Gợi Ý 7 Món Đặc Sản Từ Cơm Ngon Nức Tiếng Làm Nổi Bật Ẩm Thực Việt Nam, Bạn Đã Thưởng Thức Những Món Cơm Ngon Chứ Danh Này Chưa.
Đặc sản từ cơm ngon nức tiếng làm nổi bật ẩm thực Việt Nam được chế biến từ đơn giản đến công phu, từ cơ bản đến đa dạng và phong phú. Từ đó, các món cơm từ lâu đã quen thuộc nay còn được lòng du khách bởi cách chế biến đa dạng nhưng lại khá đơn giản, mời các bạn tham khảo các món đặc sản từ cơm ngon nức tiếng này nhé.
Cơm là một món ăn chính không thể thiếu trong mọi bữa ăn của các gia đình Việt. Nhờ sự phát triển của văn hóa ẩm thực, cơm Việt ngày càng phong phú với nhiều cách nấu, chế biến tuy đơn giản nhưng lại mang hương vị khác nhau tùy từng vùng miền.
Cơm cháy Ninh Bình là đặc sản của vùng đất gắn liền với nhiều danh thắng nổi tiếng như Tràng An, chùa Bái Đính, hang Múa, Tam Cốc Bích Động, cố đô Hoa Lư… Du lịch Ninh Bình ngoài chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên thì ẩm thực nơi đây cũng là điều giúp bạn trải nghiệm trọn vẹn chuyến đi, trong đó có đặc sản cơm cháy có truyền thống hơn 100 năm qua.
Tuy là món ăn đơn giản nhưng đặc sản cơm Việt này đã luôn được xem là món ăn được lòng không chỉ các chị em phụ nữ mà ngay cả cánh mày râu cũng rất ưa thích. Trong khi các món cơm cháy ở các vùng khác được ăn kèm với ruốc mặn thì cơm cháy Binh Bình lại ăn cùng một loại nước sốt được chế biến khá cầu kỳ. Phần nước sốt này sẽ có thịt dê, thị bò hoặc tim cật heo xào với thành tây, cà rốt và một số gia vị khác để tạo vị cay, sánh mịn giúp tăng thêm sự đậm đà cho miếng cơm cháy.
Khi ăn, bạn có thể chấm cơm vào chén nước sốt hoặc rưới trực tiếp lên cơm cháy. Cơm cháy giòn rụm kết hợp cùng thứ nước sốt đậm đà đảm bảo sẽ khiến bạn ăn một lần sẽ nhớ mãi. Ngoài ra, món cơm cháy là sự lựa chọn số 1 cho món quà quê, bởi hương vị và cách chế biến thì chỉ có người dân địa phương mới tạo nên món cơm cháy ngon lừng danh này.
Bên cạnh đó, gạo làm cơm cháy đặc sàn Ninh Bình phải là gạo dẻo, chọn lọc từ gạo tám thơm Hải Hậu (thuộc tỉnh Nam Định) rồi được nấu bằng nồi gang có đáy dày, phải canh cho nước, lửa vừa đủ để có được cơm cháy ngon nhất. Tuy là món ăn đóng gói nhưng nếu chọn đúng, khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị béo ngậy, đậm đà giòn tan của miếng cơm cháy.
2. Cơm Hến Huế
Tuy không phải là cao lương mĩ vị cũng chẳng phải cầu kỳ, nhưng cơm hến Huế đã trở thành món ăn khiến bao người thổn thức khi nhớ về xứ Huế. Chính vì sự nhẹ nhàng, thanh mát của canh hến đã khiến món ăn nhận được nhiều sự mến mộ đến thế. Tuy nhiên, để có món cơm hến Huế ngon lành mạnh như vậy không phải là điều đơn giản.
Cơm hến chuẩn đặc sản Huế phải dùng hến được bắt cồn Hến, còn cơm thì nhất định phải dùng cơm trắng để nguội. Đêm phần cơm ấy trộn với hến xào thấm gia vị, hành phi, khế chua, tóp mỡ, đậu phộng rang, da heo chiên phồng, rau thơm, và ớt sừng cay cay.
Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được rõ vị thanh mát nằm trong những thìa hến xào cùng hương vị cay cay, tê tê của gia vị được ướp. Món cơm tạo cho người ăn cảm giác vừa thanh đạm mà lại vừa đậm đà đến kỳ lạ.
Ngoài ra, phần nước luộc hến đậm đặc, ngọt thanh cùng một ít mắm ruốc là không thể thiếu. Tất cả hòa quyện với nhau tạo nên một món ăn đặc sản Huế dân dã nhưng có đủ hương vị ngon ngọt, béo bùi, thanh mát hấn dẫn đến lạ. Để thưởng thức món cơm này ngon nhất, bạn không nên trộn lẫn phần canh hến vào bát cơm mà nên tách riêng hai bát riêng rẽ.
3. Cơm Gà Hội An
Côm gà Hội An là một trong những đặc sản nổi tiếng của ẩm thực đất Quảng Nam. Từng hạt cơm vàng ươm kết hợp với thịt gà, gỏi đu đủ, ớt rim tỏi khiến ai cũng mê mẩn dù là thực khách khó tính nhất. Chỉ với hai nguyên liệu chính đơn giản là cơm và gà, nhưng để làm nên món ăn trứ danh với hương vị đặc trưng xứ Hội thì cần sự tinh tế, tỉ mỉ của người nấu.
Để có món cơm gà ngon thì công đoạn đầu tiên là cách chọn nguyên liệu sao cho tươi ngon nhất, tiếp đến là khâu chế biến rất quan trọng. Thường các con gà tơ được nuôi thả tự nhiên luôn được lựa chọn, có như vậy thì thịt gà không bị mở mà ngọt dai tự nhiên. Tuy bình dị, mộc mạc nhưng món cơm gà này luôn được xem một trong những đặc sản mà hầu như thực khách nào khi đến Hội An đều phải dành chút thời gian để thưởng thức.
Gà sau khi được luộc chín thì đem xé nhỏ rồi trộn cùng với muối, rau răm, hành tây, chanh ớt để tạo trọn vị cay, chua, mặn, ngọt hài hòa để khi ăn kèm với cơm không bị ngán. Còn gạo dùng để nấu cơm phải là loại gạo dẻo và nấng bằng nước gà luộc, nước nghệ và lá dứa chứ không dùng nước lã thông thường. Nhờ vậy, hạt cơm vàng óng đẹp mắt và mùi thơm thoang thoảng đặc trung hấp dẫn thực khách ngay từ ánh nhìn đầu tiên.
4. Cơm Lam Tây Nguyên
Cơm lam Tây Nguyên món ăn đặc sản núi rừng truyền thống đậm chất dân dã của người dân tộc Jrai, Bahnar. Theo truyền thống của người dân tộc nơi đây, cơm lam thường được sử dụng làm lương thực khi đi lên rẫy, được dùng để đãi tiệc bạn bè trong các dịp lệ trong đại của cộng đồng. Cơm lam còn được xem là món ăn của núi rừng bởi chất lọc trong đó là vị ngọt của dòng suối đầu rừng và hương thơm của rừng tre nứa xanh ngút đầu non.
Trước đây, món ăn đặc sản này chỉ có ở một số buông làng nơi mà người Ê Đê ở Buôn Đôn, Đắk Lắk sinh sống, nhưng giờ đây nó đã có mặt hầu hết các tỉnh Tây Nguyên và trở thành thương hiệu đặc sản riêng của nền ẩm thực miền núi rừng. Cũng như cơm lam ở các tỉnh miền núi phía Bắc, cơm lam Tây Nguyên cũng sử dụng nguyên liệu chính là gạo nếp nương, ống nứa và nước suối. Khi cơm chín bạn có thể ăn ngay hoặc ăn kèm với thịt heo hoặc thịt gà nướng.
Nhưng điều đặc biệt làm lên sự khác biệt của món cơm này chính là loại muối chấm ăn kèm. Nếu com lam ở vùng khác được chấm với muối vừng thì đặc sản cơm lam Tây Nguyên này được ăn cùng với muối lá xe ớt xanh, một loại lá gia vị phổ biến ở Tây Nguyên. Ban đầu sẽ hơi lạ miêng, nhưng ăn thêm vài lần nữa thì cứ muốn ăn mãi chẳng thể ngừng.
Là món ăn quá đổi quen thuộc với người dân Sài Gòn, chỉ cần đi loanh quanh bạn có thể thấy nhiều quán cơm tấm, bình dân có, nhà hàng cũng có. Cơm tấm Sài Gòn phong phú về thực đơn, và chế biến đa dạng khi được ăn kèm với bì, chả hoặc trứng. Người Sài Gòn có thể ăn cơm tấm bất cứ lúc nào, mặc kệ là sáng trưa chiều tối hay đêm khuya.
Món ăn tưởng chừng là đơn giản nhưng bỗng chốc lại thành một phần của ẩm thực Sài Gòn. Điểm nhấn của món cơm chính là sướn nướng thơm phức dai dai đặt trên dĩa cơm tấm và chan mỡ hành thơm lừng. Nếu như người Hà Nội nổi tiếng với món phở hay bún đậu mấm tôm, thì người Sài Gòn lại cực kỳ tự hào về món cơm tấm giản dị gắn liến với bao thế hệ đang sinh sống và làm việc tại thành phố này.
Đặc sản cơm Việt này từng được coi là món ăn chỉ dành cho tầng lớp không có điều kiện kinh tế, nhưng đến bây giờ nó đã trờ thành đặc sản Sài Gòn nổi tiếng cả nước. Không khó để bạn tìm một quán cơm tấm bình dân cho đến nhà hàng san trọng ở Tp.HCM. Nhưng với các tín đồ sành ăn thì họ phải chọn một quán vỉa hè khiêm tốn, một chiếc xe đẩy vài cái bạn nhựa kèm theo ghế, có như vậy mới cảm nhận được hương vị đúng chuẩn của món cơm này.
6. Cơm Tấm Long Xuyên
Cơm tấm Long Xuyên hay được gọi cơm tấm nhuyễn là món ẩm thực rất nổi tiếng tại Long Xuyên mà khi
du lịch tới đây bạn không thể bỏ qua. Về Long Xuyên mà chưa thưởng thức cơm tấm xem như chuyến đi chưa trọn vẹn. Cơm tấm ở xứ rất đặc biệt, biết cách quyến rũ diệu kì đối với vị giác của con người. Người ta có thể ăn cơm tấm nạp năng lượng cho buổi sáng, ăn cho chắc bụng vào buổi trưa, no nê cho bữa chiều hay xoa dịu cơn đói lúc trời khuya.
Không giống như cơm tấm Sài Gòn, cơm tấm Long Xuyên ở đây được nấu từ hạt gạo nhuyễn, chỉ to bằng một nữa hạt gạo bình thường. Ngoài ra, tất cả các thành phần tạo nên món cơm như sườn nướng, bì và trứng kho đều được cắt nhỏ vừa ăn chứ không để nguyên miếng "không lồ" như các phiên bản chính gốc, thế nên đặc sản cơm Việt Nam này còn có tên gọi khác là cơm tấm nhuyễn.
Điều đặc biệt là món cơm này không được bán phổ biến mà gần như chỉ được bán ở Long Xuyên, An Giang. Do đó, nếu có dịp du lịch An Giang và ghé thăm Long Xuyên thì bạn nhất định không được bỏ qua cơ hội thưởng thức món ăn đặc sản hấp dẫn này nhé.
Là món cơm được nấu bằng gạo huyết rồng cùng hột sen hấp chín và muối mè, cơm hấp lá sen là món ăn được gói gọn trong những chiếc lá sen, vừa ăn cho 2-4 người. Món ăn là sự kết hợp hài hòa giữa tôm, hạt sen, cà rốt, lạp xưởng... nên dễ dàng khiến những ai thưởng thức điều cảm thấy thú vị. Để làm được món cơm này, người ta chuẩn bị rất công và mất nhiều thời gian hơn các món cơm khác, cùng tìm hiểu món cơm gói lá sen Đồng Tháp nhé.
Đặc sản cơm Việt này ngon thì đòi hỏi ở người chế biến phải thật sự tỉ mỉ ngay từ khi chuẩn bị nguyên liệu. Gạo nấu cơm phải là loại gạo huyết rồng, hạt gạo nhỏ, thon dài và có màu đỏ, còn lá sen phải chọn từ những chiếc lá sen to bản, tươi xanh và có mùi thơm dịu nhẹ tự nhiên. Bên cạnh đó không thể thiếu hạt sen đã được bóc sạch vỏ và loại bỏ hoàn toàn tim sen để khi nấu không bị đắng.
Sau khi sơ chế xong nguyên liệu là tới bước chế biến cũng cầu kỳ chẳng kém. Nhưng đổi lại, món cơm thành phẩm không chỉ thơm ngon, bắt mắt mà còn rất bổ dưỡng, phù hợp với mọi đối tượng từ người lớn đến trẻ con, ai cũng thích mê.