Giới Thiệu 8 Ngôi Chùa Bình An, Cầu Tài, Cầu Lộc Dịp Đầu Năm Mới. Hi Vọng Giúp Bạn Có Nhiều Lựa Chọn Về Các Ngôi Chùa Hành Hương Dịp Đầu Năm/
Đi chùa cầu Bình An, Cầu Tài, Cầu Lộc trở thành thối quen của người dân Việt Nam dịp Tết đến xuân về. Tập tục này trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống mỗi người.. Tết đến xuân về, chào đón một năm mới với nhiều mong ước, khát vọng mới tốt đẹp. Vào dịp đầu xuân năm mới, người Việt Nam thường chọn đi chùa để thấp hương và xin lộc đầu năm.
Cửa chùa đất phật là chốn bình yên, thanh tịnh. Đi chùa đầu năm với mong muốn cầu bình an, tài lộc, gạt bỏ đi những muộn phiền, lo âu của năm cũ để mong những may mắn, hạnh phúc sẽ đến. Tuy phong tục tập quán giữa các vùng miền có khác nhau, nhưng lễ chùa đầu năm trở thành thói quen, nét văn hóa tâm linh của người Việt. Bài viết dưới đây chia sẻ các bạn
8 ngôi chùa cầu Bình An, Cầu Tài, Cầu Lộc dịp đầu năm mới.
1. Chùa Tam Chúc
Chùa Tam Chúc tọa lạc tại tỉnh Hà Nam, cách Hà Nội khoảng 70km. Ngôi chùa này mang trong mình hàng loạt những kỷ lục, khiến du khách như mình khi tới đây không khỏi trầm trồ và tự hào. Với niên đại hơn 1000 năm. Đây là ngôi chùa vô cùng đặc biệt, với cảnh quan mặt hướng hồ lưng tựa núi ( Tiền Lục Nhạc – Hậu Thất Tinh ). Với cảnh quan thiên nhiên vô cùng đặc biệt mặt hướng hồ lưng tựa núi, đã tạo nên vẻ trang nghiêm và sự bề thế cho chùa Tam Chúc. Cùng kiến trúc lộng lẫy và ẩn chứa nhiều ý nghĩa, đây là điểm du lịch tâm linh quan trọng không thể bỏ qua của khu vực miền Bắc.
Một vài chia sẻ cho các bạn khi đi chùa Tam Chúc: Đi giày thể thao hoặc dép thấp vì khá là nhiều chỗ chúng ta phải leo bậc. Mặc quần áo là sự lựa chọn khá đúng đắn khi đi Tam Chúc. Bạn có thể thưởng thức cơm chay tại chùa với giá 59.000 bao gồm cả nước uống. Mang đồ ăn nhẹ hoặc nước uống đi để dọc đường đi mình có thể nghỉ ngơi và ăn uống lấy sức.
2. Chùa Bửu Long (Quận 9)
Địa chỉ: 81 Nguyễn Xiển, Long Bình, Quận 9, Thành phố
Hồ Chí Minh 70000
Trụ Trì: Tỳ khưu VIÊN MINH trungtamhotong.org
Điện Thoại: 08. 3732 5059 - 0913 735 376; Ni viện: 08. 3888 9168
Chùa Bửu Long ( Chùa Thái ) Quận 9 - Một trong những ngôi chùa không thể bỏ qua mỗi dịp xuân đến, chắc đã khá quen với nhiều bạn trẻ Sài Gòn, nếu ai chưa biết có thể đến đây dịp đầu năm để cầu tài lộc nhé. Nằm trên một ngọn đồi phía tây sông Đồng Nai, và cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh khoảng 20km, có tên chính thức là thiền viện Tổ Đình Bửu Long. Được thành lập năm 1942, đến năm 2007, chùa Bửu Long được đầu tư xây dựng và trùng tu thêm, trở thành công trình kiến trúc tiêu biểu cho sự kết hợp hài hòa văn hóa Thái Lan, Ấn Độ cùng tinh hoa kiến trúc nhà Nguyễn.
Ấn tượng đầu tiên là sự nguy nga, tráng lệ với lối kiến trúc vô cùng tỉ mỉ, cùng tông màu vàng nổi bật của ngôi chùa. Thấp thoáng từ xa đã thấy đỉnh của ngôi chùa hiện ra rồi. Ngôi Chùa này lọt top 10 ngôi chùa đẹp nhất thế giới. Ở đây cây cối khá nhiều, rộng và rất mát mẻ, sạch sẽ, có mấy nhà chòi nhỏ để khách nghỉ ngơi khá xinh xắn. Nhưng để chụp hình đẹp hơn thì mọi người nên đi vào sáng sớm hoặc tầm chiều chiều nhé!
3. Chùa Trấn Quốc
Địa chỉ: 252 Ngô Gia Tự, Phường 4, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 3835 4102
Với lịch sử gần 1.500 năm của mình, chùa Trấn Quốc được coi là một trong những ngôi chùa lâu đời nhất ở Thăng Long - Hà Nội và từng là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời nhà Lý và nhà Trần. Kiến trúc chùa có sự kết hợp hài hoà giữa tính uy nghiêm, cổ kính với cảnh quan thanh nhã. Chùa Trấn Quốc đưa hồn người vang vọng. Chốn bình yên thanh tịnh tọa thiền.
Tọa lạc trên hòn đảo duy nhất của Hồ Tây trên đường Thanh Niên, tạo nên một cảnh quan phong thủy hữu tình, không chỉ đẹp, chùa Trấn Quốc còn là ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng ở Hà Nội. Nhiều người Hà Nội cho rằng, đến chùa Trấn Quốc lễ Phật đầu năm là việc nên làm trong dịp tết.
Địa chỉ: 76 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm,
Hà Nội Giờ mở cửa: 09:00 – 17:30
Được xây dựng vào thể kỷ 9 để thờ thần Long Đỗ (Rốn Rồng)- vị thần gốc của Hà Nội cổ. Hiện tại ngôi đền có quy mô kiến trúc lớn, quay theo hướng Nam gồm có Nghi môn, Phương đình, Đại bái, Thiêu hương, Cung cấm và nhà hội đồng ở phía sau. Cách bài trí các mục hàng này theo chiều dọc, trong một không gian khép kín. Kiến trúc đền còn lưu lại đến ngày nay chủ yếu mang phong cách nghệ thuật Thời Nguyễn (thế kỷ 19). Nổi bật trong kiến trúc của đền là toàn bộ khung nhà gỗ với hệ thống cột gỗ lim lớn, các bộ vì đỡ mái được làm kiểu "giá chiêng chồng rường con nhị", đặc biệt là "hệ củng 3 phương" tại nhà phương đình vừa có tác dụng chịu lực, vừa là tác phẩm nghệ thuật và sử dụng để treo đèn trong các ngày lễ hội và kết cấu "vòm vỏ cua" đỡ mái hiên nhà thiêu hương.
Ngoài ra, đền Bạch Mã còn lưu giữ nhiều di vật cổ có giá trị như: bức hoành phi “ Đông trấn linh từ”, Cỗ Long ngai, đồ thờ gồm các vũ khi thời cổ xưa như xích, đao, câu liêm,.. được chạm khắc tinh xảo.
Địa chỉ: 73 Quán Sứ, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Giờ mở cửa: 06:00 - 19:00
Tọa lạc tại trung tâm thành phố và chỉ cách hồ Hoàn Kiếm khoảng hơn 1 cây số, du khách hành hương, các phật tử có thể dễ dàng di chuyển đến chùa Quán Sứ. Tuy tọa lạc tại trung tâm của thành phố, nhưng chùa vẫn mang nét cổ kính, không gian thanh tĩnh và vô cùng thiêng liêng không bị xen lẫn với sự xô bồ của chốn phồn hoa đô thị. Đến chùa Quán Sứ, ngoài tham gia vào các lễ hội phật giáo lớn nhất Việt Nam, hành hương khấn phật, các du khách hành hương và phật tử được chiêm ngưỡng tham quan phong cảnh kiến trúc độc đáo của ngôi chùa. Từ bên ngoài cổng chùa đã toát lên nét cổ kính mang đậm phong cách của vùng đồng bằng trung du Bắc bộ với kiến trúc mái vòm lợp ngói vảy cá đỏ. Ngoài ra, những câu đối hay tên của ngôi chùa đều được viết bằng chữ quốc ngữ.
Du khách vào sâu bên trong sẽ thấy khoảng sân nhỏ được lát gạch, toàn bộ các điện thờ đều được sơn màu vàng, các khung cửa được làm hoàn toàn bằng hỗ tạo nên nét cổ kính, thanh tịnh của chùa.
6. Chùa Phúc Khánh
Địa chỉ: Cầu vượt Ngã Tư Sở, Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội 100000
Giờ mở cửa: Mở cả ngày
Chùa Phúc Khánh gồm công trình kiến trúc thờ Phật kiểu truyền thống và có thêm ban thờ Mẫu như các ngồi chùa ở Bắc Bộ. Tọa lạc tại quận Đống Đa, Hà Nội, nằm trong khu dân cư đông đúc, chật hẹp nhưng chùa Phúc Khánh vẫn đông đảo du khách và các phật tử tìm đến cầu bình an, cầu tài lộc dịp đầu năm. Đặc biệt, vào các khóa lễ, phía trong khuôn viên của nhà chùa không còn chỗ trống, hàng nghìn người dân đứng kín từ torng chùa tràn ra đến ngoài phố Tây sơn, lan sang cả Ngã Tư Sở.
Lịch sử lâu đời của chùa và nhiều công trình kiến trúc cổ kính là yếu tố thu hút đông đảo Phật tử đến chùa. Theo như người dân sống quanh chùa Phúc Khánh cho biết, nhiều người đến đây lễ Phật cầu an, giải hạn... Nhiều người cho rằng, chùa Phúc Khánh là ngôi chùa linh thiêng, khi đến cầu sao giải hạn, cúng, khấn, lễ thì đất được tồn vinh, phát triển giàu mạnh, gia đình thuận hòa, đường công danh, sự nghiệp thành công...
7. Đền Voi Phục
Ở trong: Công viên Thủ Lệ
Địa chỉ: 306B Kim Mã, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Đền Voi Phục (đúng ra là đền Thủ Lệ), (hiện nằm trong Công viên Thủ Lệ) thờ Linh Lang - một hoàng tử thời nhà Lý. Đền được xây dựng từ thế kỷ 11. Đền được lập từ thời Lý Thái Tông (1028-1054) ở phía tây nam thành Thăng Long cũ thuộc địa phận làng Thủ Lệ nay là công viên Thủ Lệ. Đền thờ hoàng tử Linh Lang, con của vua Lý Thái Tông, và bà phi thứ 9 Dương Thị Quang. Hàng năm, để tưởng nhớ thần Linh Lang, cứ đến ngày 9, 10, và 11/2 âm lịch, người dân ở đây tổ chức lễ hội đền Voi Phục. Đây là hội rước lớn với cờ quạt, chiêng trống, lọng, tàn, tán nối nhau thành hàng dài.
Trước sân tiền tế có nhiều bậc đá khá cao dẫn xuống một cái giếng hình bán nguyệt. Mặt bằng các công trình thờ phụng được sắp xếp theo kiểu "nội công ngoại quốc" rất hoành tráng. Tiền đường ba gian hai dĩ, hậu cung thượng điện gồm ba gian. Mái đền chính được đắp lưỡng long trên nóc, bốn phía có các đầu đao cong vút mang hình rồng, phượng, lân, hổ. Ngoài ra, Hậu đường gồm 5 gian, trong đền có hai pho tượng đồng và một hòn đá to có vết lõm.
8. Đền Quán Thánh
Địa chỉ: Đ. Thanh Niên, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội 118810
Giờ mở cửa: 08:00 - 17:00
Đền Quán Thánh hay còn gọi là đền Trấn Vũ nằm ngay ngã tư giao đường Thanh Niên với đường Quán Thánh. Nằm ở Hồ Tây trong một khuôn viên xinh đẹp rộng lớn, đền Quán Thánh là một trong bốn "Thăng Long Tứ Trấn" của Thăng Long xưa. Là một trong ngôi chùa cổ nhất, và di tích tịch sử văn hóa của Hà Nội được xây thế kỷ 11 để thờ thánh Trấn Vũ. Trải qua nhiều triều đại, đền Quán Thánh đã được trung tu nhiều lần, nhưng về cơ bản thì không thay đổi nhiều, và được coi là một thuần thể kiến trúc đẹp đến ngày hôm nay. Đền Quán Thánh là điểm tham quan nổi tiếng nhất Hà Nội và khi du lịch đến Hà Nội hay dịp tết đến xuân về du khách đến đây để chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc và lịch sử vẻ vang của nó.
Đền thờ một trong 4 vị thần của "Thăng Long Tứ Trấn", những vị Thánh bảo vệ ở bốn hướng Đông - Tây - Nam - Bắc của thành cổ Thăng Long. Đền Quán Thánh trấn giữ ở phía Bắc. Không chỉ thu hút du khách bởi công trình kiến trúc độc đáo, lối vào 3 cửa và hai tầng được xây dựng trên những phiến đá lớn, và một cái chuông đồng cao 1,5m, chùa Quán Thánh còn thu hút du khách bởi ý nghĩa lịch sử lâu đời.
Ở trên là 8 ngôi chùa cầu Bình An, Cầu Tài, Cầu Lộc dịp đầu năm mới, còn rất nhiều ngôi chùa, đền khác bạn có thể ghé đến trong dịp đầu xuân năm mới. Hi vọng những gợi ý trên sẽ giúp bạn lựa chọn một ngôi chùa cầu bình an, tài lộc đầu năm.