Hà Giang đi một lần chỉ muốn quay lại lần nữa. Níu chân du khách không chỉ bởi cảnh đẹp hùng vĩ của núi non trập trùng, mà còn là một nền ẩm thực đặc sắc và riêng biệt của những bản làng dân tộc ở đây. Những món đặc sản Hà Giang dưới đây bạn nên thử nếu có cơ hội đặt chân đến mảnh đất địa đầu tổ quốc này nhé.
Những cánh đồng hoa tam giác mạch
Hà Giangđã trở nên quá ư là nổi tiếng bởi vẻ đẹp khiến ai chỉ ngắm nhìn một lần thôi cũng say lòng. Hoa tam giác mạch không những trở thành loài hoa tô điểm cho vùng đất Hà Giang mà còn là nguyên liệu chế biến một món bánh đặc sản ở Hà Giang – bánh tam giác mạch. Bánh tam giác mạch được làm từ hạt của cây, bánh mềm xốp, cần nhấm nháp thật chậm để cảm nhận vị ngọt thanh lan tỏa. Bánh được hấp chín và khi đến tay người mua vẫn còn nguyên hơi ấm. Tấm bánh to chừng hai bàn tay người lớn.
Thắng cố nhìn chung là đặc sản của núi rừng tây bắc, và Hà Giang không là ngoại lệ. Thắng cố sẽ là món đầu tiên mà người bản địa ở đây giới thiệu cho bạn khi bạn hỏi nên ăn gì ở Hà Giang. Chế biến thắng cố thật đơn giản. Bò hoặc ngựa sau khi giết mổ, người ta lọc thăn bắp và các phần nạc riêng ra để bán. Còn phần xương xẩu được chặt nhỏ, gân cốt bạc nhạc, mỡ và các loại thịt vụn được lọc ra cùng với tiết đông cắt thành miếng nhỏ cộng với tim gan phèo phổi thế là đủ nguyên liệu cơ bản để làm nên món Thắng cố.
Lợn cắp nách là đặc sản nổi tiếng lâu nay của vùng cao nguyên đá Hà Giang, được xem là nét độc đáo trong cách chăn nuôi của người dân tộc nơi này .Lợn cắp nách có kích thước nhỏ, khi bắt, người dân thường kẹp trọn được chúng ở nách nên có tên gọi như vậy. Giống lợn này được lai giữa lợn rừng và lợn Mường, được nuôi thả, ăn rau củ dại trong rừng nên thịt chắc, nạc, ít mỡ. Họ thường chế biến các món nướng, hấp, kho; hoặc dùng xương ninh thành món canh. Tuy nhiên, độc đáo và ngon nhất là món lòng dồi và thịt hấp cách thủy (phần thịt bụng vẫn còn lẫn xương sườn), chấm lá nhội giã nhỏ trộn hạt xẻn hoặt hạt dổi, ớt xanh. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị hơi chua, chát và mùi thơm của hạt dổi, lá chanh tạo nên một hương vị đặc biệt.
Chắc chỉ có ở Hà Giang mới có đặc sản này thôi. Du lịch Hà giang đừng quên thử món này. Rêu nướng không chỉ là món ăn được nhiều đồng bào dân tộc Tày ưa thích mà còn có khả năng chữa nhiều bệnh, giúp lưu thông khí huyết, giải độc, giải nhiệt, ổn định huyết áp và tăng cường sức đề kháng…Các món ăn được chế biến từ rêu đá còn được gọi là quẹ. Đây là một món ăn vừa ngon, vừa bổ, lại có hương vị rất riêng. Rêu nướng là món ăn hấp dẫn và hợp khẩu vị với hầu hết mọi người. Gia vị chính gồm có xả, lá mùi tàu, lá dăm, lá hẹ và có thể cho 1-2 hạt dổi vào cho thơm cùng với muối, mì chính. Rêu nướng ăn rất lạ miệng, hãy thử nhé.
Vùng cao có thời tiết lạnh giá, bởi thế người dân thường chọn ăn món gì thật nóng, thật cay để chống chọi không khí u ám tỏa ra từ đá núi. Nhưng bánh cuốn trứng, đặc sản của miền địa đầu tổ quốc này, lại là “món lạnh”, dùng cùng chén nước lèo ninh xương nóng hổi, ngọt lừ.
Bánh cuốn phố cổ Đồng Văn được làm từ nguyên liệu đó chính là bột gạo hấp tráng mỏng, nhưng bánh tráng này rất mỏng và mịn, có mùi thơm, nhân thịt trộn với mộc nhĩ được nêm nếm rất vừa miệng. Không thể thiếu đối với món bánh cuốn phố cổ Đồng Văn đó chính là bát nước chấm bên cạnh. Bát nước chấm là sự hòa quyện của bát nước canh, hành lá, mùi tàu thái nhỏ.
Lại là một món ăn nữa tiêu biểu cho đặc sản vùng cao. Sau khi tẩm ướp xong, thịt trâu sẽ được mắc dây trên giàn bếp, hun khói từ củi cây rừng trong suốt hai tháng liền cho đến khi khối thịt ám khói đen và khô lại, thấm hết các gia vị đặc trưng. Món thịt trâu thơm ngon sẽ càng hấp dẫn, đậm đà hơn nếu bạn thưởng thức theo phong cách của đồng bào dân tộc miền núi, nhấm nháp cùng với bát rượu ngô cay nồng. Trong những chỉ dẫn
kinh nghiệm du lịch Hà Gianglà không thể không thử món thịt trâu gác bếp đặc biệt này, hoặc mua về làm quà cũng ổn lắm nhé.
Hà Giang không thiếu đặc sản ngon, măng cuốn thịt là một trong những số ấy. Măng cuốn thịt là món ăn thanh nhã mang đậm hương vị của vùng núi Đông Bắc.
Măng cuốn thịt có vị béo ngọt của thịt, đăng đắng của măng, thơm thơm của rau răm. Nước chấm được nấu từ mẻ, cho khoảng vài thìa mẻ vào chảo rán thật vàng rồi cho nước vào đã có một bát nước chấm chua dịu và thơm lừng. Hương vị của măng cuốn thịt khiến du khách khó có thể cưỡng lại.
Đến Hà Giang mà không thử uống rượu ngô thì quả là thiếu sót lớn. Vào các làng bản, hầu như gia đình nào cũng biết nấu rượu ngô và trong các gia đình bao giờ cũng có dăm ba lít, thậm chí cả vài chum rượu ngô vừa để thưởng thức dần, vừa để đãi khách quý khi cần. Rượu được nấu từ thứ ngô bản địa của Cao nguyên đá cùng với thứ men lá truyền thống nên khi uống vào có vị ngọt, thơm nồng của ngô. Sau những ngày vất vả, ngày Tết, ngày lễ, đặc biệt là ngày chợ, người Mông thường háo hức rủ nhau xuống chợ cùng nhau quây quần bên những bàn rượu để nói chuyện và tâm sự với nhau.
Tư liệu: Tổng hợp
Hình ảnh: Internet