Malaysia được mệnh danh là “Châu Á thu nhỏ” với hơn 30 dân tộc là 30 nền văn hóa khác nhau. Vì vậy văn hóa Malaysia hội tụ rất nhiều những nét độc đáo đa sắc tộc. Và những lễ hội mà sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu để thấy được sự phong phú của văn hóa Malaysia. Cùng GS Tourist khám phá sự độc đáo lễ hội truyền thống ở Malaysia.
Thaipusam là lễ hội Hindu lớn nhất, được tổ chức hàng năm vào ngày rằm trong tháng thứ 10 theo lịch Tamil. Thường rơi vào khoảng giữa tháng 1 đến đầu tháng 2 Dương lịch. Lễ hội có ý nghĩa tôn vinh thần Subrahmanya hay thần Murugan. Là vị thần tượng trưng cho đức hạnh, tuổi trẻ và sức mạnh, cũng là vị thần chống lại cái ác theo đạo Hindu. Người Hindu tin rằng họ sẽ được gột rửa mọi tội lỗi bằng cách thực hiện các nghi thức tôn giáo nghiêm khắc và cầu nguyện trong lễ hội Thaipusam. Các tín đồ đi chân trần mang theo những đồ trang sức nặng trĩu treo trên người bằng móc sắc nhọn được gọi là kavadi. Trong khi một số người khác tự xuyên qua lưỡi, má và lung.
Độc đáo lễ hội Tết cổ truyền
Tết cổ truyền ở Malaysia luôn là dịp để các thành viên xa gia đình trở về đoàn tụ, sum họp. Đây cũng là dịp để mọi người ăn ngon mặc đẹp, vui chơi lễ hội đón xuân. Tuỳ theo mỗi quốc gia mà có những đặc trưng riêng trong văn hoá Tết. Song điểm tương đồng cũng là nét đẹp chung bao trùm tất cả vẫn là tính chân, thiện, mỹ khác nhau.
Ngày đầu năm mới của Malaysia bắt đầu từ mùng 1/01 (theo lịch Hồi giáo). Vẫn là những ngôi nhà trang hoàng sạch sẽ, phố xá được trang trí với nhiều màu sắc rực rỡ. Chỉ có điều trước Tết khoảng 10 ngày. Những người dân Malaysia theo đạo Hồi không mua sắm nhiều thức ngon vật lạ cho Tết. Mà họ bắt đầu nhịn ăn (chỉ ăn nhẹ trước khi mặt trời lặn). Vì họ cho rằng đó là sự thể hiện lòng cảm thông với sự thống khổ của những người nghèo trên trái đất như lời thánh Ala răn dạy. Người Malaysia có tục lệ chạm nhẹ bàn tay mình vào lòng bàn tay người đối diện, sau đó thu tay lại rồi áp sát vào tim chừng vài giây.
Độc đáo Lễ hội Duanwu
Sự kiện thường niên mang tên Duanwu hay còn được biết đến là lễ hội Thuyền Rồng của đất nước Malaysia. Được diễn ra vào ngày thứ năm của tháng tư theo lịch Trung Quốc. Mặc dù có nguồn gốc từ Trung Hoa, nhưng từ lâu lễ hội Duanwu cũng đã trở thành nét văn hóa đặc trưng ở Malaysia mà còn là của cả nước. Du khách và người dân đều náo nức chờ đón lễ hội này.
Món ăn truyền thống trong ngày hội này thường là món bánh bao – Zhong zi. Trong ngày này, những gia đình gốc Hoa thường chuẩn bị zhong zi làm từ gạo nếp với nhiều loại nhân nhồi bên trong. Bánh được bọc trong lá tre hoặc lá sen. Mỗi gia đình dường như đều có những bí quyết riêng để tạo nên bánh bao thơm ngon. Lại được gói khéo léo cẩn thận trong các loại lá tre hay lá sen. Và không phải ai cũng có thể làm được điều này một cách dễ dàng, nó là cả một nghệ thuật.
Độc đáo lễ hội Vesak (Lễ Phật Đản)
Ở Malaysia, Vesak Day được coi là một trong những ngày lễ quốc gia. Đó thật sự là một ngày hội lớn. Vào ngày trọng đại này, những người theo đạo tụ họp tại nhiều ngôi chùa khác nhau trước bình minh để làm lễ. Tại những nơi này, cờ Phật giáo sẽ được kéo lên và kinh được tụng vang để ca ngợi bộ ba linh thiêng: Đức Phật, Phật Pháp và Tăng Đoàn và Tăng Đoàn.
Những người sùng đạo thường mang những đồ lễ đơn giản như hoa tươi, nến và hương đến đặt ở chân người mình thờ phụng. Việc những đồ lễ tượng trưng này sẽ cháy rụi hoặc héo tàn chính là biểu hiện cho sự mong manh của cuộc sống. Những nghi thức và nghi lễ thường được thực hiện trong Lễ hội Vesak bao gồm cầu kinh; ăn chay; phóng sinh và “tắm” cho tượng Phật. Những nghĩa cử cao đẹp này được cử hành tại các đền chùa Phật giáo và còn được biết đến với tên gọi là Dana.
Lễ hội Gawai là dịp cho người Iban và người Bidayuh ở Sarawak. Lễ hội kỷ niệm cuối mùa thu hoạch nên còn được gọi là lễ hội thu hoạch . Người dân sẽ tổ chức nhiều cuộc vui múa hát và uống rượu tuak. Điệu múa đặc biệt của lễ hội Gawai là múa Ngajat Lesong.
Món ăn truyền thống trong ngày hội này thường là món bánh bao – Zhong zi. Trong ngày này, những gia đình gốc Hoa thường chuẩn bị zhong zi làm từ gạo nếp với nhiều loại nhân nhồi bên trong. Bánh được bọc trong lá tre hoặc lá sen. Mỗi gia đình dường như đều có những bí quyết riêng để tạo nên bánh bao thơm ngon. Lại được gói khéo léo cẩn thận trong các loại lá tre hay lá sen. Và không phải ai cũng có thể làm được điều này một cách dễ dàng, nó là cả một nghệ thuật.
Lễ hội này thường được tổ chức bởi người đạo Hindu, Sikh và Jain. Với ý nghĩa chính là sự chiến thắng của ánh sáng hay cái thiện trước bóng tối và cái ác. Trong dịp này, nhà cửa sẽ được trang hoàng bằng nến và đèn nhiều màu. Cùng với đó là những đợt bắn pháo hoa công phu. Trong khi các gia đình tụ tập lại ăn uống và tặng quà. Lễ hội Diwali kéo dài 5 ngày, thường trùng vào dịp Năm Mới của người Hindu.
Ngày lễ ánh sáng thực sự vốn theo truyền thống là ngày thứ 3 trong 5 ngày lễ. Lễ hội này thường rơi vào khoảng giữa tháng 10 và giữa tháng 11. Tuy nhiên mỗi năm sẽ chọn ngày dựa theo lịch âm của người Hindu. Lễ hội Diwali thường được đánh dấu bằng những chương trình pháo hoa hoành tráng. Để tưởng nhớ ngày trở về của Đức Vua Rama khi mỗi nơi tổ chức lại tự tạo ra pháo hoa riêng cho mình.
Độc đáo lễ hội Hari Raya
Được tổ chức với quy mô rất lớn trong 2 ngày đầu tiên của lễ hội. Cộng đồng Hồi giáo ở Malaysia và trên toàn thế giới chào mừng Hari Raya Aidilfitri. Hay còn gọi là Hari Raya Puasa vì nó đánh dấu sự kết thúc của một tháng ăn chay của người Hồi giáo. Và cũng như sự thành công của người Hồi giáo trong việc tuân thủ luật lệ hà khắc trong tháng Ramadan.