“Những người muôn năm cũ” khi đầu đã hai thứ tóc trở lại Chiêu, Cheo Leo hay " Âm Phủ" chỉ để có thể ôn giữ tiếp những hoài niệm đã có ở nơi này khi vẫn còn là một cô, một cậu học trò ngày ấy
• Địa chỉ: Cuối con hẻm cụt số 124 Cao Thắng, quận 3.
Cái tên “Chiêu”, theo như giải thích của bà Nguyễn Tuyết Mai - chủ quán, nghĩa là “kêu gọi” và “triệu hồi”. Xuyên suốt quãng đường từ lúc tồn tại của quán, thì chính xác những vị khách của Chiêu cho đến nay đã qua ba thế hệ: sinh viên Sài Gòn trước 1975, lứa sinh viên sau giải phóng và thế hệ sinh viên ngày nay. Mở cửa từ năm 1969 của thế kỷ trước, đến nay Chiêu là một trong những quán cà phê trước 1975 hiếm hoi còn sót lại đến nay của Sài Gòn.
Theo ký ức người đương thời, nơi này đã từng gắn bó và song hành với cái thú la cà quán xá của người dân Sài Gòn ngày ấy. Với mục đích ban đầu chỉ là nơi tụ họp, gặp gỡ giao lưu của những anh em hướng đạo sinh với nhau. Nhưng dần dà, Chiêu trở thành chốn quen của giới sinh viên học sinh, trí thức văn sĩ ở Sài Gòn lúc ấy. Vẫn cái màu đen ám màu theo thời gian của gỗ ốp tường cùng với cách pha phin cà phê đặc biệt. Quán Cafe trăm tuổi ngon nhất ở Sài Gòn này cho đến ngày hôm nay vẫn còn giữ được như kiểu cũ được xem như là 1 phần của hoài niệm luôn trường tồn qua nhiều năm, chỉ có điều khác hơn là những người ở thế hệ đầu giờ đã hai màu tóc rồi.
Ở Chiêu, người ta có thể bắt gặp một trí thức trung niên chọn ngồi ở góc dựa sát vào tường và gật gù theo những bản nhạc của Ngô Thuỵ Miên, Vũ Thành An, Trịnh Công Sơn
“Cà phê âm phủ” – Cà phê Vợt Phan Đình Phùng
• Địa chỉ: Hẻm 330 Phan Đình Phùng, quận Phú Nhuận.
Có lẽ, dân Sài Gòn sống lâu quanh các khu Tân Định, Cầu Kiệu sẽ có rất nhiều người rành rẽ về quán cà phê vợt của ông bà Ba Côn nhỉ? Trong ký ức của ông Đặng Ngọc Côn (hay còn gọi là ông Ba Côn), thì cha ông đã bắt đầu đẩy một chiếc xe cà phê nhỏ ra đường bán từ những năm giữa thập niên 1950, từ thời còn thuộc Pháp. Hiện nay, ông thay cha tiếp quản việc buôn bán. Sau năm 1975, mới cùng vợ dời về hẻm gần ngã tư Phú Nhuận rồi bán suốt cho đến ngày nay.
Bà Ba Côn – vợ ông cho hay, chỉ có một lần duy nhất vì việc gia đình phải đóng cửa một buổi mà khách đến chờ đông nghẹt nên giờ đây ông bà không dám đóng cửa nghỉ ngày nào nữa, vì sợ sẽ phụ lòng khách. Cũng có lẽ vì thế, cái tên có phần hơi rùng rợn - “Cà Phê Âm Phủ” được chính những vị khách “ruột” đặt cho quán, bời “tác phong” bán đặc biệt như thế này
Không xô bồ hay tấp nập, khách đến đây chỉ mong được thưởng thức hương vị cà phê xưa và trong chốn không gian đó lại gợi nhớ về hình ảnh một Sài Gòn xưa, bình dị, mộc mạc trong tâm trí mỗi người. Nhưng những thứ khiến “cà phê âm phủ” trở nên đặc biệt hơn đều gói gọn trên chiếc xe đẩy được mệnh danh là “nhỏ nhưng đầy nội lực” này. Trong đó quan trọng nhất là các vợt vải để lọc cà phê luôn được vợ chồng ông bà Ba nâng nỉu bởi “vợt dùng càng lâu, mùi vị cà phê càng đậm đà”. . Mỗi ly cà phê trước khi bưng ra cho khách đều phải qua 3-4 lượt nấu rồi trụng cà phê. Khách đến quán không những không nhớ đến đôi bàn tay điêu luyện của ông bà Ba mà còn nhớ cái dáng dấp gầy gò của hai vợ chồng cặm cụi đến tận khuya.
Không gian nhỏ mang dáng vóc sài gòn cà phê sữa đá xưa. Chuyện nhà, chuyện ngoài phố, thời sự, showbiz đều được quán café trăm tuổi ngon nhất Sài Gòn ngày qua ngày đều cập nhật rất rôm rả.
• Địa chỉ: Hẻm 109 Nguyễn Thiện Thuật, quận 3.
Kể từ năm 1938, cách đây 77 năm, khi một gia đinh ngưởi gốc Huế chọn mảnh đất này làm nơi định cư. Thì những ký ức về quán cà phê trăm tuổi ngon nhất Sài Gòn Cheo Leo đa phần đã được góp nhặt bởi những vị khách đã từng là công chức, nhân viên hay sinh viên, học sinh của thế kỷ trước, qua chừng ấy năm phân sang hèn, cứ thế mà chia ghế ngồi chung cùng đàm đạo bên tách cà phê.
Hình bóng thị thành của Cheo Leo đã được gom góp bởi những cựu học trò của trường Petrus Ký Lê Hồng Phong và trường Chu Văn An lúc bấy giờ. Trong ký ức của chị Tuyết – chủ quán, khi chị còn là một cô bé thì đã nhớ như in những tà áo dài trắng dập dìu của các thế hệ nữ sinh thời xưa đến ngay góc quán gần trường, nhớ cái thú la cà cà phê lụp xụp lóc cóc chung của dân Sài Gòn đương thời xưa.
Ở Cheo Leo, cách pha cà phê bằng nồi đất vẫn được gìn giữ nguyên vẹn trọn như những ngày đầu tiên. Nhâm nhi một ly cafe, ở đó, lại có những bản nhạc tình chưa bao giờ thôi vang lên. Mảng tường tuy đã loang tróc theo thời gian, một phần trần nhà cũng đã ám một màu vàng đậm hay những bộ bàn ghế vẫn giữ nguyên những kiểu loang lỗ những vết xước, trải dài. Nhìn chung, ngôi nhà vẫn được giữ nguyên cách bày trí từ những năm 30 cho đến nay. Đặc biệt hơn trước nhà, là một xe thuốc lá kiêm luôn vài thứ lỉnh kỉnh bán cho khách cà phê đặc trưng kiểu xe đẩy của phố Sài Gòn xưa, thật không thể lẫn vào đâu được.