng hồ. Giá vé tàu HSR Đài Bắc – Đài Nam khoảng 1400NTD. Nhưng book trên KKday sẽ hời được hơn 20% so với mua tại chỗ.

3. Mạng & internet

1. MẠNG

Mạng tại Đài Loan rất phát triển, về cơ bản tại McDonald hoặc Starbucks, và hầu hết các khách sạn và một số nhà hàng đều cung cấp truy cập WiFi. Ngoài ra, một số khách sạn cũng có truy cập internet miễn phí, nhân viên quầy có thể hỏi khi bạn ở khách sạn. Các trung tâm thành phố cũng có đầy đủ các loại quán cà phê Internet với quy mô và quy mô khác nhau.

2. INTERNET

Mạng lưới Đài Loan rất phát triển, về cơ bản tại McDonald hoặc Starbucks, và hầu hết các khách sạn và B & B và một số nhà hàng đều cung cấp truy cập WiFi. Ngoài ra, một số khách sạn cũng có truy cập internet miễn phí, nhân viên quầy có thể hỏi khi bạn ở khách sạn. Các trung tâm thành phố cũng có đầy đủ các loại quán cà phê Internet với quy mô và quy mô khác nhau. Phí thường là 10-20 nhân dân tệ mỗi giờ. Một số quán cà phê internet cũng có thời gian giảm giá, hoặc họ có thể hỏi cửa hàng. Được cung cấp bởi Đài Loan điều hành Yuan tại Đài Loan iTaiwan tổng cộng hơn 3.000 điểm nóng, chủ yếu ở các nhà ga, bưu điện, trung tâm du khách và những nơi khác, bạn cần phải đăng ký (thuộc sở hữu số điện thoại Đài Loan mời bạn đăng nhập itaiwan.gov.tw đăng ký, nếu không Đến ga Đài Bắc, Đài Bắc là một tài khoản miễn phí TPE cho Cục truyền thông du lịch, vốn phổ biến đối với iTaiwan, hoặc ptefree.sina.com.tw . Ngoài ra, Super Merchant 7-ELEVEN cung cấp tài khoản Sina Weibo để đăng nhập miễn phí vào mạng không dây 7 wifi, miễn phí lần đầu tiên 48 giờ, sau đó 3 lần một ngày trong tối đa 30 phút dịch vụ WiFi miễn phí, xem xét 7-11 siêu Sự phân phối mạnh mẽ của Guangchao rất thuận tiện, nhưng cần phải đăng ký thành viên bằng số điện thoại di động. Www.7wifi.com . Bạn có thể sử dụng thẻ SIM đặc biệt để truy cập Internet trong văn phòng Chunghwa Telecom (chỉ hỗ trợ truy cập Internet 3G ở Đài Loan, không hỗ trợ các cuộc gọi điện thoại), có thẻ 1 ngày, 3 ngày và 7 ngày để lựa chọn.

4. Tiền tệ

1. MỨC TIÊU THỤ

Chi phí ăn một bữa ăn ở Đài Nam là từ 50 Đài tệ (7-11 bữa trưa) và 450 Đài tệ (tiệc buffet sang trọng). Tàu điện ngầm khoảng 20 Đài tệ đến 40 Đài tệ, giá khởi điểm taxi là 85 Đài Loan Đài Loan. Một phòng tiêu chuẩn khách sạn được trang bị đầy đủ có giá từ 600 Đài tệ đến 2.000 Đài tệ mỗi đêm.

2. ĐỔI TIỀN

Tại Đài Loan, Ngân hàng Đài Loan, Ngân hàng Yongfeng, Ngân hàng Zhaofeng, Ngân hàng Changhua, Ngân hàng Đất đai, Ngân hàng Thương mại Yuanda và 13 ngân hàng Đài Loan khác cung cấp đổi Nhân dân tệ cho NT và những ai muốn đổi tiền Đài Loan có thể giữ hộ chiếu của họ cho ngân hàng. Mua lại. Mỗi lần mua lại không được vượt quá 20.000 Đài tệ. Các ngân hàng ở Đài Loan hầu hết mở cửa từ 9:00 đến 15:30. Tỷ giá hối đoái của các ngân hàng khác nhau có thể thay đổi thường xuyên. Khi cần trao đổi, có thể so sánh trực tuyến. Ngân hàng tiết kiệm thương mại Đài Loan Đài Loan nói chung sẽ có tỷ giá hối đoái tốt hơn.

3. THẺ TÍN DỤNG

Sự phổ biến của dịch vụ thẻ tín dụng tương tự như các thành phố lớn và vừa ở Đài Loan. Tất cả các trung tâm mua sắm lớn, hầu hết các cửa hàng đường phố và khách sạn, nhà hàng đều cung cấp dịch vụ thẻ tín dụng UnionPay, Visa, Mastercard. Tuy nhiên, đối với những nơi như chợ đêm hoặc khách sạn, tốt hơn là nên chuẩn bị một ít tiền mặt. Nếu là VISA hoặc MASTERCARD, hầu như tất cả các nơi Đài Loan hỗ trợ quẹt thẻ đều có thể hỗ trợ hai loại thẻ này, nhưng việc quét hai thẻ này yêu cầu hai loại phí chuyển đổi tiền tệ (đô la Đài Loan sang đô la Mỹ, đô la Mỹ sang nhân dân tệ) và một số chênh lệch tỷ giá sẽ bị mất ở giữa. . Ở các đảo Lanyu, Ludao, Xiaoqiu và Mazu tương đối kém phát triển, có rất ít nơi có thể quẹt thẻ tín dụng và Lanyu gần như không có nơi nào để quẹt, nên vẫn cần lưu trữ đủ tiền mặt. Nếu thẻ tín dụng bị mất cùng với tiền mặt, bạn có thể sử dụng dịch vụ rút tiền mặt khẩn cấp để nhận tiền mặt khẩn cấp. Nếu bạn có thẻ tín dụng Visa hoặc Mastercard, bạn có thể đến các ngân hàng lớn để được tư vấn. Nếu đó là một thẻ UnionPay duy nhất, bạn cần đến Ngân hàng Taishin.

5. Ẩm thực

1. ẨM THỰC

Trà sữa trân châu Đậu hủ thối Mì Bò Tiểu long bao Trứng chiên hàu sữa Bánh dứa Mì gánh rong

6. Lễ Hội

1. LỄ HỘI

Các lễ hội ở Đài Loan Lễ hội mùa xuân Lễ hội đèn trời Bình Khê Lễ hội lồng đèn Lễ hội pháo hoa Tổ ong Diêm Thuỷ Lễ hội văn hóa Bảo Sinh Lễ hội đua thuyền rồng Lộc Cảng

7. Lời khuyên

1. LIÊN HỆ KHẨN CẤP

Báo cáo điện thoại báo động: 110 báo cháy, số khẩn cấp: 119 Phòng tuần tra cứu hộ khẩn cấp: 118 báo động tai nạn giao thông đường bộ: 122

2. Y TẾ

Nên mua một lượng thuốc khẩn cấp thích hợp như thuốc cảm, thuốc trị tiêu chảy và thuốc chống muỗi trước khi bạn đến Đài Loan. Ví dụ, ở Cao Hùng, ngoài việc đi đến hiệu thuốc, ERICons, phổ biến trên đường phố, còn bán các loại thuốc phổ biến với giá thấp hơn. Trong trường hợp tai nạn hoặc bệnh đột ngột cần nhập viện, khách du lịch đại lục không có bảo hiểm có thể phải đối mặt với chi phí y tế cao. Nên mua bảo hiểm du lịch bao gồm các tai nạn thông thường và nhập viện trước khi khởi hành. Khu bảo hiểm nghèo: bx.qyer.com

Xem Thêm Nội Dung
Đã cập nhật vào ngày 05/03/2024