Blog KHÁM PHÁ 30 ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH NỔI TIẾNG KHÔNG KHÓI THUỐC TẠI HÀ NỘI
cover

KHÁM PHÁ 30 ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH NỔI TIẾNG KHÔNG KHÓI THUỐC TẠI HÀ NỘI

avatar
Khải Minh dot Thứ 2, 07/10/2019
Theo dõi Gody.vn trên Google news
Dự kiến trong tháng 10 này, các điểm văn hoá, du lịch, di tích sẽ gắn biển "không hút thuốc lá, cấm hút thuốc lá" đồng thời sẽ có người nhắc nhở và xử phạt tại chỗ nếu người dân và khách du lịch cố tình vi phạm.
Tại hội nghị “Triển khai mô hình du lịch không khói thuốc trên địa bàn quận Hoàn Kiếm,” diễn ra sáng 1/10 tại Hà Nội, Ban quản lý và Ban Giám đốc 16 điểm văn hóa và 14 đình, đền, chùa thuộc quận Hoàn Kiếm thực hiện ký cam kết "Điểm du lịch không khói thuốc", các điểm này sẽ chính thức trở thành điểm du lịch không khói thuốc.

1. Đền Ngọc Sơn

Đền Ngọc Sơn là một ngôi đền thờ nằm trên đảo Ngọc của hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội, Việt Nam. Đây cũng là một di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam được xếp hạng đợt 4.
hình ảnh
Địa chỉ: Đinh Tiên Hoàng, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Giờ mở cửa: Thứ hai – Chủ nhật 8h -18h
Gía vé: 30.000 đồng/người lớn, miễn phí trẻ em dưới 15 tuổi

2. Đền Bà Kiệu

Đền Bà Kiệu, tên chữ là Thiên Tiên điện, là một ngôi đền ở ven phía đông hồ Gươm, Hà Nội, xế cửa đền Ngọc Sơn. Đền thờ ba vị nữ thần: Liễu Hạnh Công chúa, Quỳnh Hoa và Quế Nương.
hình ảnh
Địa chỉ: 59 Đinh Tiên Hoàng, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Giờ mở cửa: Thứ hai – Chủ nhật 8h -18h
Gía vé: Miễn phí

3. Bảo tàng lịch sử Việt Nam

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, cùng với Bảo tàng Cách mạng Việt Nam là hai bảo tàng đã được sát nhập thành Bảo tàng Lịch sử quốc gia, tọa lạc ở thành phố Hà Nội.
hình ảnh
Địa chỉ: số 1 phố Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Giờ mở cửa: Thứ hai – Chủ nhật 8h -18h
Gía vé: 40.000 đồng/ người lớn, 10.000 đồng/trẻ em từ 6-10 tuổi

4. Bảo tàng Phụ nữ

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam nằm ở Hà Nội, trên phố Lý Thường Kiệt, gần trung tâm hồ Hoàn Kiếm và khu phố cổ. Bảo tàng này được dành riêng cho phụ nữ Việt Nam. Bảo tàng mở cửa phục vụ công chúng từ năm 1995 và chỉnh sửa lại hệ thống trưng bày thường xuyên từ 2006 - 2010 nhằm tôn vinh phụ nữ Việt Nam.
hình ảnh
Địa chỉ: 36 Lý Thường Kiệt, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Giờ mở cửa: Thứ hai – Chủ nhật 8h -17h
Gía vé: Người lớn: 30.000vnđ/ lượt
Học sinh, sinh viên: 10.000vnđ/ lượt
Trẻ em dưới 10 tuổi và người khuyết tật: Miễn phí

5. Bảo tàng Cách Mạng

Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam là nơi tái hiện lịch sử đấu tranh hàng trăm năm qua của nhân dân Việt Nam chống Pháp, chống Nhật, chống Mỹ, chống phong kiến, giành lại nền độc lập tự do cho Việt Nam.
hình ảnh
Địa chỉ: 5 Tông Đản, Quận Hoàn Kiếm- Hà Nội
Giờ mở cửa: Thứ hai – Chủ nhật 8h -17h
Gía vé: 30.000 đồng/người lớn, miễn phí trẻ em dưới 15 tuổi

6. Thư viện Quốc gia

Thư viện Quốc gia Việt Nam là thư viện cấp quốc gia của Việt Nam, đứng đầu trong hệ thống thư viện công cộng và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam.
hình ảnh
Địa chỉ: 31 Tràng Thi, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Giờ mở cửa: Thứ hai – Chủ nhật 8h -20h
Gía vé: Miễn phí

7. Chùa Quán Sứ

Chùa Quán Sứ là một ngôi chùa ở số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội. Trước đây, địa phận này thuộc thôn An Tập, phường Cổ Vũ, tổng Tiền Nghiêm, huyện Thọ Xương.
hình ảnh
Địa chỉ: 73 Quán Sứ, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Giờ mở cửa: Thứ hai – Chủ nhật 8h -18h
Gía vé: Miễn phí

8. Chùa Bà Đá

Chùa Bà Đá, còn có các tên: Linh Quang tự, Sùng Khánh tự, là một ngôi chùa cổ ở số 3 phố Nhà thờ, Hà Nội, gần hồ Hoàn Kiếm. Chùa Bà Đá được xây năm 1056 dưới đời Lý Thánh Tông. Chùa được dựng trên nền tháp Báo Thiên nổi tiếng của kinh thành Thăng Long xưa.
hình ảnh
Địa chỉ: Số 3 Nhà Thờ, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Giờ mở cửa: Thứ hai – Chủ nhật 8h -18h
Gía vé: Miễn phí

9. Nhà hát lớn Hà Nội

Nhà hát Lớn Hà Nội là một công trình kiến trúc tại thành phố Hà Nội, Việt Nam, phục vụ biểu diễn nghệ thuật. Nhà hát tọa lạc trên quảng trường Cách mạng tháng Tám, vị trí đầu phố Tràng Tiền, không xa hồ Hoàn Kiếm và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
hình ảnh
Địa chỉ: Số 01 Tràng Tiền, Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm
Giờ mở cửa: Thứ hai – Chủ nhật 8h -22h
Gía vé: Tùy vào suất diễn

10. Nhà thờ lớn Hà Nội

Nhà thờ Lớn Hà Nội là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Hà Nội, nơi có ngai tòa của tổng Giám mục. Đây cũng là một nhà thờ cổ tại thành phố này, thường xuyên diễn ra các sinh hoạt tín ngưỡng của các giáo dân thuộc tổng giáo phận Hà Nội.
hình ảnh
Địa chỉ: 40 Nhà Chung, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Giờ mở cửa: Thứ hai – Chủ nhật 8h -18h
Gía vé: Miễn phí

11. Nhà thờ Hàm Long

Nhà thờ Hàm Long là một nhà thờ của Giáo hội Công giáo Rôma, thuộc Tổng giáo phận Hà Nội, Việt Nam. Đây là một trong những nhà thờ lớn ở Hà Nội.
hình ảnh
Địa chỉ: Số 21 Hàm Long, Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Giờ mở cửa: Thứ hai – Chủ nhật 8h -18h
Gía vé: Miễn phí

12. Đền Bạch Mã

Đền Bạch Mã là một trong tứ Trấn của kinh thành Thăng Long xưa, gồm bốn ngôi đền: Đền Quán Thánh; Đền Kim Liên; Đền Voi Phục.
hình ảnh
Địa chỉ: 76 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Giờ mở cửa: Thứ hai – Chủ nhật 8h -18h
Gía vé: Miễn phí

13. Đền Hỏa Thần

Đền thờ Hỏa thần (thần lửa) hay còn gọi là đền thờ “ông tổ” phòng cháy chữa cháy” ở 30 phố Hàng Điếu (Hà Nội) bao năm qua vẫn được xem là ngôi đền lạ nhất Hà Nội. Lạ bởi đây là ngôi đền duy nhất miền Bắc thờ thần Lửa kết hợp với thờ Phật và Tam tòa thánh mẫu (tam giáo đồng nguyên). Đây cũng là ngôi đền duy nhất Hà Nội có sư trụ trì.
hình ảnh
Địa chỉ: 30 Hàng Điếu, Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Giờ mở cửa: Thứ hai – Chủ nhật 8h -18h
Gía vé: Miễn phí

14. Đình Kim Ngân

Đình Kim Ngân là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia của Việt Nam, thuộc phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Di tích này được công nhận năm 2012.
hình ảnh
Địa chỉ: 44 Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Giờ mở cửa: Thứ hai – Chủ nhật 8h -18h
Gía vé: Miễn phí

15. Đình Nam Hương

Đình Nam Hương được xây dựng từ thời Lê trung hưng, là ngôi đình của làng Tự Tháp cũ, trong thờ 5 vị thành hoàng: Long Đỗ, Cao Sơn, Linh Lang, A Duy công chúa và Bảo Xương đại vương.
hình ảnh
Địa chỉ: Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Giờ mở cửa: Thứ hai – Chủ nhật 8h -18h
Gía vé: Miễn phí

16. Đình Đồng Lạc

Đình là nơi thờ vọng thần Cao Sơn, Linh Lang, Bạch Mã, đồng thời là nơi bán các sản phẩm yếm lụa từ thời Lê. Do nhiều biến động của lịch sử, ngôi đình đã bị phá hủy hoàn toàn. Năm 1941, đình được xây dựng lại với quy mô hai tầng, một tầng dùng để bán hàng và một tầng để ở. Năm 1956, nơi đây được sử dụng làm cửa hàng bách hoá.
hình ảnh
Địa chỉ: 38 Hàng Đào, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Giờ mở cửa: Thứ hai – Chủ nhật 8h -18h
Gía vé: Miễn phí

17. Đình Yên Thái

Đình Yên Thái tên tự là Quán Linh Từ, một ngôi đình cổ thuộc thôn An Thái, tổng Thuận Mỹ, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức trước kia, nay là số 8 ngõ Tạm Thương, phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là nơi thờ Nguyên phi Hoàng Thái hậu Ỷ Lan. Thời vua Lý Thánh Tông, khu vực này nằm ở phía Đông Đại nội.
hình ảnh
Địa chỉ: 8 Ngõ Tạm Thương, Hàng Gai, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Giờ mở cửa: Thứ hai – Chủ nhật 8h -18h
Gía vé: Miễn phí

18. Chùa Huyền Thiên

Chùa Quán Huyền Thiên vốn là một quán của đạo Lão, rồi chuyển thành chùa từ cuối thời Lê. Quán Huyền Thiên vốn là nơi thờ Huyền Thiên Thượng Đế, vị thần trấn phương Bắc được thờ ở đền Quán Thánh. Tục thờ này xuất hiện ở nước ta từ thời Bắc thuộc. Trong quán có một pho tượng của Ngài bằng gỗ trầm. Khi đạo Lão suy, đạo Phật thịnh, dân trong thôn đưa tượng Phật vào thờ chung, từ đó cũng quen gọi là chùa Quán Huyền Thiên hay đền Huyền Thiên.
hình ảnh
Địa chỉ: Số 54 Hàng Khoai, Đồng Xuân, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Giờ mở cửa: Thứ hai – Chủ nhật 8h -18h
Gía vé: Miễn phí

19. Chùa Thái Cam

Chùa Thái Cam vốn của thôn Tân Khai, một thôn mới được thành lập vào năm 1822 trên nền dải đất hoang phía đông hoàng thành thời Lê, thuộc tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương cũ. Trên cổng chính của chùa có đắp nổi 4 chữ “Tân Khai linh tự”, song đã từ lâu nhân dân thường gọi bằng một tên khác là chùa Thái Cam vì tương truyền ở đây “… có một cái giếng cổ nước rất thơm ngọt, gọi là giếng Thái Cam”.
hình ảnh
Địa chỉ: 16 Hàng Gà, Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Giờ mở cửa: Thứ hai – Chủ nhật 8h -18h
Gía vé: Miễn phí

20. Nhà lưu niệm 48 Hàng Ngang

Ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, Hà Nội là nơi Hồ Chí Minh đã soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam ngày 28 tháng 8 năm 1945, sau đó nó được góp ý bởi các nhà lãnh đạo Việt Nam và tiếp tục được ông hoàn chỉnh tại số 12 Ngô Quyền, Hà Nội.
hình ảnh
Địa chỉ: 48 Hàng Ngang, Hàng Đào, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Giờ mở cửa: Thứ hai – Chủ nhật 8h -16h30, nghỉ trưa 11h30 – 13h30
Gía vé: Miễn phí

21. Nhà lưu niệm 5D Hàm Long

Nhà 5D phố Hàm Long được Kỳ bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội (VNTNCMDDCH) thuê làm trụ sở hoạt động bí mật và giao cho vợ chồng Trần Văn Cung và Trần Thị Liên quản lý. Tại đây tháng 3 năm 1929, kỳ bộ VNTNCMDDCH Bắc kỳ đã họp thành lập chi bộ đảng cộng sản đầu tiên tại Việt Nam, gồm có bảy đảng viên: Trịnh Đình Cửu, Ngô Gia Tự, Trần Văn Cung, Đỗ Ngọc Du, Nguyễn Đức Cảnh, Dương Hạc Đính, Kim Tôn (Nguyễn Tuân) và bầu Trần Văn Cung (Quốc Anh) làm bí thư chi bộ.
Chi bộ chủ trương phải tích cực vận động thành lập một đảng cộng sản ở Việt Nam thay tổ chức Việt Nam cách mạng thanh niên để lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Nay địa chỉ này trở thành di tích lịch sử cách mạng thuộc Bảo tàng Hà Nội.
hình ảnh
Địa chỉ: 5D Hàm Long, Hà Nội
Giờ mở cửa: Thứ hai – Chủ nhật 8h -18h
Gía vé: Miễn phí

22. Nhà tù Hỏa Lò

Hỏa Lò, nhà pha Hỏa Lò hay nhà tù Hỏa Lò là một nhà tù tại trung tâm Hà Nội. Địa danh này được đặt theo con phố của Hà Nội có từ trước thời Pháp thuộc.
hình ảnh
Địa chỉ: Đinh 1, Hỏa Lò, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Giờ mở cửa: Thứ hai – Chủ nhật 8h -18h
Gía vé: 30.000 đồng/ người lớn, miễn phí trẻ em dưới 15 tuổi

23. Nhà hát Tuồng Trung Ương

Nhà hát Tuổng Việt Nam, còn gọi nhà hát Tuồng Trung ương.
hình ảnh
Địa chỉ: 51A Đường Thành, Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Giờ mở cửa: Thứ hai – Chủ nhật 8h -22h
Gía vé: Tùy vào suất diễn

24. Nhà hát múa rối nước Thăng Long

Nhà hát Múa Rối Nước Thăng Long được thành lập năm 1969 và là một trong những địa điểm biển diễn nghệ thuật múa rối nước nổi tiếng nhất Việt Nam. Nghệ thuật rối đặc sắc này bắt nguồn từ khoảng thế kỷ thứ 11, trên mặt nước Sông Hồng chảy quanh Hà Nội.
hình ảnh
Địa chỉ: Đinh Tiên Hoàng, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Giờ mở cửa: Thứ hai – Chủ nhật 8h -18h
Gía vé: 60.000 - 100.000 đồng/người lớn tùy vị trí

25. Nhà hát kịch Việt Nam

Nhà hát Kịch Việt Nam (tiền thân là đội kịch thoại của đoàn văn công nhân dân Trung ương) được thành lập năm 1952 tại chiến khu Việt Bắc. Lịch sử ra đời của nhà hát gắn liền với sự phát triển của nghệ thuật sân khấu cách mạng Việt Nam và trưởng thành cùng lịch sử phát triển của đất nước, đến nay nhà hát Kịch Việt Nam được coi là “Cánh chim đầu đàn” là “Anh cả đỏ” của nền nghệ thuật sân khấu kịch nói Việt Nam.
hình ảnh
Địa chỉ: 1 Tràng Tiền, Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Giờ mở cửa: Thứ hai – Chủ nhật 8h -18h
Gía vé: Tùy vào suất diễn

26. Đền chùa Vũ Thạch

Chùa Vũ Thạch Tên chùa là Vũ Thạch, gọi theo tên làng Vũ Thạch, nơi có ngôi trường danh tiếng xưa và ông giáo làng Vũ Thạch là Nguyễn Huy Đức nổi tiếng phẩm hạnh, đào tạo được nhiều môn sinh tài đức trên đất Thăng Long. Kiến trúc chùa có mặt bằng hình chuôi vồ, tượng Phật đầy đủ theo hệ thống.
hình ảnh
Địa chỉ: Ngõ Chùa Vũ Thạch, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Giờ mở cửa: Thứ hai – Chủ nhật 8h -18h
Gía vé: Miễn phí

27. Chùa Cầu Đông

Chùa tọa lạc trên một thân đất phẳng phiu, nay là phố nhà 38B, phố Hàng Đường, Hà Nội. Đây là ngôi chùa của thôn Đông Hoa Môn xưa, trước thế kỷ XV. Kể từ khi mới dựng, chùa đã qua nhiều bước thăng trầm cùng lịch sử và cũng đã được trùng tu không ít lần.
hình ảnh
Địa chỉ: 38 Hàng Đường, Hàng Đào, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Giờ mở cửa: Thứ hai – Chủ nhật 8h -18h
Gía vé: Miễn phí

28. Rạp Công Nhân

Rạp Công Nhân là một công trình kiến trúc tại số 42 Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, có công năng phục vụ biểu diễn đa năng như sân khấu, chiếu phim. Đây là một trong những rạp hát lâu đời tại Việt Nam.
hình ảnh
Địa chỉ: 42 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Giờ mở cửa: Thứ hai – Chủ nhật 8h -22h
Gía vé: Tùy vào suất diễn

29. Ngôi nhà di sản

Nhà cổ 87 Mã Mây là một trong số ít những ngôi nhà được Thành phố Hà Nội bảo tồn và gìn giữ làm điểm tham quan, triển lãm, cung cấp thông tin về lịch sử Hà Nội. Đây là một trong những địa chỉ văn hóa mà du khách khó bỏ qua khi đến phố cổ Hà Nội.
hình ảnh
Địa chỉ: 87 Mã Mây, Hà Nội,
Giờ mở cửa: Thứ hai – Chủ nhật 8h -18h
Gía vé: Miễn phí

30. Trung tâm giao lưu phố cổ

Ngôi nhà 3 tầng khang trang số 50, phố Đào Duy Từ, Hà Nội, hiện đang được đặt làm Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ, lại xuất phát từ một địa chỉ văn hóa hàng trăm năm tuổi – Rạp hát Lạc Việt, một trong 2 rạp hát lớn nhất Hà Nội thế kỷ XX.
hình ảnh
Địa chỉ: 50 Đào Duy Từ, Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Giờ mở cửa: Thứ hai – Chủ nhật 8h -17h30
Gía vé: Miễn phí

Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.

Viết blog ngay
Đã cập nhật vào ngày 3/01/2023
Love
0 Bình luận
avatar
Khải Minh
0 Quốc gia
0 Tỉnh thành
14 Người theo dõi
20 Đang theo dõi
icon Theo dõi
Kiếm tiền cùng Gody icon My Travel Map
Bình luận
*Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để bình luận và chia sẻ nhanh hơn
Bài viết liên quan
Bài viết cùng tác giả
Chia sẻ kinh nghiệm du lịch Đà Lạt một tháng chi tiết về nên ở đâu, ăn gì và chơi ở đâu thì hợp lý. Mời các bạn cùng tham khảo.
Kinh nghiệm du lịch Sapa là cụm từ được tìm nhiều nhất trong năm, có được điều này là do Sapa trở thành điểm du lịch hội tụ yếu tố trải nghiệm, tham quan, khám phá và được hòa mình vào cuộc sống người dân đồng bào. Ở bài này, chúng ta sẽ tham khảo kinh nghiệm du lịch Sapa tự túc về cách di chuyển, thời điểm, điểm tham quan, nghỉ ngơi tại Sapa.
30 điểm du lịch nổi tiếng ở Hà Nội như Đền Ngọc Sơn, Nhà hát lớn, Nhà thờ lớn, Ngôi nhà di sản (phố Mã Mây), Trung tâm giao lưu phố cổ… sẽ là những nơi sẽ bị cấm hút thuốc lá, phạt tại chỗ trong thời gian tới.
Mùa du lịch đã qua nhưng phố cổ Hội An (Quảng Nam) vẫn là điểm đến yêu thích và được săn đón nhiều nhất. Dưới đây là gợi ý về lịch trình ăn uống ở nơi đây trong một ngày.
Làm thế nào để di chuyển lên Tam Đảo một cách dễ dàng nhất, cùng tham khảo bài viết hướng dẫn di chuyển lên Tam Đảo với nghìn lẻ một cách.
Nếu muốn tận hưởng cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp và chụp những tấm ảnh check-in chất lừ ở bờ biển, hãy đến những quán bar được mệnh danh là có vị trí ngắm hoàng hôn lý tưởng nhất Phú Quốc.
Sài Gòn chỉ có hai mùa: nóng và rất nóng, nên kem luôn là lựa chọn được yêu thích quanh năm. Dưới cái thời tiết này nhâm nhi được một món kem mát lạnh còn gì tuyệt bằng.
Những điểm du lịch nổi tiếng ở Hải Dương thú vị, độc đáo mang lại nhiều trải nghiệm cho khách tham quan.
Cambodia – người bạn hàng xóm của Việt Nam, nổi tiếng với khu quần thể đền Angkor Wat hay thiên đường biển đảo Koh Rong – Kohrong Samloem, chính là địa điểm lý tưởng dành cho bạn vào mùa hè này.
Kinh nghiệm phượt Tây Giang: cách di chuyển, điểm phượt, ăn gì khi phượt Tây Giang.