Blog Tầu hỏa Transiberia.

Tầu hỏa Transiberia.

avatar
Nguyễn An Thái dot Thứ 3, 11/02/2020
Theo dõi Gody.vn trên Google news
Ở nước Nga này nếu không bị áp lực về thời gian lắm thì đi tầu là sướng nhất. Tầu thường ở Nga chạy ray khổ 1m4, khoang khá rộng. Tốc độ tầu trung bình 100-110 km/h. Ngoài chở khách, các chuyến tầu xuyên Siberia còn để chở hàng hóa, đi khắp các vùng.
Về việc mua vé tầu.
Nếu không biết tiếng Nga mà chỉ biết tiếng Anh vẫn có thể mua vé tầu online ngon ơ, tuy nhiên, phải mua qua các trang dịch vụ (ví dụ như tutu.ru), giá vé thường đội lên 10-20%. Nếu biết tiếng Nga rồi thì chỉ việc vào trang chủ của RZD mua rất tiện lợi, chọn ngày giờ, chọn chỗ ngồi, nhập thông tin hộ chiếu và trả tiền qua thẻ visa là xong. Chưa mất đến 10 phút. Nếu mua vé điện tử thì chỉ cần in ra , cầm kèm hộ chiếu là lên được tầu, nếu phải thanh toán thì ra bất cứ ga nào cũng được xuất vé vật lý free.
Về giờ giấc.
Hiện giờ đi tầu bên Nga rất thích ở chỗ tầu rất đúng giờ, lộ trình vào ga ra ga đều không sai đến 1 phút. Hành trình mình đã từng đi dài nhất là 54 tiếng đồng hồ từ Moskva đến Novosibirsk nhưng tầu đi và đến chính xác như giờ ghi trên vé luôn. Nhờ đặc điểm này nên việc lên kế hoạch dễ dàng hơn rất nhiều.
Về tiền vé.
(Bổ sung: Việc phân hạng vé tầu của Nga bắt đầu áp dụng cách phân hạng mới từ 1/1/2020 nên những hạng dưới đây chỉ để tham khảo)
Tầu xuyên Siberia có 4 hạng vé từ cao đến thấp như sau:
- Hạng nhất: Miagki, hạng này không phải tuyến nào cũng có, và cũng không phải tầu nào cũng có. Giá vé đắt kinh hoàng, ngang business của máy bay, mình cũng muốn một lần thử chuyến ngắn mà chưa có dịp.
Hạng Miagki thì phải mua nguyên phòng, khép kín, có wifi, 1 người hay 2 người thì cũng thế. Cái này thích hợp đi với vợ con và gấu, hạng này vé thường bao gồm cả tiền ăn đặc sản tại khoang restaurant luôn.
Giá vé trung bình khoảng 800$/ 1000 km (có thể dùng được cho 2 người)
- Hạng nhì: Luks (Lux), cũng đắt khủng khiếp. Hạng này cũng là 2 người một khoang, có thể kèm ăn hoặc không, có thể mua vé lẻ. Một khoang có 2 giường. Hạng này thì tầu nào cũng có, nhưng cũng ít khi mua được vì cháy vé (dân Nga giầu vl).
Giá vé trung bình 250$-300$/ 1000 km.
- Hạng ba: Kupe. Hạng này thì giống như hạng nằm mềm của tầu Bắc - Nam Việt Nam mình, khoang 4 giường, không kèm ăn. Tuy nhiên giường dài hơn vì bề ngang tầu rộng hơn.
Giá vé trung bình: 100$/ 1000 km
- Hạng bét: Platskart
Hạng này mình hay đi, he he, gọi là hạng bét nhưng nó cũng chả kém giường nằm mềm ở Việt Nam mấy. Toa tầu không chia khoang ra mà chỉ sắp xếp giường nằm trong không gian chung. Vẫn đủ riêng tư phần nào, với lại nằm cũng khá thoải mái. Cần vẫn giao lưu với bà con địa phương được. Mỗi toa Platskart có 4 ổ điện 2 đầu để cắm sạc và không có wifi.
Giường dưới bao giờ cũng ưu tiên cho người già (> 50) trước, vì thế nó chỉ mở bán đại chúng trước 2 tuần còn người già được mua trước 2 tháng. Tầu nào vắng thì thanh niên còn giường dưới, đông thì nằm giường trên hơi bất tiện.
Giá vé khoảng 25$/ 1000 km. (rẻ = 2/3 nằm cứng Việt Nam mà thoải mái hơn vì chỉ có 2 tầng giường ).
Tầu hỏa xuyên Siberia đi rất êm và thoải mái, tốc độ cao, không hạn chế hành lý nên là phương tiện khá lý tưởng. Trừ phi cần gấp gáp thời gian hoặc đến nơi quá xa xôi không có đường tầu (như Yakutsk chẳng hạn) thì người ta mới bay thôi.
* Về ăn uống trên tầu:
Các chuyến đi trên tầu rất dài, vì thế chuyện ăn uống là khó tránh khỏi. Trên tầu có khoang nhà hàng nhưng giá cao và đi lại mất công nên ít người ăn. Cũng có xe đẩy hàng và hàng rong ở các bến nhưng chủ yếu đồ ăn nước uống là tự mang. Thường người ta sẽ mang mì hoặc khoai tây nghiền ăn liền là chủ yếu, ngoài ra bánh mì, trái cây, snack cũng là thứ không thể thiếu.
Để ăn mì thì trên mỗi toa đều có một máy đun nước nóng đặt ở toa . Có điều buồn cười là tuy tầu chạy bằng điện nhưng cái máy đun nước nóng này lại đun bằng than, rất thú vị. Nước lúc nào cũng sôi âm ỉ đủ úp mì, pha cà phê.
Ở Nga tầu bè là do Tổng công ty đường sắt quản lý hết, vì thế họ thầu luôn cả bán hàng hóa từ các bốt ở sân ga cho đến trên tầu. Họa hoằn tầu qua các ga mở ở các miền quê thì dân đem sản vật ra sân ga bán, còn lại đồ là của nhà tầu hết, đắt hơn siêu thị khoảng 20-30%, đủ các loại đồ nhắm, nước quả (có bán cả bia rượu nhưng hỏi họ mới đem ra vì luật Nga cấm bán công khai mấy cái đó), còn bán cả 3 con sói cho ai có nhu cầu. Trong toa platskart thỉnh thoảng lại có 1 đôi lột trải giường ra chăng làm màn gió vì lẽ đó.
Về khoản dừng đỗ, chạy 1000 km thì có khoảng 3 ga dừng lâu (thời gian > 20 phút) có thể xuống đi chơi được, còn lại là dừng 1-5 phút tiếp nước, thả đồ thì chịu. Cá biệt có vài điểm tầu dừng 60 phút ở vùng quê thì vào làng chơi bời, ăn uống chán chê rồi ra cũng được. Lịch dừng thì có trên trang chủ online hoặc dán ở trên toa tầu, mình có thể note lại để lựa thời gian tầu dừng đi chơi, tầu chạy chuẩn xác từng phút nên cũng dễ sắp xếp.
Một điểm mình rất thích ở đây là mấy mợ soát vé cực kỳ nhớ mặt (có lẽ cũng 1 phần vì mình mặt châu Á), đi chơi chán chê về quay lại tầu không bao giờ bị hỏi gì cả.
hình ảnh
Tầu tại ga Taiga, Siberia.
hình ảnh
Khoang Platskart trên tầu đi Irkutsk.
Russia (Liên bang Nga)

Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.

Viết blog ngay
Đã cập nhật vào ngày 1/01/2023
Love
4 Bình luận
avatar
Nguyễn An Thái travel blogger

Hành tinh Rus - Hành tinh Thỏ nâu

12 Quốc gia
45 Tỉnh thành
10 Người theo dõi
2 Đang theo dõi
icon Theo dõi
Kiếm tiền cùng Gody icon My Travel Map
Bình luận
*Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để bình luận và chia sẻ nhanh hơn
avatar
Vương Thùy Dương Anh là ở bên Nga ạ, em hay thấy anh đăng mấy bài về Nga lắm
Trả lời
Chia sẻ
avatar
Đinh Tỷ tàu bên nước ngoài nhìn chill quá nè
Trả lời
Chia sẻ
avatar
Hung Pham Thái cho mình xin số ĐT để hỏi thăm kinh nghiệm DL xuyên Siberia nhé. Thank
Trả lời
Chia sẻ
Bài viết liên quan
Bài viết cùng tác giả
Sân bay Nursultan Nazarbayev, từ 2017 trở về trước có tên là sân bay quốc tế Astana. Đây là sân bay bận rộn thứ nhì của vùng Trung Á (sau sân bay Almaty) và là 1 cửa ngõ lớn cho khách du lịch đến vùng này. Mã IATA của sân bay TSE là từ tên cũ thời Liên Xô, với tên là Tselinograd.
Sân bay quốc tế Kazan là một trong các sân bay trọng điểm của Nga, nó nằm ở cách thành phố Kazan 26 km, gần làng Stolbishche, Cộng hòa Tatarstan. Năm 2017, sân bay Kazan được bình chọn là Sân bay tốt nhất trong lãnh thổ Nga và cộng đồng các quốc gia độc lập SNG.
Sân bay Bogashevo là sân bay chính của thành phố Tomsk, miền Tây Siberia Nga. Nó được mở ngày 6/11/1967 phục vụ khách đến thành phố Tomsk nói riêng và tỉnh Tomsk nói chung, thay vì phải sử dụng sân bay tại Novosibirsk. Sân bay Bogashevo chủ yếu phục vụ trong nội địa Nga với số ít đường bay quốc tế đi Kazakhstan, Hy Lạp hay Bulgaria.
Sân bay Zhukovsky là sân bay quốc tế thứ 4 của thủ đô Moskva. Tuy nhiên, sân bay này mới đi vào hoạt động từ tháng 5/2016 nên rất ít người Việt Nam, kể cả khách du lịch hay người sinh sống ở Nga biết đến nó. Sân bay Zhukovsky là đầu mối bay giữa Nga và Belarus cùng khu vực Trung Á.
Sân bay Sheremetyevo là điểm đến quen thuộc nước Nga cho ai từng bay hãng Aeroflot (hay dân chợ thường gọi là "bay SU" vì các chuyến bay của Aeroflot đều có mã hiệu là SU + Số hiệu) và từ sau tháng 7/2019 là cả Vietnam Airlines. Đây là sân bay quốc tế lớn nhất nước Nga và quen thuộc với cả người Việt đi Nga và đi châu Âu.
Đã từng một thời sân bay Domodedovo (mã DME) là cửa ngõ lớn của người Việt đến với nước Nga, vì đây là điểm đến của mọi chuyến bay của Vietnam Airlines từ Việt Nam tới Nga. Tuy từ tháng 7/2019 Vietnam Airlines đã chuyển sang sân bay Sheremetyevo nhưng DME vẫn là điểm nối trung chuyển của rất nhiều chuyến bay nội địa Nga.