Bị nghi ngờ tàng trữ ma túy tại Bỉ, chị Mai Phạm đã bị tạm giam tại Pháp trong chuyến du lịch quá cảnh tại Paris. Một tình tiết khác về vụ việc đã được đưa ra.
TÓM TẮT " MẮC KẸT Ở PARIS"
Theo thông tin đã đưa, ngày 23/1, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết chị Phạm Thị Tuyết Mai (SN 1985, Hà Nội) bị cảnh sát biên giới Pháp bắt khi nhập cảnh vào Pháp theo Lệnh bắt giữ châu Âu (European arrest warrant - EAW) nhằm thi hành bản án 4 năm tù về tội "buôn bán bất hợp pháp ma túy và chất gây nghiện" trong thời gian từ 01/10/2010 - 10/05/2011, do Tòa Tư pháp Antwerpen, Bỉ tuyên ngày 08/05/2013. Tuy nhiên, chị Tuyết Mai hoàn toàn bác bỏ cáo buộc buôn bán và tàng trữ ma túy.
Theo Mai, trước đây chị đã có 5 năm học tập và làm việc tại Amsterdam (Hà Lan) nhưng đến tháng 3/2010 chị đã trở về Việt Nam làm việc. Vào tháng 11/2011, chị có trở lại châu Âu trong chuyến công tác kéo dài 1 tuần lễ đến Barcelona (Tây Ban Nha). Vụ án ở Bỉ xảy ra vào giai đoạn tháng 10/2010 đến tháng 5/2011, thời điểm này chị không hề có mặt tại Bỉ hay bất kì nước châu Âu nào, hộ chiếu của chị cũng không có đóng dấu ra vào châu Âu trước trong hay sau giai đoạn này.
Như vậy cho đến thời điểm này, chúng ta vẫn chưa rõ thực hư chị Tuyết Mai có phạm tội như bản án cáo buộc của Tòa Tư pháp Antwerpen, Bỉ tuyên ngày 08/05/2013 hay không. Nếu bị kết luận là có tội, chị Mai sẽ đối diện với bản án là 4 năm tù giam tại Bỉ.
Mua bán cần sa chưa được hợp pháp hóa. được liệt vào tội hình sự (penal code) (Belgium Penal Code) . Những cá nhân sỡ hữu cần sa (hoặc các chất gây nghiện tương đương) cho mục đích sử dụng riêng, nếu không chứng minh được là có sự chỉ định của bác sĩ để trị bệnh thì sẽ bị tù từ 3 tháng - 1 năm hoặc bị phạt từ 8000EUR-(800,000EUR) tùy mức độ phạm tội hoặc tái phạm. Nếu như sỡ hữu, sản xuất, buôn bán giao dịch (trong và ngoài Bỉ) các chất cấm như cần sa thì sẽ bị phạt 3 tháng - 5 năm tù , hoặc 8000EUR-800,000EUR tiền phạt.
Thứ nhất:Theo luật tố tụng ở Châu Âu, Khi một công dân hoặc người cư trú trong khối liên minh EU bị kiện/bị điều tra/bị tình nghi vào một tranh chấp một vụ án nào đó, phía công tố viên/hoặc luật sư bên nguyên sẽ gửi cho bạn một cái gọi là Enforcement (Vollstreckung), trên đó ghi rõ ràng bạn đang bị kiện về vấn đề gì, bạn đang bị tình nghi về việc gì, và họ cho bạn một khoảng thời gian để thu thập chứng cứ phản biện, tìm luật sự và trình tòa án. Nếu bạn nhận được giấy này, nhưng bạn ko trả lời, ko thuê luật sư đại diện, ko có hành động phản hồi gì thì họ sẽ gửi thêm 2 lần nữa nhắc nhở . Sau 3 lần nhận giấy mà bạn không hồi âm hoặc không hầu tòa, bạn sẽ bị xử vắng mặt. Nếu bạn bị xử vắng mặt, bạn coi như không biện hộ gì cho mình, tất cả tội của bạn sẽ được bên công tố luận, hoặc bên nguyên đơn phương thắng kiện. Như vậy trong tình tiết chị Mai Phạm có nói rằng mình KHÔNG HỀ BIẾT GÌ VỀ TỘI DANH khi bị bắt giữ là chưa hợp lý.
Thứ hai: Nhận diện ID tại sân bay
Paris. Nói đến nhận dạng thì EU đã triển khai nhận dạng bằng vân tay từ lâu. Tức là trùng tên trùng ngày tháng năm sinh (trong trường hợp bị đánh cắp thông tin ID) nhưng không thể trùng vân tay và trùng ADN được. Tức là như vầy, khi tòa Bỉ xử Mai Phạm vắng mặt, tòa án Bỉ phải chứng mình được cái người mà họ đang xử và cái người phạm tội ghi trong báo cáo của cảnh sát phải là người tên đó, số ID đó, và trùng dấu vân tay với nhau. Trong lời kể của Mai Pham không hề có chi tiết nào là kiểm tra vân tay cả, mà cô chỉ kể rằng họ thấy trùng tên là giam cô luôn.
Điều này rất vô lý và sai quy chế hành pháp của EU. Như vậy để tạm giam, nghi ngờ Mai Phạm là tội phạm truy nã thì cảnh sát Pháp (Mai Phạm bị bắt tại sân bay Pháp) phải check xem vân tay có bị trùng hay không, một số trường hợp nghiêm trọng phải kiểm tra DNA, nếu không trùng sẽ được thả liền.
Quay trở lại Bỉ đã kết tội Mai 4 năm tù giam xử vắng mặt. Để kết tội được Mai, tòa Bỉ phải chứng minh được các chứng cứ tang vật của vụ án họ có đều phải có liên quan đến cô, tức là :" có dính vân tay, có dính ADN, chứng cứ giao dịch bằng tài khoản Internet Banking..." Vậy cái người mà có cái vân tay đó bi kết tội 4 năm tù ở Bỉ lại hoàn toàn trùng khớp vân tay với Mai Pham? Mai Pham có thể kháng cáo (vì thời gian cho cô bào chữa đã qua, cô chỉ có thể kháng cáo), nhưng cô chỉ có thể kháng cáo ở Bỉ.
Thứ ba: Tòa ở Pháp chỉ xem xét 2 sự việc : Có bắt đúng người hay không ? Có phải dẫn độ qua Bỉ hay không? Chứ tòa ở Pháp không có xử lại án mà tòa ở Bỉ đã tuyên, Pháp không có quyền can thiệp vào tư pháp của Bỉ , và cũng ko thể xử lại án đã kết. Xử lại hay không là do tòa Bỉ xem xét và quyết định dựa trên các chứng cứ mới . Số 1 thì đã đúng rồi, bây giờ còn cái số 2 là có dẫn độ hay không ? Điều này phải dựa trên luật pháp về cần sa giữa Pháp và Bỉ. Nếu như Bỉ có án tử hình cho tội phạm ma túy, thì Pháp hoàn toàn có quyền từ chối dẫn độ vì lý do nhân đạo nhân quyền bác ái. Nhưng Bỉ ko có tử hình, và giữa Pháp và Bỉ đã có giao kết về dẫn độ tội phạm , cô Mai Pham đưa ra luận cứ gì để Pháp giữ lại cô ko dẫn độ về Bỉ ? Xác xuất thành công là 0,000000001%. Việc của phiên tòa ngay 9/2/2019 tới sẽ là phiên tòa xem có dẫn độ cô về Bỉ hay không. Nếu cô một mực kêu oan ở Pháp, thì tòa Pháp cũng sẽ dẫn cô về Bỉ để kêu vì Pháp không có quyền can thiệp vào tư pháp Bỉ như đã nói và ko xử lại những vụ Bỉ đã kết.
Thứ tư: Tại sao bị truy nã nhưng Mai Pham vẫn được cấp visa qua Pháp?
Điều này có hai giả định.
1. Hồ sơ tòa án hay cảnh sát chưa thống nhất với hồ sơ di trú được lưu ở ĐSQ Pháp ở Vietnam
2. ĐSQ Pháp đã biết và muốn bắt cô Mai Pham, và việc bắt giữ nếu xảy ra ở EU thì sẽ đơn giản và ít rườm rà hơn là thông qua con đường luật pháp ngoại giao để yêu cầu dẫn độ. Nếu như Bỉ gửi giấy yêu cầu VN dẫn độ Mai Pham qua Bỉ chịu án thì VN có thể từ chối vì giữa Bỉ và VN vẫn chưa có luật dẫn độ, cơ mà không có lí do gì VN từ chối dẫn độ vì nếu từ chối thì sẽ làm sứt mẻ thêm mối bang giao giữa hai nước và quan trọng là giữa VN với EU, vì vụ Trịnh Xuân Thanh vẫn chưa ngã ngũ . Chưa kể Mai Pham không phải là tội phạm chính trị, thường các nước rất né tránh việc dẫn độ tù/tội phạm chính trị (an ninh quốc phòng) nhưng tội phạm ma túy thì họ sẵn sàng dẫn độ.
Thứ năm: Tại sao Mai vẫn được tại ngoại?
Chính sách đc tại ngoại từng quốc gia là khác nhau, nhưng theo thông tin được biết ở Pháp các loại dược phẩm tương đương cần sa đc kê đơn để trị bệnh nên tội buôn cần sa có thể đc tại ngoại ở Pháp, điều này tùy từng nước.
SỰ GIÚP ĐỠ CỦA ĐSQ VIỆT NAM TẠI PHÁP
ĐSQ Vietnam ở Pháp nói gì ? Tất cả những gì ĐSQ VN ở Pháp có thể hỗ trợ hiện tai là giúp Mai Phạm tìm luật sư bào chữa , và xem xét những cách tốt nhất để giúp đỡ Mai Phạm bằng cách hỗ trợ Mai Phạm thu thập tài liệu xuất nhập cảnh của cô . Đó là những gì ĐSQ có thể làm và hỗ trợ, còn lại tất cả có qua khỏi tai kiếp hay không là do bản thân Mai Phạm, rằng cô có thực sự đã phạm pháp hay không. ĐSQ không thể khơi khơi buộc Pháp hay Bỉ thả Mai Phạm ra hay dùng đòn ngoại giao để gây sức ép . Họ đã làm đúng trách nhiệm khả năng.
Sự việc vẫn chưa kết thúc tại đây, nguồn thông tin vẫn còn đag được cập nhật. Chúng ta sẽ còn phải chờ đợi đến ngày mùng 6/2 ở phiên tòa tại thủ đô Paris và tiếp theo là những phiên tòa ở Bruxelles, Bỉ.
Nguồn thông tin: Sưu tầm.