Những món ăn là một phần không thể thiếu để làm nên nét cuốn hút trong văn hóa của một nơi. An Giang được biết đến là một vùng đất với những món ăn ngon nhưng đậm chất dân giã. Hãy thử đi và tự mình cảm nhận hết hương vị bình yên từ những món ăn dân dã của vùng đất Tây Nam Bộ này nhé!
Bắt chuyến xe đi An Giang tại Bến xe Miền Tây lúc 11h đêm. 4h sáng chúng tôi đã có mặt tại thành phố Long Xuyên, được xe trung chuyển của Phương Trang đưa về tận khách sạn. Do quá mệt với 1 chặng bay và 1 chuyến đi dài, đặt lưng xuống cái tôi đã ngủ kĩ luôn.
Sáng hôm sau khi thức dậy lúc 6h30, chị Lý đã chờ sẵn ở dưới để đưa 2 đứa tôi đi ăn sáng. (2ph dành cho quảng cáo: Chị Lý là TNV trong chuyến Trà Vinh của chúng tôi, thổ địa đất An Giang này, chủ xị của tour ẩm thực 1 vòng ăn hết cả An Giang :D, chị Lý nè, và cả những người dân An Giang khác đều vô cùng hiếu khách, chị hông sợ gì ngoài việc sợ chúng tôi đói, nên đồ ăn lúc nào cũng trong tư thế sẵn sàng để tiếp đãi các em.)
Bữa sáng hôm ấy chị Lý dẫn chúng tôi đi ăn bún cá. Bún cá Nam Bộ rất chi là khác bún cá ngoài Bắc nha, cá thái từng miếng để nguyên chứ không rán lên như ngoài Bắc, rồi chấm với mắm me. các thành phần khác thì còn có cả giá và bông điên điển màu vàng nữa, nên nhìn cũng rất hay ho nè. Một tô bún ăn no nê vầy giá chỉ 15k thôi nha.
Ăn xong bát bún cá chúng tôi tiếp tục lên đường đi huyện Tri Tôn, vừa dẫn tôi đi ăn chơi, vừa kết hợp với khảo sát điểm dự án mới ?
An Giang là một trong những vùng sông nước miền Tây, dọc đường quốc lộ và đường sông. Đặc sản tại An Giang chính là những quán cà phê võng ven đường. Ghé vào một quán dừng nghỉ chân, uống cốc nước dừa mát lạnh, rồi ngồi đu võng hóng gió.
Hàng hóa ở đây chủ yếu được vận chuyển bằng đường sông, có những thuyền chở ú ụ thóc lúa hoa quả, đấy chính là lý do tại sao những chiếc cầu bắc qua sông lại cong như con tôm vậy á, để thuyền đi qua sẽ không bị vướng phải thân cầu. Hài hước một cái lúc tàu chở gạch xây nhà đi qua, và loa kêu: Ai gạch không?? ôi trời gạch ở đây rao bán như bán trái cây vậy sao ??
Tới Tri Tôn, sau khi được dẫn tới chỗ cây chò hơn 1 trăm năm tuổi, và ngồi nói chuyện với ông bà già người Khmer nhà cạnh đó. Chúng tôi được dẫn đi ăn món Siêu Gà đốt Ô Thum ( Siêu là tên chủ quán, Ô Thum là tên vùng đất nha cả nhà)
Gà đốt là món ăn truyền thống của người Khmer ở An Giang. Mới nghe qua, món ăn có vẻ đơn giản nhưng lại có cách chế biến kỳ công. Gà được chọn phải là những con thả vườn, thịt tại chỗ để đảm bảo độ tươi. Sau sơ chế, đầu bếp sẽ ướp với sả, ớt, lá chúc (cùng họ chanh), tỏi, đường, muối với lượng vừa đủ. Trong lúc đợi gà thấm gia vị, người dân sẽ chuẩn bị bếp đốt, nồi đất đã được xếp một lớp muối cùng sả và lá chúc dưới đáy.
Gà đốt sẽ được bán trong những chiếc chòi nhỏ xinh như vậy, Gà được chọn là những chú gà chạy bộ, thả quanh vườn, thịt rất dai ngon.
Trong thời gian chờ gà bưng lên, chị Lý mua cho chúng tôi mấy chiếc bánh bò thốt nốt. Được làm từ nguyên liệu chính là đường thốt nốt hòa quyện với nước cốt dừa hay sợi dừa khô nạo phủ lên bề mặt, bánh bò thốt nốt đất An Giang gói trọn đủ các loại dư vị từ ngọt, béo đến bùi, cắn vào xôm xốp khá là lạ miệng.
Ôm một bụng no nê ra khỏi quán Gà Đốt, chúng tôi lại tiếp tục lên đường khám phá Tri Tôn.
Tri Tôn giáp với Campuchia nên ẩm thực ở đây cũng được học hỏi của người Cam nhiều. Đến Tri Tôn nhất định phải ăn Đu đủ đâm Phnom-penh và thịt bò xiên nướng.
Đầu tiên không hiểu đu đủ đâm nghĩa là sao, thì ra là đu đủ bào sợi và cho vào cối cùng với rau muống bào và cà rốt, đậu đũa. Nêm thêm gia vị đặc trưng như mắm ruốc, chanh, con ruốc,… tất cả đều cho vào cối và dùng chày đâm cho các gia vị hòa lẫn và ngấm vào đu đủ.
Cái vị ngọt nhẹ, giòn giòn của đu đủ hòa chút vị mặn dịu của mắm, được cộng hưởng vị chua của chanh, vị cay của ớt đủ để đầu lưỡi tê tái và ngây ngất. Có chút rau muống và cà rốt lại càng tăng độ ngon, mà không bị ngán.
Đu đủ đâm mà ăn với lại thịt bò xiên nướng thì ngon hết sảy luôn. Không biết được tẩm ướp bằng những nguyên liệu gì nhưng vị thịt đậm đà khác hoàn toàn với những xiên thịt ngoài Bắc.
Giá 1 đĩa đu đủ đâm là 10k, 1 xiên thịt bò nướng là 3k, không thể nào lại rẻ hơn được nữa ~~ Ăn xong chúng tôi còn tính chuyện xem có nên đưa món ăn đặc sản này về bán tại Hà Nội hay không, vì chắc chắn nó sẽ là món ăn cực kỳ đắt show các bạn trẻ cho coi.
Vùng đất Tri Tôn nổi tiếng là xứ sở của cây Thốt Nốt, các bạn có thể bắt gặp cây thốt nốt ở bất cứ đâu trên vùng đất này. Quả thốt nốt trông giống quả dừa mà size nhỏ hơn vài cỡ. Do tôi quá háo hức được khám phá trái thốt nốt, nên chị Lý đã tấp vô quan nước ven đường để uống cốc nước thốt nốt và xin một quả thốt nốt nho nhỏ về cho tôi bổ chơi :))
Giờ mới khám phá ra điều đặc biệt của Thốt nốt, khác với quả dừa, tôi cứ nghĩ bên trong 1 quả thốt nốt sẽ có rất rất nhiều nước. Nhưng không, nước thốt nốt, đường thốt nốt đều được lấy từ thứ nước ở trong bông hoa thốt nốt. còn quả thốt nốt chỉ có 4 múi ăn sần sật, lạt lạt, mát mát không có vị gì hết trơn.
Cây thốt nốt cùng họ với cây dừa, cây có cây đực và cây cái. Cây cái sẽ ra hoa và kết quả còn cây đực ra hoa và được lấy nước làm đường. Hoa thốt nốt cũng vậy, được phân thành hoa đực và hoa cái, hoa thốt nốt đực không thể kết thành trái nên thường chỉ dùng để lấy nước.
Cốc nước thốt nốt có vị ngọt thanh, thơm vị lá nếp, uống miếng nước, rồi nhai múi thốt nốt dẻo dày, quả là một món giải khát ngày hè khó thể bỏ qua đó.
Một ngày khám phá Tri Tôn thưởng thức qua tất tần tần những món ăn đặc sản, cảm giác quá ư là mĩ mãn, lên đường trở về Long Xuyên thôi. Hãy đón đọc tiếp hành trình ẩm thực tại p2 của chương du ký An Giang nha ^^
ẩm thựcviệt naman giang
Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.
Vốn không phải là người tín phật và ưa thích chùa chiền, nên tôi khá đau đáu về việc kiếm tìm những nơi đặc biệt và độc đáo mà không phải là chùa ở giữa đất nước Xứ sở chùa vàng này. Giữa một list dài thật dài những nơi nhất định phải tới khi đến Chiang Mai thì Baan Kang Wat hiện ra như chính chân ái bấy lâu nay tôi đang kiếm tìm vậy.
Long Xuyên – nay là thành phố trực thuộc tỉnh An Giang, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Long Xuyên không chỉ nổi tiếng với khu chợ nổi, di tích quốc gia mà đặc sản Long Xuyên cũng được rất nhiều du khách yêu thích bởi sự dân dã, giản dị và hương vị mới lạ, khác biệt những vùng đất khác.
Một buổi tối đẹp trời giữa tháng 11 tự dưng nổi hứng muốn đi Đà Lạt, thì va ngay phải mẹ Lan Phương với chuyến đi Buôn Mê cuối tháng, thế là quyết định book vé luôn trong vòng một nốt nhạc, khi còn chưa biết sẽ đi đâu về đâu lịch trình thế nào :v
Cuối tháng 10, công ty tổ chức Bonding Trip đi Hà Giang. Dù đã đi Hà Giang rất rất là nhiều lần rồi, nhưng lần này vẫn háo hức lắm, vì đây là lần đầu tiên được đi Hà Giang bằng xe máy mà.