Chia sẻ những điều bạn nên biết khi mua bảo hiểm du lịch, giúp bạn hiểu rõ về bảo hiểm du lịch trước khi quyết định mua gói bảo hiểm cho cá nhân hoặc gia đình.
Với đại đa số khách du lịch, thường không mua và nghĩ đến việc phải mua bảo hiểm du lịch cho chuyến đi của mình. Nhưng bạn đâu biết rằng, việc có bảo hiểm du lịch là một trong yếu tố quan trong giúp chuyến đi của bạn được đảm bảo, an toàn? Ngay dưới đây là
những điều bạn nên biết khi mua bảo hiểm du lịch, xem ngay nhé.
1. Bảo hiểm du lịch là gì?
Bảo hiểm
du lịch là một sản phẩm bảo hiểm cá nhân giúp bảo vệ bạn khỏi các rủi ro khi đi du lịch. Nếu bạn chỉ du lịch, tham quan trong phạm vi lảnh thổ Việt Nam thì được các nhà cung cấp bảo hiểm tư vấn giới thiệu sản phẩm bảo hiểm tai nạn cá nhân thay vì bảo hiểm du lịch vốn bảo vệ bạn trên lãnh lổ của một quốc gia khác.
Quyền lợi được hưởng của một gói bảo hiểm du lịch thường có: chuyến bay bị trì hoãn nhiều giờ đồng hồ, chi phí điều trị nội và ngoại trú tại bệnh viện nước ngoài, huỷ chuyến bay, chi phí vận chuyển y tế cấp cứu.
Thông thường thì một gói bảo hiểm cho phí dao động từ 100.000 - 400.000 cho chuyến đi ngắn ngày, phí bảo hiểm 1 tỉ với các nước Đông Nam Á hoặc Châu Á.
Các loại hình bảo hiểm du lịch bạn cần cân nhắc:
- Bảo hiểm du lịch cá nhân: Bảo hiểm cho một cá nhân trên đơn bảo hiểm, có thể là mua cho cá nhân bạn, một người thân trong nhà hay đồng nghiệp.
- Bảo hiểm du lịch gia đình: Bảo hiểm cho gia đình sẽ bảo vệ quyền lợi cho bố, mẹ, và con cái dưới 18 tuổi (hoặc dưới 23 tuổi nếu còn đi học) trên một đơn bảo hiểm. Bảo hiểm du lịch Gia đình thường sẽ có phí gấp đôi bảo hiểm du lịch cá nhân.
Gói bảo hiểm du lịch bạn có thể chọn:
- Bảo hiểm cho một chuyến đi của bạn dưới 182 (hoặc 180)* ngày.
- Bảo hiểm cho nhiều chuyến đi nếu bạn di chuyển liên tục trong năm (không giới hạn số lượng), với một chuyến đi không quá 90 (hoặc 180)* ngày.
2. Vì sao bạn cần mua bảo hiểm du lịch?
Có thể những chuyến du lịch đã qua của bạn an toàn, hoặc ít rủi ro quan trọng. Nhưng, không phải vì thế mà những chuyến du lịch tiếp theo của bạn sẽ an toàn. Những rủi ro tiềm ẩn, và phát sinh bất cứ lúc nào như trì hoãn chuyến bay làm bạn không check-in được khách sạn, mất giấy tờ tùy thân quan trọng, dị ứng với thực phẩm địa phương hay bị bệnh với chi phí ngoại hoặc nội trú đắt đỏ.
Vậy nên, để chuyến du lịch được đảm bảo, an toàn thoải mái không lo nghĩ, hãy xem xét việc mua cho mình một bảo hiểm du lịch. Gói bảo hiểm du lịch như một tấm vé an toàn cho bạn khi gặp phải những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra, giúp chuyến đi của bạn an toàn vui vẻ.
Đồi với một số nước trong khối liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ, Úc hay Nhật Bản, việc bạn phải mua bảo hiểm du lịch còn là yêu cầu quan trọng để xin Visa hoac95 nhập cảnh vào nước sở tại.
3. Khi nào nên mua bảo hiểm du lịch?
Với các nhà cung cấp sản phẩm bảo hiểm du lịch có hỗ trợ thanh toán trực tuyến, bạn có thể mua bảo hiểm du lịch trước chuyến đi vài giờ đồng hồ. Việc đăng ký mua bảo hiểm du lịch khá đơn giản, điền thông tin và thanh toán ngay trên trang đăng ký của nhà cung cấp.
Đối với các nhà cung cấp dịch vụ không hỗ trợ thanh toán trực tuyến, thì bạn nên cân nhắc mua bảo hiểm du lịch trước 4-7 ngày để đảm bảo nhận đầy đủ các chứng từ (thẻ bảo hiểm, đơn bảo hiểm) qua bưu điện kịp lúc trước chuyến đi nhé.
4. Các quyền lợi của bảo hiểm du lịch quốc tế
Trước khi quyết định mua bảo hiểm du lịch quốc tế, bạn nên tìm hiểu kỷ quyền lợi của từng gói đó. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty bảo hiểm, do đó có nhiều gói bảo hiểm du lịch với nhiều quyền lợi khác nhau. Để khỏi mất thời gian tìm hiểu, bạn có thể
mua bảo hiểm du lịch quốc tế tại công ty mà bạn quen thuộc, hay người thân giới thiệu.
Dưới đây là một số quyền lợi phổ biến (có thể bao gồm) của các sản phẩm bảo hiểm du lịch quốc tế trên thị trường hiện nay:
Nhóm quyền lợi: Tai nạn cá nhân và chi phí y tế
- Tai nạn cá nhân:
+ Chi trả một khoản tiền cho người được bảo hiểm bị thương tích do tai nạn trong chuyến đi dẫn đến tử vong hoặc thương tật vĩnh viễn.
+ Tai nạn là một sự kiện xảy ra bất ngờ từ bên ngoài, khách quan dẫn đến hậu quả mà người được bảo hiểm không có dự định hoặc không đoán trước được.
+ Mức chi trả thấp nhất cho tai nạn cá nhân là 200 triệu đồng và cao nhất là 5 tỷ đồng, tuỳ theo gói bảo hiểm du lịch.
- Chi phí y tế tại nước ngoài:
+ Chi trả một khoản tiền cho người được bảo hiểm bị thương tích do tai nạn trong chuyến đi dẫn đến tử vong hoặc thương tật vĩnh viễn.
+ Thông thường, các công ty bán bảo hiểm du lịch loại trừ các khoản sau ra khỏi chi phí y tế:
» Chi phí sử dụng dịch vụ y tế theo yêu cầu đặc biệt chăm sóc riêng
» Chi phí phẫu thuật thẩm mỹ, dụng cụ hỗ trợ thính và thị lực, đơn thuốc cho những trường hợp này
» Điều trị nha khoa, trừ khi việc điều trị này là cần thiết đối với hàm răng đang chắc và tự nhiên bị tổn hại do thương tích
» Liệu pháp nắn xương và châm cứu
» Cấy ghép nội tạng
+ Giới hạn thanh toán cho chi phí này tuỳ thuộc vào gói bảo hiểm du lịch mà bạn chọn.
- Chi phí cho thân nhân thăm bệnh:
+ Chi phí thăm bệnh là chi phí đi lại và ăn ở cho người thân hoặc bạn bè đến thăm viếng khi người được bảo hiểm phải nằm viện (trên từ 3 đến 10 ngày, tuỳ quy định của từng công ty bảo hiểm).
+ Chỉ chi trả chi phí sau khi đánh giá việc thăm bệnh là cần thiết trên các cơ sở sức khỏe của người được bảo hiểm và yêu cầu thăm viếng.
+ Ngoài ra, một số công ty bảo hiểm quy định rõ điều kiện thanh toán chi phí này là người được bảo hiểm đang nằm viện không có người lớn hoặc thành viên gia đình của người đó đi cùng chuyến đi.
+ Mức thanh toán tối đa cho chi phí thăm bệnh tuỳ thuộc vào gói bảo hiểm du lịch mà bạn chọn.
- Trợ cấp nằm viện:
+ Trợ cấp nằm viện là khoản tiền mà công ty bảo hiểm chi trả mỗi ngày cho người được bảo hiểm phải nằm viện ở nước ngoài do hậu quả của thương tích hoặc bệnh tật mắc phải trong chuyến đi.
+ Mức chi trả thấp nhất là 600.000đ/ngày và cao nhất là 1.050.000 đồng/ngày nằm viện, tuỳ theo quy định của từng công ty.
+ Hạn mức chi trả thấp nhất cho quyền lợi trợ cấp nằm viện là 6 triệu đồng và cao nhất là 52,5 triệu đồng, tuỳ theo gói bảo hiểm du lịch.
+ Không chi trả trợ cấp nằm viện cho trường hợp nhập viện liên quan đến bệnh có sẵn.
+ Không phải gói bảo hiểm du lịch quốc tế nào trên thị trường cũng đều có quyền lợi trợ cấp nằm viện.
Nhóm quyền lợi: Sự cố đi lại / Hỗ trợ du lịch
- Mất giấy tờ thông hành:
+ Mất giấy tờ thông hành (hộ chiếu) là tình huống không ai mong muốn nhưng lại có thể xảy ra khi bạn đang đi du lịch ở nước ngoài.
+ Chi phí bồi thường bao gồm:
» Chi phí xin cấp hộ chiếu mới hoặc giấy thông hành
» Chi phí phòng khách sạn và đi lại phát sinh trong quá trình xin cấp hộ chiếu
» Hạn mức thanh toán sẽ tuỳ vào gói bảo hiểm mà bạn chọn mua.
- Nhận hành lý chậm:
+ Công ty bảo hiểm sẽ chi trả cho người được bảo hiểm một khoản tiền để mua gấp các vật dụng cần thiết khi hành lý bị thất lạc ít nhất 6-12 tiếng (tuỳ quy định của từng công ty) kể từ khi họ đến nơi đến nước ngoài do sự chậm trễ hoặc chuyển nhầm khi giao hành lý.
+ Hạn mức chi trả thấp nhất cho nhận hành lý chậm là 1 triệu đồng và cao nhất là 18,24 triệu đồng, tuỳ theo gói bảo hiểm du lịch.
- Thiệt hại hành lý:
+ Thiệt hại hành lý là một quyền lợi mà người được bảo hiểm được bồi thường cho hành lý hoặc đồ dùng cá nhân mang theo trong chuyến đi bị mất hoặc hư hỏng mà nguyên nhân là do bị trộm cắp, cướp, tai nạn hoặc do vận chuyển nhầm.
+ Hạn mức bồi thường cho quyền lợi thiệt hại hành lý dao động từ 4,56 triệu đồng đến 75 triệu đồng, tuỳ theo gói bảo hiểm du lịch.
- Chuyến đi bị trì hoãn:
+ Là tình huống chuyến bay hoặc phương tiện vận chuyển công cộng khác bị chậm trễ do điều kiện thời tiết xấu, đình công, không tặc, hoặc trục trặc máy móc kỹ thuật của máy bay hay phương tiện vận chuyển khác, khiến người được bảo hiểm không đến nơi trong thời gian đã định.
+ Người được bảo hiểm sẽ được bồi thường một khoản tiền cho mỗi 6 tiếng, 8 tiếng, hoặc 12 tiếng liên tục chuyến đi bị hoãn (tuỳ theo gói bảo hiểm du lịch).
- Huỷ chuyến đi:
+ Hủy chuyến đi là tình huống người được bảo hiểm hủy bỏ chuyến đi trước ngày khởi hành (vé máy bay, phòng khách sạn).
+ Các lý do sau sẽ được công ty bảo hiểm hoàn lại chi phí:
» Người thân trong gia đình, đối tác kinh doanh, hay bạn đồng hành tử vong hoặc ốm đau thương tật nghiêm trọng
» Người được bảo hiểm phải ra làm chứng hay hầu toà hoặc bị cách ly để kiểm dịch
+ Hạn mức cho quyền lợi hủy chuyến đi dao động từ 18,75 triệu đồng đến 228 triệu đồng, tuỳ gói bảo hiểm du lịch.
- Rút ngắn chuyến đi:
+ Tình huống người được bảo hiểm buộc phải cắt ngắn chuyến đi sau khi đã khởi hành vì lý do không thể lường trước được (gia đình có người bị tai nạn, có tang hoặc người được bảo hiểm bị kiểm dịch bắt buộc)
+ Hạn mức cho quyền lợi rút ngắn chuyến đi dao động từ 18,75 triệu đồng đến 228 triệu đồng, tuỳ gói bảo hiểm du lịch.
Nhóm quyền lợi: Hỗ trợ khẩn cấp
- Dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp:
Người được bảo hiểm có thể gọi đến đường dây nóng của công ty bảo hiểm để được:
+ Tư vấn về dịch vụ y tế
+ Giới thiệu đến các cơ sở y khoa hoặc nha khoa trên khắp thế giới
+ Thu xếp cuộc hẹn với bác sĩ y khoa
+ Thu xếp nhập viện (đối với một số công ty bảo hiểm, việc thu xếp này bao gồm bảo lãnh nhập viện và thu xếp thanh toán hóa đơn y tế)
+ Trợ giúp về dịch vụ hành lý
+ Trợ giúp về dịch vụ pháp lý
+ Trợ giúp thu xếp vé máy bay khẩn cấp
Ngoài ra, còn có các dịch vụ hỗ trợ khác như:
+ Hỗ trợ thông tin trước chuyến đi: thủ tục làm thị thực, thời tiết, hay tỷ giá hối đoái thông qua hệ thống điện thoạ
+ Hỗ trợ phiên dịch trực tuyến
- Hồi hương thi hài:
+ Trong trường hợp người được bảo hiểm tử vong và công ty bảo hiểm sẽ thanh toán các chi phí cho việc chôn cất hoặc hỏa táng thi hài tại địa điểm tử vong hoặc chi phí vận chuyển thi hài hoặc tro của người được bảo hiểm về Việt Nam hoặc nước nguyên xứ.
+ Giới hạn dao động từ 20 triệu đồng đến toàn bộ chi phí thực tế, tuỳ theo gói bảo hiểm du lịch quốc tế.
+ Một số gói bảo hiểm du lịch còn chi trả cả chi phí mai táng cho người được bảo hiểm.
- Vận chuyển y tế cấp cứu:
+ Vận chuyển y tế cấp cứu là tình huống người được bảo hiểm bị ốm đau hoặc thương tật nghiêm trọng trong chuyến đi cần phải được vận chuyển đến địa điểm khác để điều trị hoặc quay trở về Việt Nam.
+ Phương tiện vận chuyển có thể bao gồm xe cứu thương, máy bay, hoặc tàu hỏa.
+ Giới hạn này dao động từ 200 triệu đồng đến toàn bộ chi phí thực tế, tuỳ theo gói bảo hiểm du lịch quốc tế.
5. Các yếu tố nào ảnh hưởng đến phí mua bảo hiểm du lịch?
Loại hình bảo hiểm: Bảo hiểm chuyến hoặc Bảo hiểm năm:
- Bảo hiểm chuyến cho một chuyến đi không quá 182 hoặc 180 ngày, tùy theo quy định của nhà cung cấp bảo hiểm.
- Bảo hiểm năm cho nhiều chuyến đi liên tục trong năm, mỗi chuyến đi không quá 90 hoặc 180 ngày tùy theo quy định của nhà cung cấp bảo hiểm.
Số lượng cần được bảo hiểm: cá nhân hay gia đình?
Thông thường bảo hiểm gia đình (cho bố, mẹ và con cái dưới 18 tuổi hoặc dưới 23 nếu còn đi học) thì sẽ gấp đôi phí mua bảo hiểm cá nhân.
Lưu ý với trẻ em dưới 1 tuổi* và người lớn trên 70 tuổi* sẽ không được cân nhắc mọi quyền lợi bảo hiểm. Đôi khi giá trị bồi thường sẽ giảm xuống còn 30% so với mức của một gói bảo hiểm du lịch cơ bản. Đôi khi các nhà cung cấp sẽ từ chối bán bảo hiểm cho các đối tượng nằm ngoài khung tuổi theo quy định.
Nơi đi du lịch: Đi du lịch càng xa thì sẽ cao bạn nhé. Bạn nên lưu ý tìm hiểu các quốc gia đnag có chiến sự hoặc tranh chấp sẽ không được bảo hiểm. Bạn nên tìm hiểu kĩ với nhà cung cấp bảo hiểm của mình.