Việt Nam Chúng Ta Nổi Tiếng Với Nhiều Làng Gốm Khắp Mọi Miền Đất Nước, Khám Phá, Tham Quan Và Trải Nghiệm Thành Một Nghệ Nhân Làm Gốm Được Nhiều Du Khách Lựa Chọn Khi Đến Các Làng Gốm Nổi Tiếng Ở Việt Nam.
Những làng gốm nổi tiếng ở Việt Nam như Bát Tràng, Chu Đậu, Bầu Trúc và Thanh Hà đều có lịch sử hàng trăm năm, mang đến cho thị trường trong và ngoài nước những sản phẩm gốm giá tri về mặt thẫm mỹ và văn hóa, từ đó làm nên tên tuổi nghề gốm sứ Việt Nam. Sản phẩm được làm ra là sự kết hợp giữa tinh hoa của đất trời và từ trí óc, từ bàn tay khéo léo của người nghệ nhân.
Những sản phẩm từ gốm đã xuất hiện từ lâu đời, các làng gốm sứ trải dài khắp mọi miền đất nước Việt Nam. Dù trải qua nhiều khó khăn và biến cố, thăng trầm của lịch sử và cả trong việc kinh doanh nhưng mỗi làng nghề điều biết cách vượt khó, từ đó tạo ra nét đặc trưng riêng và kỹ nghệ riêng nhầm mang đậm văn hóa Việt Nam và tồn tại cho đến ngày hôm nay.
Ngày nay gốm sứ không đơn giản là vật dụng trong gia đình, mà còn là món quà giá trị về tinh thần, thẫm mỹ được nhiều người chọn trong dịp đặc biệt bởi vẻ đẹp sang trọng, tinh tế và tiện dụng của nó trong cuộc sống. Mời các bạn tìm tham quan những
làng gốm nổi tiếng ở Việt Nam nhé.
Làng gốm Bát Tràng là một điểm tham quan tìm hiểu về làng gốm sứ nổi tiếng của du lịch Việt Nam. Đây là làng nghề truyền thống, có lịch sử hình thành hơn 500 năm, làng gốm Bát Tràng tọa lạc ở tả ngạn sông Hồng, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Trong quá khứ, làng gốm sứ Bát Tràng là một gò đất cao gần cạnh sông rất thuận tiện cho việc làm gốm và giao thông đi lại.
Tên gọi Bát Tràng có nghĩa là "sái sân lớn", một phần thể hiện được quy mô và sự đa dạng của gốm sứ nơi này. Ngay từ thời nhà Lê, nhà Lý, gốm Bát Tràng được đánh giá rất cao về mặt chất lượng. Nơi đây nổi tiếng thành làng gốm nổi tiếng ở Việt Nam nhờ vào sản phẩm đa dạng kiểu dáng, mẫu mã và các chủng loại khác nhau làm nên nét đặc trưng riêng. Trải qua hàng trăm năm lịch sử, nhiều biến cố và thăng trầm, làng gốm sứ Bát Tràng vẫn giữ được nét truyền thống tưa xưa như dòng men cổ và những sản phẩm được sản xuất theo phương pháp thủ công. Gốm sứ ở đây được làm trong quy trình khép kín, đất sét trắng cùng với đôi bàn tay khéo léo đã tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng, tinh tế và đòi hỏi sự tỉ mỉ rất cao.
Khi đến thăm làng gốm Bát Tràng, du khách sẽ được thưởng thức vẻ đẹp đa dạng của nhiều loại gốm gia dụng, gốm mỹ thuật, gốm xây dựng, đồ thờ tự và những sản phẩm gốm trang trí. Chính nhờ chất lượng vượt trời, vẻ đẹp công phu mà gốm sứ Bát Tràng được lưu hành khắp mọi miền tổ quốc, và được xuất khẩu ra nước ngoài, làng gốm đã trở thành niềm tự hào của dân tộc. Điều thú vị nhất khi đến làng gốm Bát Tràng là du khách trực tiếp ngắm nhìn nghệ nhân làm sản xuất ra những sản phẩm gốm đầy sự tỉ mỉ và tinh tế. Bạn sẽ được giới thiệu các công đoạn làm ra sản phẩm gốm, mang đến cho bạn nhiều kiến thức và trải nghiệm thú vị.
Với nhiều du khách, việc đi thăm làng ngối nổi tiếng ở Việt Nam ở ngoại thành
Hà Nội còn là cơ hội để bạn tham gia trải nghiệm làm gốm. Bạn sẽ tốn khoảng 40.000 - 60.000 đồng để sáng tạo bất kỳ loại gốm nào với nguyên liệu đất sét và bàn xoay được chuẩn bị sẵn. Ngoài ra, khi đến làng gốm Bát Trang, bạn nên ghé đến khu chợ rộng khoảng 6.000 mét vuông có bán rất nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ, bình, lọ và cả các đồ dùng sinh hoạt.
Là một trong những làng gốm sứ Việt Nam xuất hiện sớm nhất cho đến hiện nay, làng gốm Chu Đậu ra đời thế kỷ 13 và phát triển mạnh mẽ ở thế kỷ 14, nhưng đáng tiếc thay khi vào thế kỷ 17 làng gốm này đã suy tàn và tất truyền cho đến ngày hôm nay. Mãi đến những năm 80 của thế kỷ 20,chiếc Bình hoa lam trưng bày tại bảo tàng Topaki Saray, Istanbul, Thỗ Nhĩ Kỳ và được phát hiện có bút ký của bà tổ nghề gốm Chu Đậu là bà Bùi Thị Hý. Sau đó, làng nghề được hồi sinh và dần trở thành điểm đến tham quan, khám phá của nhiều khách du lịch Việt Nam.
Làng gốm Chu Đậu thuộc một vùng quê yên bình nằm bên tả ngạn sông Thái Bình, làng gốm được xem là một trong những làng gốm nổi tiếng ở Việt Nam, phát triển từ nhiều thế kỷ trước. Làng gốm Chu Đậu sau khi được hồi sinh không chỉ giúp lưu giũ những giá trị truyền thống, còn tạo ra những sản phẩm gốm trứ danh mà còn biến nơi đây thành điểm du lịch hấp dẫn ở Hải Dương. Khi du khách đến đây, sẽ được đắm chìm trong không gian bình yên của một ngôi làng đồng quê Bắc Bộ, bên cạnh đó bạn được tham quan, tìm hiểu về quy trình tạo nên gốm sứ lừng danh bốn phương.
Giới chuyên môn đánh giá rất cao về giá trị các sản phẩm gốm Chu Đậu. Từ dáng vẻ, hoa văn, họa tiết, chất men đều là sự kết hợp hài hòa, tạo nên những sản phẩm đẹp hoàn hảo. Gốm Chu Đầu thể hiện sự đa dạng về hình thức như khắc, họa, vẽ,, đắp nổi,... toát lên nét đẹp trữ tình, phóng khoáng và tinh xảo. Điều thú vị tạo nên nét đặc trưng riêng của gốm Chu Đậu nằm ở các họa tiết và hoa văn, vì nó thể hiện được bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Tham quan làng gốm bạn dễ dàng bắt gặp những bình hoa được trang trí với cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống của cư dân đồng bằng châu thổ sông Hồng.
Một tác phẩm từ làng gốm Chu Đậu điều là nghệ thuật, miêu tả chân thực cảnh mục đồng chăn trâu, nhà tranh ven sông, cá bơi dưới nước, chim đậu trên cành hoa... mang lại tính mỹ nghệ và thẩm mỹ cao. Ngày nay, làng gốm Chu Đậu đang dần lấy lại "phong độ" của thời kỳ phát triển hưng thịnh. Trong kế hoạch nhiều năm tới, công ty CP Gốm Chu Đậu sẽ hoàn thiện khu sản xuất làng nghề tập trung với diện tích khoảng 10ha. Đây là nơi sẽ được du khách khám phá du lịch văn hóa đặc trưng của tỉnh Hải Dương.
Đây được xem là làng gốm lâu đời nhất Đông Nam Á và được đưa vào danh mục 12 di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia. Làng gốm Bàu Trúc luôn thu hút sự khám phá của du khách mỗi khi đến du lịch
Ninh Thuận. Cho đến nay, làng nghề vẫn được lưu giữ và phát triển, với những sản phẩm gốm có kiến trúc độc đáo với màu sắc đặc trưng mà màu vàng đỏ hoặc xám đen. Làng gốm Bàu Trúc này nằm ở miền Trung nắng gió, cách thành phố Phan Rang khoảng 10km về phía Nam. Bạn có thể đến đây theo địa chỉ từ thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.
Không giống như các làng gốm khác, gốm Bàu Trúc được sản xuất hoàn toàn bằng phương pháp thủ công, hoàn toàn từ bàn tay khéo léo của nghệ nhân với vật liệu chủ yếu là đất sét lấy từ vùng ruộng tục danh Nu Lanh, cạnh sông Quao pha với cát mịn. Nơi đây còn nổi tiếng với kỹ thuật nung gốm độc đáo, mang đậm nét văn hóa Chăm không giống với gốm sứ ở bất kỳ nơi nào khác.
Ngày nay, làng Chăm Bàu Trúc có khoảng 400 hộ gia đình sinh sống, trong đó có hơn 80% hộ dân nối nghiệp tổ tiên, tiếp tục theo nghề gốm. Du khách đến đây không chỉ tận mắt nhìn các nghệ nhân làm gốm trực tiếp bằng tay, mà còn được tham quan khu trưng bày giữa trung tâm ngôi làng. Những sản phẩm như bình hoa, ấm nước, nồi niêu, chum vại,... được bày trí rất đẹp mắt, mở ra một không gian mỹ thuật vô cùng ấn tượng.
Hoa văn được chạm khắc trên sản phẩm Bàu Trúc thường là những đường chạm khắc thể hiện văn hóa Chăm Pa. Đó có thể là sông nước, hoa văn móng tay, chấm vỏ sò,... với đủ màu sách vàng, đỏ, đỏ hồng, đen xám mang nét đẹp riêng biệt. Mỗi sản phẩm toát lên một cái hồn rất riêng, làm nên giá trị của làng gốm Bàu Trúc. Đến với làng gốm cổ Bàu Trúc thì không thể không nhắc tới lễ hội Kate này, trong lễ hội Kate, bạn sẽ được tìm hiểu trọn vẹn những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Chăm: Đồ cúng tế, y phục, nhạc cụ, văn nghệ dân gian Chăm.
Ngoài gốm ra thì làng Bàu Trúc cũng có nét ẩm thực truyền thống và đặc sắc như: Bánh củ gừng, thịt trâu sả ớt, canh môn thịt trâu, thịt dê hấp gừng. Đến với làng gốm Bàu Trúc, bạn có thể tham gia các điệu múa, điệu hát, hòa nhập tiếng trống rộn ràng với các thiếu nữ xinh đẹp dân tộc Chăm. Thêm vào đó bạn có thể được trải nghiệm hái nho, táo và khai thác mủ trôm, cho dê, cừu ăn, dạo chơi tham quan thắng cảnh bằng xe bò.
Nhắc đến làng gốm nổi tiếng ở Việt Nam không thể không nhắc đến làng gốm Thanh Hà, Hội An. Làng gốm này nằm ở phường Thanh Hà, thành phố Hội An, cạnh dòng sông Thu Bồn hiền hòa, thơ mộng. Làng gốm Thanh Hà với 500 năm hình thành và phát triển đã làm nên tên tuổi một vùng đất, du khách đến Hội An không thể bỏ qua làng gốm truyền thống với các sản phẩm gốm được tạo ra dưới bàn tay tài hoa và tấm lòng nhiệt thành của người nghệ nhân tâm huyết.
Làng gốm Thanh Hà cách khu phố cổ Hội An khoảng 3km. Ở đây có hai khu vực khác nhau, một khu vực là nơi trưng bày các sản phẩm tạo hình từ gốm để các bạn có thể tham quan chụp hình, gọi là Công viên Đất nung Thanh Hà, một khu vực là nơi các bạn có thể trải nghiệm kỹ thuật làm gốm, đây là trải nghiệm thú vị được nhiều du khách chọn khi đến làng gốm Thanh Hà. Hai khu riêng biệt, nên du khách phải mua vé khác nhau.
Làng nghề truyền thống này dần trở thành điểm đến thu hút du khách trong nước và quốc tế. Hiện có 8 lò gốm và khoảng 35 nghệ nhân chuyên nghiệp. Đến đây du khách được tận mắt chiêm ngưỡng những công đoạn làm gốm vô cùng công phu, tỉ mỉ của người thợ lành nghề. Bên cạnh đó, nguyên liệu làm gốm sứ ở đây là từ loại đất sét có màu nâu, kết cấu đặc, dẻo và độ kết dính cao. Đây là yếu tố quan trọng, góp phần tạo nên các sản phẩm gốm có màu sắc chủ đạo là vàng, nâu và đỏ thẫm rất đẹp và sang trọng.
Về làng gốm Thanh Hà, trải nghiệm tuyệt vời nhất chính là tham quan, mua sắm và chụp ảnh sống ảo trong một thế giới đồ gốm cực kỳ đẹp mắt. Ngoài ra, bạn có thể mua quà lưu niệm về làm quà cho người thân, bạn bè sau chuyến đi. Hiện nay, giá vé tham quan làng gốm là 15.000/người, đã bao gồm chi phí xem nghệ nhân chuốt hình gốm, khám phá di tích tổ nghề gốm Miếu Nam Diêu, di tích Đình Xuân Mỹ, được trổ tài chuốt gốm và nặn con thổi.
Ở trên là những làng gốm nổi tiếng ở Việt Nam, nếu bạn có dịp
du lịch đến các địa điểm trên thì hãy thử một lần ghé đến các làng gốm để tận mắt xem các nghệ nhân làm gốm, tận tay làm gốm và mua các sản phẩm từ gốm để làm quà sau chuyến đi.