Tinh thần ăn của người Việt ta luôn được gói ghém trong 2 từ “ngon và lành”. Trong đó, chỉ riêng những món bánh “giấu mình trong lá” thôi cũng tựa như một nét văn hóa đầy lôi cuốn rồi.
Là những món ăn đặc biệt thường được dùng để làm lễ vật trong các dịp lễ, Tết hằng năm. Cũng như mứt, xôi, chè, … bánh cũng được xem là một dạng món ăn, một thứ quà mang nhiều ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nên đời sống, phong tục sinh hoạt vui vẻ trong mọi gia đình qua việc duy trì và gìn giữ nhiều nét văn hóa truyền thống của cha ông ta.
Được chế biến chủ yếu bằng phương pháp thủ công trong gia đình, với các loại hạt hoặc bột lương thực đặc trưng như nếp, gạo, khoai, sắn, ngô, kế, … Tuy không có hình thức đặc sắc, màu sắc rực rỡ và nổi bật, nhưng có thể điểm qua một trong số những món bánh “giấu mình trong lá” đặc biệt như sau:
Gói bánh chưng, bánh tét - nét đẹp truyền thống trong ngày tết của người Việt
Được xem là hai loại bánh cổ truyền của ngày Tết Nguyên đán ở Việt Nam. Từ ngày xưa, con người ta dường như đã biết tận dụng hầu hết các loại lá để gói bánh nhằm tạo nên một sự độc đáo và đa dạng hơn trong nét ẩm thực Việt Nam. Đồng thời cũng là một cách để nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước.
D Dọc theo chiều dài đất nước, và do điều kiện văn hóa, tính chất địa lý khác nhau nên hầu như bánh chưng, bánh tét giữa ba miền Bắc - Trung - Nam đều có những thay đổi đáng kể trong cách gói lẫn cách làm nhân bánh.
Là một cách để nhớ về cội nguồn cũng như cầu mong cho một năm mới với nhiều thứ sinh sôi nảy nở như hạt nếp, no đủ, vuông tròn và tốt đẹp. Thì thường từ ngày 25 tháng Chạp trở đi, trong cái tiết trời se lạnh khi giao mùa, hình ảnh các ông bố đi chặt lá, chẻ lạt, các bà các mẹ vo gạo nếp, làm nhân bánh rồi cả nhà cùng ngồi gói bánh, buộc lạt đã trở thành một nét đẹp mỗi dịp Tết đến Xuân về.
Vì thế, khi thưởng thức các loại bánh này bạn sẽ cảm nhận được hương vị hòa quyện của gạo nếp thơm dẻo, nhân thịt đậm đà, hấp dẫn vô cùng. Người ta thường ăn kèm bánh chưng, bánh tét cùng với dưa món, củ kiệu.
Bánh tẻ - Món ngon gợi nhớ tuổi thơ
Bánh tẻ là một trong những món bánh “giấu mình trong lá” giản dị nhất và gắn liền nhất với lứa tuổi thơ của nhiều anh chàng cô nàng thế hệ 7x, 8x nhỉ?
Bánh tẻ còn được biết đến với tên gọi là bánh lá hay bánh răng bừa. Và đúng như tên gọi của nó, bánh được làm từ gạo tẻ, với nhân thịt lợn, hành, mộc nhĩ - những loại nguyên liệu đơn giản, bình dị từ những thứ đơn giản nhất như trong bữa cơm hàng ngày của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nhưng dường như chỉ toàn gây thương nhớ cho những người đã từng thưởng thức nó, bởi đặc trưng của bánh là ăn nóng hay nguội đều cực kì ngon, vừa dai, vừa dẻo, lại vừa giòn, vừa đậm đà.
Bánh được gói bằng lá dong hoặc lá chuối. Tuy dân dã là thế, nhưng cứ hễ nhắc đến là sẽ gợi nhớ được hương vị đặc trưng của ẩm thực Việt Nam, thật dung dị, đậm đà mà cuốn hút.
Bánh bột lọc
Trong nền ẩm thực Việt Nam, món bánh bột lọc là một món quà không những đã dễ ăn mà còn rất phổ biến ở cả ba miền Bắc – Trung – Nam. Qua mỗi vùng miền, hương vị của chiếc bánh trong trong, xinh xinh này lại thay đổi để phù hợp mà vẫn giữ được nét hấp dẫn của mình
Đậm đà vị tôm thịt, dai dai ở vỏ bánh, ăn kèm với nước mắm chấm ngon tuyệt vời!! Đặc trưng của món bánh này chính là bánh nhân tôm thịt gói trong lá chuối hoặc luộc trần. Khi bánh hoàn thành phải có vỏ ngoài trong, nhân tôm vàng, và thịt phải còn giữ được vị tươi và thanh của nó
Bánh gai - Hương vị Bắc Bộ
Ngày nay, phương pháp làm bánh cũng đã tiến hóa từ thủ công truyền thống như xay bột bằng cối xay tay, đảo lá gai, đường và bột nếp bằng cối giã gạo sang sử dụng các công cụ nghiền, máy đảo.
Là loại bánh có từ lâu đời của làng quê Việt Nam, nhất là ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ bánh gai nổi bật với nhiều nét đặc trưng khi vỏ bánh màu đen, cùng sự mềm dẻo do lá gai mang lại tượng trưng cho sự bền chặt, thủy chung của lứa đôi. Hay ruột bánh màu vàng của đậu xanh, với vị thơm của lạc, dừa, nhằm toát lên sự sung túc cho một năm mới..
Bánh giò - Trong ẩm thực Việt
Chẳng đâu xa lạ, bánh giò nông là món ăn bình dân cực kì quen thuộc và được bán dường như ở hầu hết các khu chợ hay những người bán hàng rong khi bạn đến Hà Nội. Nhưng có lẽ người Hà Nội vốn cầu kỳ, bánh giò phải chuẩn vị thì mới "ưng". Loại bánh này được làm từ bột gạo tẻ, bột năng, còn nhân bánh là sự kết hợp của thịt băm, mộc nhĩ, nấm hương… Người ta gói bánh bằng lá chuối dân dã, gần gũi vô cùng. Bánh còn trở nên thơm ngon, hấp dẫn và phù hợp hơn cho mỗi bữa sáng của mọi gia đình
Là một trong những món bánh “giấu mình trong lá”, bánh phu thê gói mình bằng những tấm lá dong giản dị, rồi luộc lên. Người ta thường dàn mỏng bột lên khuôn, đặt nhân vào một đầu rồi đắp phần bột còn lại lên nhân như thể hiện sự ôm ấp, che chở của tình phu thê. Thế mới nói, chính sự vuông tròn của bánh là một hình ảnh, một biểu tượng tượng trưng trong triết lý âm dương.. Khi thưởng thức, độ dẻo của nếp, độ giòn của đu đủ, độ ngậy của đỗ xanh, vị béo của cùi dừa, vị bùi của hạt sen, vị ngọt của đường…, tất cả hòa quyện vào nhau làm thành hương vị rất riêng của bánh.
Bánh lá dứa – Món quà đi cùng kí ức của người Miền Tây
Miếng nếp dẻo béo thơm cùng nước cốt dừa nằm trong nhánh lá cuốn tròn như chiếc lò xo của bánh lá dừa in đậm ký ức tuổi thơ của nhiều người miền Tây.
Là một loại đặc sản của miền Tây. Từ miếng nếp dẻo béo thơm, cùng hương thơm nước cốt dừa nằm trong nhánh lá cuốn tròn như chiếc lò xo của bánh lá dứa, đã phần nào in đậm kí ức tuổi thơ của rất nhiều người dân miền Tây. Bởi thế mới nói, độc đáo trong ẩm thực Việt Nam với cái tên bánh lá dừa sẽ không bao giờ khiến bạn quên hay thất vọng được
Người Việt dễ dàng tiếp thu văn hóa ẩm thực của các dân tộc khác, vùng miền khác để từ đó chế biến thành của mình. Đây cũng là điểm nổi bật của ẩm thực của nước ta từ Bắc tới Nam!