Ở Huế 3 ngày, nhân vật trải nghiệm tiếp tục khám phá thành phố mộng mơ bên sông Hương với nhiều điểm đến mang đậm hơi thở cuộc sống.
Ở Huế 3 ngày, nhân vật trải nghiệm tiếp tục khám phá thành phố mộng mơ bên sông Hương với nhiều điểm đến mang đậm hơi thở cuộc sống.
Nằm cách trung tâm thành phố Huế chừng 7km về phía Tây Nam, làng hương Thủy Xuân nằm trên đường Huyền Trân Công Chúa, dưới chân đồi Vọng Cảnh, bên cạnh dòng sông Hương, trên cung đường đến lăng Tự Đức.
Vừa bước đến đầu làng Thủy Xuân, đã thấy hương thơm thoang thoảng, đu đưa theo những ngọn gió.
Làng Hương Thủy Xuân đã trở thành cái tên nổi tiếng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Dưới sự chỉ dẫn tận tình của các nghệ nhân, du khách được tự tay thử sức làm ra những que hương trầm thơm ngát.
Khác với loại hương truyền thống chỉ có một màu nâu, hương ở Thủy Xuân có nhiều màu sắc ấn tượng, nhằm phân biệt các mùi hương như quế, bưởi, nhài…
Chùa Thiên Mụ còn có tên gọi khác là Linh Mụ nằm trên đồi Hà Khê, bên dòng sông Hương.
Chùa đã hơn 400 tuổi và là một trong những ngôi chùa cổ nhất cố đô Huế.
Biểu tượng gắn liền với chùa Thiên Mụ chính là tháp Phước Duyên. Tháp cao 21 mét, gồm bảy tầng. Đây là điểm đến mớt đu với nhiều bối cảnh tuyệt đẹp để check in khi đến Huế.
Hơn 120 tuổi, trường Quốc Học Huế không chỉ là một ngôi trường mà còn là điểm đến văn hóa được khách du lịch tìm đến.
Ban đầu trường được xây dựng theo kiểu cũ, nhà tranh vách đất. Sau khi tu sửa, nâng cấp, trường được phục dựng theo lối kiến trúc Pháp vào đầu thế kỷ 20. Bởi thế, ngôi trường mang nét cổ kính châu u đặc trưng.
Cầu Trường Tiền là cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hương ở Huế. Đây cũng là một trong những cây cầu đầu tiên được xây dựng ở Đông Dương vào cuối thế kỷ 19, theo kỹ thuật và vật liệu mới của phương Tây với kết cấu thép. Trước đó những cây cầu được xây dựng đều là công trình ngắn, bằng tre, gỗ… không bền vững.
Thủa ban đầu, tên chính thức của cây cầu thép bắc qua sông Hương là Thành Thái, rồi Clemenceau, Nguyễn Hoàng... Nhưng vì ngày trước có một xưởng đúc tiền của Triều Nguyễn ở gần, nên người dân quen gọi là cầu Trường Tiền.
Cầu Trường Tiền nhiều lần bị phá hủy bởi chiến tranh, được tu bổ, sửa chữa nhiều lần và ngày nay trở thành một phần tất yếu của cuộc sống cố đô.
Phố đi bộ ở Huế trước đây vốn là “khu phố Tây”, chủ yếu phục vụ khách du lịch nước ngoài. Giờ đây, phố đi bộ đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho cả du khách trong và ngoài nước dịp cuối tuần.
Cũng như nhiều phố đi bộ khác, những màn trình diễn lễ hội, âm nhạc đường phố góp phần tạo nên sự giao lưu giữa các nghệ sĩ, người dân và du khách.
Bên cạnh đó, phố đi bộ còn là thiên đường ẩm thực với các món ăn đặc trưng của Huế. Du khách có thể no say thưởng thức các món đặc sản như bánh bèo Huế, bánh nậm, bún bò Huế, chè Huế, bánh khoái…
Chợ Đông Ba trước đây có tên là “Quy Giả Thị”, tên chợ đánh dấu sự trở lại Phú Xuân của quan quân nhà Nguyễn. Tuy nhiên đến năm 1885, kinh đô thất thủ, chợ bị đốt. Năm 1887, vua Đồng Khánh cho xây dựng lại và đổi tên thành chợ Đông Ba.
Nhìn bên ngoài chợ Chợ Đông Ba có vẻ giống như những ngôi chợ bình thường khác, tuy nhiên khi vào khám phá bên trong, ta mới thấy được sự khác biệt,
Một bí kíp nhỏ là nếu bạn ghé thăm chợ thì nên đến đây vào buổi chiều để tiện cho việc mặc cả. Có một thế giới cố đô thu nhỏ nằm trong chợ Đông Ba, từ đặc sản Huế đến các gian hàng vải vóc, thủ công, đồ ăn vặt.
Vịnh Lăng Cô không chỉ là địa điểm nghỉ dưỡng yêu thích của vua chúa ngày xưa mà còn là nơi hội tụ vẻ đẹp của thiên nhiên đất và trời, núi và nước.
Nước biển Lăng Cô màu xanh ngọc bích quyến rũ cùng bãi cát trắng hoang sơ níu chân du khách mỗi khi đến đây.
Cách Lăng Cô không xa là đầm Lập An hay còn gọi là đầm An Cư. Bên cạnh nguồn lợi thủy hải sản, đầm còn là điểm đến được giới trẻ yêu thích bởi cảnh quan thơ mộng, yên bình. Bạn cứ xem những bức ảnh trên video là biết!
Ngoài ra bạn có thể xem thêm các bài viết trên blog tại link sau: