Blog Tết cổ truyền của người Hà Nội, những dấu ấn văn hóa ẩm thực đầy kiêu hãnh và tinh tế
cover

Tết cổ truyền của người Hà Nội, những dấu ấn văn hóa ẩm thực đầy kiêu hãnh và tinh tế

avatar
Chau Anh dot Thứ 2, 28/01/2019
Theo dõi Gody.vn trên Google news
Đối với tôi, Tết là truyền thống. “Về quê ăn Tết” không đơn thuần chỉ là khái niệm đi về, mà đằng sau nó là cả một quá trình hành hương trọn vẹn và tràn đầy niềm vui của sự trở về- sum họp - đoàn viên bên gia đình.
Đúng vậy, với tất cả chúng ta, thật không có cái Tết nào vui bằng cái Tết đoàn viên cả. Được mệnh danh là nơi kết tinh và hội tụ tinh hoa văn hoá của người miền Bắc nói riêng, và của dân tộc nói chung. Bởi thế, cái Tết Hà Nội luôn là điều gì đó rất đặc biệt! Người dân Hà thành quan niệm rằng, bước sang một năm mới vui hay buồn, may mắn, ăn nên làm ra hay thất bại đều phụ thuộc rất nhiều vào ngày Tết Nguyên Đán. Thế mới nói, chẳng mấy ai lại đi coi nhẹ việc ăn Tết cả, nên dù xã hội có phát triển, có đổi thay thế như thế nào đi chăng nữa thì cái Tết cổ truyền của người Hà Nội vẫn mang trong mình những nét văn hóa ẩm thực đặc trưng mà chẳng nơi nào khác có được. Cụ thể như thế nào, thì để tôi kể cho bạn nghe nhé!

Mâm ngũ quả trong những ngày Tết Hà Nội

Tùy vào điều kiện con người, văn hóa, phong tục mà mỗi vùng miền khác nhau đều có những quan niệm và tập quán thờ cúng các loại hoa quả trên mâm ngũ quả khác nhau. Người miền Bắc nổi tiếng là những người mang nếp sống rất khuôn khổ và nguyên tắc với lối suy nghĩ rất chu toan của mình. Nên có thể thấy một mâm ngũ quả ngày Tết tại miền Bắc chính là đại diện cho cả tấm lòng mà những người con của đất Hà Thành muốn gửi gắm vào đấy để tiễn biệt cho một năm cũ qua đi và chào đón những mong ước mới cho một năm mới sắp tới .
hình ảnh
Được bày trên bàn thờ gia tiên trong suốt 3 ngày Tết, vì thế cứ mỗi dịp Xuân về Tết đến, mâm ngũ quả sẽ là điều đầu tiên mà đa phần người dân Hà Nội sẽ nghĩ ngay tới trước nhất. Người dân nơi đây thường xếp mâm ngũ quả theo thuyết ngũ hành của văn hoá phương Đông bao gồm: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Bởi, họ tin rằng, đây chính là sự kết hợp trọn vẹn nhất của đất trời và là sự dung hoà của vạn vật. Đặc biệt, cái họ quan tâm chính là phải đủ màu sắc, phải bày hoa quả sao cho thuận. Thường thì bạn sẽ thấy nải chuối xanh được xếp vào giữa, sau đó bưởi, hồng, đào, quýt sẽ được xếp xung quanh. Vì thế, dựa vào đặc tính này mà họ sẽ chọn ra loại quả đúng màu sắc để bày biện xen kẽ cho hợp với nhau..
hình ảnh
Một mâm ngũ quả đẹp và trọn vẹn sẽ thể hiện được lòng thành kính của con cháu dành cho ông bà tổ tiên. Đồng thời, đó cũng là mong ước của gia chủ cầu mong cho một năm mới thật bình an và hạnh phúc.

Mâm cỗ Tết kỳ công, tinh tế chiều 30

Bên cạnh mâm ngũ quả thì mâm cơm cúng chiều 30 cũng là phần không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người Hà Nội. Được xem như là một lời chào tạm biệt nhằm khép lại những hỉ nộ ái ố cũng như là một lời cảm ơn dành cho những hạnh phúc, thành công cho một năm cũ đã qua.
hình ảnh
Bạn sẽ thấy trên mâm có các món canh, mặn theo đúng ngũ hành như móng giò hầm măng, miến lòng già, giò lụa, xôi, bánh chưng, nem, giò xào và sẽ được đặt lên ban thờ phụ bên dưới bàn thờ chính là mâm ngũ quả. Dù nói rằng, bữa cơm cúng tất niên này không cần quá cầu kỳ, nhưng được cái là cũng gọi là thịnh soạn hơn thường ngày. Bởi đối với người Hà Nội, cái quan trọng là phải thể hiện được tấm lòng của người cúng với đất trời, với ông bà đã phù hộ gia đình trong suốt cả năm qua. Ngoài ra, mỗi món ăn còn được chuẩn bị thật công phu và kỹ lưỡng như phần nào thể hiện được sự no ấm và hạnh phúc, cũng như ước mong một năm mới đầy đủ, thịnh vượng và an khang của mỗi gia đình .

Cành đào, cành quất chào xuân

Những ngày giáp Tết này, không khí dường như đã rộn ràng trên khắp phố phường Thủ Đô, bởi nhiều tuyến phố đã nô nức các chợ hoa cảnh, cành đào, cành quất, hoa cảnh để phục vụ người dân mua sắm Tết.
hình ảnh
Tết đến, Xuân về ai cũng muốn có một cành đào, hay chậu quất trong nhà hy vọng mang đến nhiều tài lộc và may mắn trong năm mới. Cũng giống như mai vàng rực rỡ được người dân Sài Gòn yêu thích, thì những cành đào hồng thắm cùng những cây quất sai quả chính là thứ mà người Hà Nội đặc biệt tìm mua mỗi khi Tết đến Xuân về. Ngoài việc trang trí nhà cửa, đem tiết Xuân, may mắn thuận lợi về nhà mà hai loại cây này còn đem đến luôn cả sự bình an, sung túc, thịnh vượng nhất cho mỗi gia đình trong một năm mới.
hình ảnh
Cành đào thì nên chọn một cành có nhiều nụ e ấp để có thể nở thật tươi trong ngày Tết, cũng tương tự với việc chọn quất, cũng hãy nên chọn hãy chọn một cây có nhiều lá non, có nhiều nụ hoa. Bởi vì đấy được xem như là có nhiều quả lộc và đấy cũng chính là lộc cho chính gia chủ trong ngày Tết cổ truyền của người Hà Nội

Bánh chưng xanh, bao lì xì đỏ

Bánh chưng xanh, lì xì và những tràng phao nổ, ... vốn là những điều không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam. Cuộc sống ngày nay vốn đã đầy đủ, nhưng dường như nhiều gia đình tại Hà Nội vẫn giữ mãi một nét truyền thống của mình đó là tự gói và luộc bánh chưng như một cách để con trẻ hiểu hơn về phong vị Tết cổ truyền của cha ông.
hình ảnh
Nâng niu từng bát gạo trắng, từng lát đậu vàng cũng như từng miếng thịt ngon mắt. Tất cả những nguyên liệu tươi ngon ấy được gói gém một cách cẩn thận và kĩ càng trong lớp lá dong non xanh, ngon mắt. Để rồi thức đêm cùng nhau thổi lửa, để rồi có thể cùng nhau quây quần bên bếp than hồng, và cho ra những chiếc bánh vuông vức gói trong lá xanh lạt trắng ngon thật ngon. Với tất cả những dư vị, cái ngon của nguyên liệu, của yêu thương, chiếc bánh chưng sẽ được cắt tám bằng chính chiếc lạt buộc bánh rồi đem cúng ông bà tổ tiên trong ba ngày Tết.
hình ảnh
Ngoài ra, bao lì xì đỏ cũng được chuẩn bị một cách chu đáo và tỉ mỉ cho những ngày trước Tết. Mang ý nghĩa cầu chúc sức khoẻ, cầu hạnh phúc trong suốt một năm dài, bởi thế mà hầu hết người ta sẽ luôn cố gắng chọn những phong bao thật đẹp, thật ý nghĩa để trao tặng cho con trẻ của mình.

Cái Tết Hà Nội thật ra còn nhiều điều để kể lắm nhưng tôi nghĩ rằng với chừng này “truyền thống” thôi cũng đủ đã để cho bạn biết rằng một cái Tết cổ truyền của người Hà Nội giản dị và ấm áp từ xưa đến nay là như thế nào rồi nhé!

Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.

Viết blog ngay
Đã cập nhật vào ngày 8/01/2023
Love
4 Bình luận
avatar
Chau Anh
4 Quốc gia
18 Tỉnh thành
5,051 Người theo dõi
230 Đang theo dõi
icon Theo dõi
Kiếm tiền cùng Gody icon My Travel Map
Bình luận
*Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để bình luận và chia sẻ nhanh hơn
Bài viết liên quan
Bài viết cùng tác giả
Sài Gòn hiện đại, nhưng vẫn không thiếu 1 số góc bình yên, cổ kính lọt thỏm trong khu phố người Hoa ở quận 5.
Dưới đây là một số ngôi chùa cầu duyên linh thiêng được rất nhiều bạn trẻ thay nhau truyền miệng trên cả nước trong những dịp đầu năm mới
Đến Huế, nhất định bạn phải thưởng thức đầy đủ các món ăn đặc trưng này
Nếu bạn đang tự hỏi nên mua gì khi du lịch "bụi" đến Lào, thì hoàn toàn có thể yên tâm. Bởi chắc chắn bạn sẽ chẳng về trắng tay với 7 địa điểm mua sắm sau
10 trải nghiệm nên làm ở Luang Prabang phía trên sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi rằng 'tại sao phải đến Luang Prabang khi đi du lịch Lào' là vậy
3N2Đ khởi hành từ TP.HCM đến Campuchia, điểm đến lý tưởng mà bạn không thể bỏ qua nếu muốn du lịch nước ngoài tiết kiệm nhất có thể
"Xứ Nẫu" Bình Định, 1 nơi không thể chối từ! Nghía qua chuyến đi đổi gió 2N1Đ của mình "đã đời" tại "Quy Nhơn - Kỳ Co - Eo Gió" vào tuần vừa rồi nhé
Hà Giang mùa nào cũng đẹp! Nhưng với mình ấn tượng về vẻ đẹp của 1 cao nguyên đá Hà Giang sẽ là tháng 10 - 11
Festival “Balloon over Hue 2019”, đến hẹn lại lên, cuộc hội tụ của những phi công trẻ năng động đến từ nhiều nước trên thế giới: Nhật Bản, Hà Lan, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam...
Mặc dù Châu Âu là một châu lục phát triển nhưng hầu như tệ nạn trộm cắp ở các thành phố du lịch lớn như Pháp, Bỉ, Anh, Đức, Hà Lan vẫn diển ra hằng ngày.