Chia Sẻ Các Món Bánh Đặc Sản Vùng Miền Nức Tiếng Gần Xa Mà Bạn Nên Thử Khi Đến Các Vùng Miền Và Địa Danh SAu. Mời Các Bạn Cùng Theo Dõi.
Chia sẻ những món bánh đặc sản vùng miền ngon nức tiếng gần xa không thể thiếu trong chuyến đi của bạn đến vùng đất xa lạ. Nếu bạn là người thích xê dịch, khám phá, tìm hiểu và muốn thưởng thức ẩm thực Việt Nam tại nơi bạn đến thì đừng bỏ qua các món bánh đặc sản vùng miền ngon nức tiếng ngay dưới đây nhé.
Ẩm thực Việt Nam rất đa dạng và phong phú từ kiểu dáng, màu sắc cho đến hương vị, nhưng mổi tỉnh thành phố, vùng miền lại có đặc trưng riêng. Đặc biệt là các món bánh truyền thống, bài viết này sẽ giới thiệu các bạn những món
bánh đặc sản vùng miền ngon nức tiếng gần xa bạn nên thử.
Du lịch Sóc Trăng không chỉ có khung cảnh thiên nhiên đẹp, những gnoi6 chùa cổ kính hay các lễ hội vui tươi, rực rỡ bản sắc của các dân tộc Kinh, Hoa và Khmer. Tại Sóc Trăng, du khách có thể thưởng thức các món bánh ngon và lã nơi này. Đặc biệt phải kể tên tới là bánh pía, với vị ngọt thanh và nhiều hương vị từ trái cây như sàu riêng, đặc sản của vùng sông nước Nam Bộ.
Ẩm thực Sóc Trăng rất đa dạng và phong phú với đặc sản là lạp xưởng, nhãn Vĩnh Châu, bánh cống, bánh pía... những ai một lần nếm thử món bánh pía đều khẳng định món này quá ngon và là thứ quà vặt không thể thiếu sau chuyến đi để biếu người thân. Đặc sản Sóc Trăng này thực chất có nguồn gốc từ người Triều Châu, họ đã mang món bánh này đến Việt Nam vào cuối thế kỷ thứ 17.
Món bánh đặc trưng này phù hợp hầu hết khẩu vị của người dân địa phương, và từ đó trở thành món bánh đặc trưng mà bất cứ du khách nào khi đến Sóc Trăng du lịch đều muốn tìm mua để thường thức rồi mua về làm quà cho người thân. Hương vị đặc trưng từ trái cây, hay nhân đậu xanh, vị béo ngày của nước cốt dừa và một chút bùi bùi đặc trưng của trứng muối đã hòa quyện với nhau tạo nên món bánh đậm đà mà ai thử qua cũng đều nhớ mãi.
Ngôi làng Đa Mai, phường Đa Mai (Tp. Bắc Giang) từ lâu nổi tiếng với nghề làm bún lâu đời. Ngoài món bún truyền thống, nơi đây còn là món quà quê với vị thanh mát, dẻo thơm đặc trưng của món bánh gio. Tuy có một cái tên khá kỳ lạ, nhưng bánh gio hay còn gọi là bánh tro là đặc sản dân dã nổi tiếng của ẩm thực Bắc Giang. Có thể nói, món bánh có hương vị cũng ngon không hề kém cạnh bất cứ loại bánh đặc sản vùng miền nào.
Bánh gio được làm từ những nguyên liệu đơn giản, từ gạo nếp và tro của một số cây sẵn có ở vùng đất này như rơm nếp, củ chuối phơi khô. Tuy nguyên liệu đơn giản là như thế, nhưng để hoàn thành một mẻ bánh lại cần sự công phu và khéo léo của người làm bánh. Sở dĩ món bánh này được xem là món đặc sản Bắc Giang là bởi nếu như nơi khác chỉ làm bánh vào dịp tết Đoan Ngọ thì ở đây người dân làng Đa Mai lại làm bánh hàng ngày và được bán khắp các khu chợ truyền thông hay quá ăn địa phương.
Bánh gio Bắc Giang khi luộc chín, bóc từng lớp vỏ bên ngoài sẽ thấy hiện lên một màu vàng nâu, trong như hổ phách, chưa cần thưởng thức cũng đã quyến rũ người ăn. Banh gioi thường được chấm với nước mật hoặc với đường. Khi thưởng thức bánh bạn sẽ cảm nhận được vị thanh mát, dẻo thơm của hạt gạo quyện lẫn với vị ngọt của đường, cảm nhận được sự tài hoa, khéo léo của những người thợ làm bánh.
Là một đặc sản nổi tiếng ở Hải Dương, bánh đậu xanh với nhiều hương vị khác nhau, khiến bạn phân vân không biết thưởng thức bánh đậu xanh nào mang lại hương vị ngon nhất. Hình ảnh chiếc bánh đậu xanh bên cạnh ly trà thơm nóng sẽ là hình ảnh đẹp và gây thương nhớ nhất trong lòng những người con Hải Dương xa xứ. Bánh đậu xanh là lựa chọn hàng đầu của du khách khi đến thăm mảnh đất Kinh Môn.
Món ăn đặc sản này từng được dâng lên vua Bảo Đại và thậm chí còn được nhà vua ban sắc lệnh khen ngợi, trên bánh có tin hình "Rồng Vàng" và đây cũng chính là lý do vì sao bánh còn có tên gọi khác là bánh Đậu xanh Rồng Vàng. Ai có dịp đi đến Hải Dương, có lẽ sẽ không thể bỏ qua đặc sản bánh đậu xanh, đây là một món ăn ngon, giản dị mà mộc mạc, thường sử dụng với trà xanh cực kỳ tạo nhã.
Nguyên liệu chế biến món bánh đặc sản Hải Dương này khá đơn giản, gồm có đậu xanh, đường, mỡ lợn và tinh dầu hoa bưởi. Tất cả nguyên liệu này được chọn lựa rất cẩn thận, đảm bảo khi bánh được hoàn thành sẽ có chất lượng nhằm đem đến những chiếc bánh thơm ngon nhất. Ngoài ra, giấy bạc dùng để gói bánh cũng phải lựa chọn kỹ để giúp bánh trông đẹp mắt và bảo quan được lâu hơn.
Khi ăn bánh đậu xanh, bạn sẽ thấy từng miếng bánh gần như tan ngay trong miện những vẫn cảm nhận được vị ngọt vào béo, vị ngọt thanh của bánh không quá gắt cùng với hương thơm dịu nhẹ của hoa bưởi khiến ai thưởng thức cũng muốn ăn thêm và mua vài ba hộp nhỏ khác để làm quà cho người thân. Đặc biệt, nếu có thêm ly trà nóng nữa thì hương vị bánh càng trọn vẹn.
4. Bánh Cáy Thái Bình
Nói đến đặc sản Thái Bình không thể không nhắc tới bánh cáy. Vốn dĩ là món bánh dân dã nhưng hương vị đặc trưng được làm từ đôi bàn tay khéo kéo của người dân làng Nguyễn, tạo nên một món bánh rất ngon và được dùng như một sản vật để tiến vua. Qua bàn tay khéo léo của người làng Nguyễn, Thái Bình, các nguyên liệu như gạo nếp, lạc, vừng, gấc, mỡ lợn, vỏ quýt… hòa quyện với nhau tạo nên thứ bánh quê dân dã, vừa béo, vừa bùi.
Nhắc đến Thái Bình, du khách đến đây ngoài thưởng ngoạn những ngôi chùa cổ kính, đền thần linh thiên, du khách còn ấn tượng với nhiều món ăn ngon và đậm chất quê dân dã. Bên cạnh các món như canh cá Quỳnh Côi, nem chạo Vị Thủy, bún bung, nộm sứa hay bánh giò Bến Hiệp... thì bánh cáy cũng được xem là thức quà quê bình dì với không ít người.
Trước đây, bánh cáy được làm hoàn toàn bằng thủ công, nhưng đến nay ít nhiều có sự tham gia của máy mong trong các công đoạn sản xuất, đóng góp nhằm nâng cao nâng suất và giúp sản phẩm đẹp hơn. Tuy nhiên, bánh vẫn luôn giữ được hương vị chuẩn từ xưa đến nay. Muốn bánh đặc sản vùng miền này ngon thì cần phải trải qua một quy trình đòi hỏi sự tỉ mỉ và chỉnh chi của người làm bánh từ việc chuẩn bị nguyên liệu cho đến các công đoạn sơ chế và mang đi chế biến. Công đoạn chế biến ra thành phẩm đòi hỏi cao, nhưng khi cầm miếng bánh trên tay, hương vị thơm của bánh, rồi độ dẻo cùng vị ngọt của mật mía, béo bùi của lạc, vừng và tóp mỡ sẽ khiến bạn ấn tượng ngay lần đầu thưởng thức.
Nhắc đến đặc sản bánh Hà Nội thì không thể không nhắc đến bánh cốm thủ đô, là món đặc sản mà bất kì ai đặt chân tới đây đều muốn mua về làm quà biếu tặng gia đình, người thân. Không cần phải đợi tới mùa thu nữa, cốm bây giờ đã được làm khô và bán quanh năm. Vị vậy, nếu bạn yêu thích món cốm này thì có thể mua ở bất kì nơi đâu và bất cứ lúc nào. Thưởng thức bánh, ngoài hương vị, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ mà cọn gợi lên trong lòng những người con xa quê, những tâm hồn hoài cổ về một nét văn hóa đẹp, thanh tao trong việc thưởng thức ẩm thực của người Hà Nội.
Bánh cốm Hà Nội trước đây đơn giản là dùng những hạt cốm già xào với đường rồi đem đi gói bằng lá chuối giúp bảo quản bánh được lâu hơn. Nhưng sau này, người ta chế biên thêm nhân bánh đậu xanh bên trong nhằm tăng thêm hương vị khi thưởng thức bánh. Đặc sản bánh cốm này khi ra thành phẩm sẽ có vị ngọt dịu từ lớp vỏ bánh và đậm dần ở phần nhân, vị dẻo thơm của cốm kết hợp với vị bùi bùi của đậu xanh. Thưởng thức bánh cốm xannh mướt kèm theo tách trà nóng bên cạnh thì thật chẳng còn gì bằng.
Bạn có thể tìm mua bánh đặc sản vùng miền này ở khắp các con phố tại thủ đô, nhưng thông thường người ta vẫn thường mách nhau tìm đến phố Hàng Than để chọn mua vì ở đây tập trung nhiều thương hiệu bánh cốm nổi tiếng với mức giá khá rẻ, trung bình chỉ khoảng 4.000đ đến 7.000đ mà thôi.
6. Bánh Ngải Lạng Sơn
Không chỉ được biết đến là vùng đất có bền dành truyền thống lịch sử, văn hóa và nhiều danh lam thắng cảnh, Lạng Sơn còn là vùng đất "mùa nào, thức náy" với nhiều món ăn đặc sản, đậm đà hương vị. Đến đây, bạn nên dạo một vòng các phiên chợ quê sẽ được thưởng thức món bánh ngải cứu dẻo thơm nổi tiếng. Ngải cứu là một loại thuốc và cũng là một loại thực phẩm quý. Tuy nhiên chỉ có người Lạng Sơn mới có thể chuyển thể ngải thành một món ăn đặc biệt: bánh ngải cứu.
Nếu có dịp du lịch Lạng Sơn vào dịp tết thì bạn sẽ thấy bánh ngải được làm và bán rất nhiều nơi, còn nếu đến vào ngày thường thì bạn có thể tìm thấy ở các khu chợ truyền thống với giá khá rẻ, chỉ từ 2.000đ/cái.
Món bánh này tuy nguyên liệu dễ làm và không kén gạo, nhưng muốn bánh có độ dẻo thơm và có độ xanh mướt thì phải chọn gạo nếp nương, ngải cứu tươi non, còn nguyên liệu làm nhân phải chọn vừng đen và đường phèn. Cũng nhờ thế mặc dù bánh được làm từ gạo nếp nhưng mát và rất dễ ăn, lại không bị ngấy khi ăn nhiều như các loại bánh khác. Bánh có mùi thơm dịu, dẻo của gạo nếp, vị của lá ngải, vị ngọt của đường và mùi hương từ vừng. Nếu ai đã từng ăn một lần có thể sẽ muốn ăn thêm nhiều lần nữa.
Ở trên là những món bánh đặc sản vùng miền ngon nức tiếng mà bạn có thể thưởng thức nếu có dịp đặt chân đến vùng đất đó. Hi vọng bài viết giúp bạn có nhiều gợi ý để lựa chọn một vài đặc sản vùng miển để thưởng thức.